Danh mục bài soạn

Giải SBT Tin học 7 sách chân trời bài Câu hỏi ôn tập giữa học kì II

Hướng dẫn giải bài Câu hỏi ôn tập giữa học kì II 7 bộ sách chân trời sáng tạo. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong học tập.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: Trong phần mềm bảng tính, tham số của công thức có thể là:

A. Địa chỉ ô tính.

B. Địa chỉ khối ô tính.

C. Dữ liệu cụ thể.

D. Cả ba phương án A, B và C.

Bài tập 2: Trong một ô tính có chứa số 127.3456, khi nháy chuột chọn biểu tượng Trong một ô tính có chứa số 127.3456 thì kết quả trong ô tính là: 

A. 127.3456.

B. 127.345.

C. 127.346.

D. 127.

Bài tập 3: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khi sao chép công thức thì vị trí tương đối giữa các ô tính trong công thức và ô tính chứa công thức không thay đổi.

B. Có thể sử dụng lệnh Copy, Paste để sao chép công thức khi ô tính (hoặc khối ô tính) muốn sao chép đến liền kề hoặc không liền kề với ô tính chứa công thức.

C. Có thể sử dụng chức năng tự động điền dữ liệu khi ô tính (hoặc khối ô tính) muốn sao chép công thức đến không liền kề với ô tính chứa công thức.

D. Khi sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức, nếu dữ liệu trong các ô tính này thay đổi thì phần mềm bảng tính sẽ tự động tính toán lại.

Bài tập 4: Trong phần mềm MS Excel với một bảng tính đang được mở, kết quả khi gỗ tổ hợp Ctrl+P là:

A. Mở một trang tính mới

B. Lưu trang tính đang mở dưới dạng một tên khác.

C. Mở cửa sổ để lựa chọn các tham số in trang tính.

D. Mở cửa số cho phép tìm kiếm thông tin trên trang tính.

Bài tập 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phần mềm bảng tính cho phép lựa chọn in trang tính hiện thời, vùng dữ liệu đang được chọn hoặc toàn bộ bảng tính.

B. Phần mềm bảng tính chỉ cho phép lựa chọn in trang tính hiện thời.

C. Phần mềm bảng tính không cho phép lựa chọn và in một vùng dữ liệu trên trang tính.

D. Phần mềm bảng tính chỉ cho phép in toàn bộ trang tính.

Bài tập 6: Giả sử tại các ô tính A1, A2, A3, A4, A5 ta gõ các giá trị là các số nguyên như Hình 1. Tại ô tính A6, khi phải sử dụng địa chỉ khối ô tính, công thức nào dưới đây cho phép tính đúng tổng các giá trị trong các ô tính này?

Giả sử tại các ô tính A1, A2, A3, A4, A5 ta gõ các giá trị là các số nguyên như Hình 1

Hình 1

A. =SUM(A1,A2,A3, A4,A5).

B. =SUM(34:111).

C. =SUM(A1:A5).

D.=SUM(A1..A5).

Bài tập 7: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong MS Excel, công thức phải bắt đầu bởi dấu bằng (=).

B. Trình tự thực hiện các phép toán trong phần mềm bảng tính tuân thủ đúng theo quy tắc Toán học.

C. Có thể nhập công thức trực tiếp vào ô tính hoặc thông qua vùng nhập dữ liệu.

D. Sau khi nhập xong, công thức được hiển thị tại ô tính.

Bài tập 8: Khi nhập công thức =SUM(110,20.0,30.0)/3 vào ô tính bất kì có định dạng mặc định, kết quả nhận được sẽ là:

A.60.          B.20.0.          C.20.          D. #VALUE!.

Bài tập 9: Trong Hình 2 khi sao chép công thức ô tính C2 đến ô tính F6 thì tại ô tính F6 sẽ thu được công thức nào?

Trong Hình 2 khi sao chép công thức ô tính C2 đến ô tính F6 thì tại ô tính F6 sẽ thu được công thức nào

Hình 2

A. D6*E6/5.

B. A6*B6/5.

C. D2*E2/5.

D. A2*B2/5.

Bài tập 10: Các ô tính B2, C2, D2, E2 nhận các giá trị lần lượt là 123; 55; "Tin học"; "Toán học". Tại ô tính F2 ta gõ công thức =count(B2:E2), kết quả nhận được sẽ là:

A. 4.          B. 2.          C. #VALUE!.          D. #NAME?.

Bài tập 11: Cho bảng tính như Hình 3.

Cho bảng tính như Hình 3

Hình 3

- Địa chỉ của khối ô tính đang được chọn là:..........

- Nếu sử dụng chức năng gộp ô tính và căn giữa (Cho bảng tính như Hình 3), dữ liệu trong ô tính kết quả sẽ là:..........

Bài tập 12: Sắp xếp các thao tác dưới đây theo thứ tự đúng để sao chép công thức.

(a) Nhấn nút lệnh Copy trên dải lệnh Home hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + C.

(b) Chọn ô tính chứa công thức cần được sao chép

(c) Chọn nút lệnh Paste trên dải lệnh Home hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + V.

(d) Đưa con trỏ chuột đến vị trí ô tính cần sao chép.

Bài tập 13: Trong bảng tính MS Excel ở Hình 4, khi sao chép công thức ở ô tính A5 sang các ô tính B5, C5, D5, E5, công thức tại ô tính E5 sẽ là: 

Trong bảng tính MS Excel ở Hình 4

Hình 4

Bài tập 14: Em hãy ghép mỗi mục ở cột A với mỗi mục ở cột B cho phù hợp.

Cột A

Cột B

1) Để chèn thêm hàng (cột) mới, thực hiện chọn hàng (cột) tại vị trí cần thêm rồi chọn:

a) Home>Cells>Delate.

2) Để xóa một hàng (cột), thực hiện chọn hàng (cột) cần xóa, rồi chọn:

b) Gõ phím Delera trên bàn phím.

3) Để xóa dữ liệu trong một hàng hoặc một cột, ta chọn hàng/cột cần xóa rồi:

c) Home>Alignment>Merge & Center.

4) Để thực hiện lệnh gộp ô tính và căn giữa, ta chọn các ô tính cần gộp rồi chọn:

d) Home>Alignment> Wrap text.

5) Để thiết lập xuống dòng khi dữ liệu tràn ô tính, ta chọn:

e) Home>Cells>Insert.

Bài tập 15: Các ô tính A1, A2, A3, A4, A5 chứa các số nguyên như Hình 5. Em hãy viết hàm, công thức cần gõ vào ô tính A6 để tính trung bình cộng các giá trị trong các ô tính này:

Các ô tính A1, A2, A3, A4, A5 chứa các số nguyên như Hình 5

Hình 5

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT tin học 7 chân trời sáng tạo bài Câu hỏi ôn tập giữa học kì II, giải sách bài tập tin học 7 CTST bài Câu hỏi ôn tập giữa học kì II, giải sách bài tập môn tin 7 chân trời bài Câu hỏi ôn tập giữa học kì II
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT Tin học 7 sách chân trời bài Câu hỏi ôn tập giữa học kì II . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT tin học 7 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Trần Ngọc CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận