Danh mục bài soạn

Giải SBT Tin học 7 sách chân trời bài 13 Thuật toán tìm kiếm

Hướng dẫn giải bài Thuật toán tìm kiếm 7 bộ sách chân trời sáng tạo. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong học tập.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: Hãy ghép mỗi tình huống ở cột bên trái với một cách sắp xếp ở cột bên phải cho phù hợp. 

Tình huống

Cách sắp xếp theo thứ tự phù hợp

1) Giáo viên lập danh sách tên học sinh của một lớp.

a) Sắp xếp theo thứ tự thời gian tăng dần.

2) Lớp trường lập danh sách các bạn trong lớp đăng kí tham gia cuộc thi văn nghệ.

b) Sắp xếp theo trình tự bảng chữ cái.

3) Ban tổ chức đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lập bảng tổng sắp huy chương của các nước tham gia.

c) Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên (người già, trẻ em...) và thời gian tăng dần.

4) Nhân viên y tế sắp xếp hồ sơ người chờ đến lượt khám sức khỏe.

d) Sắp xếp theo thứ tự số huy chương vàng, bạc, đồng giảm dần.

Bài tập 2: Hãy xác định trong các thao tác dưới đây, thao tác nào là của thuật toán tìm kiếm tuần tự, thao tác nào là của thuật toán tìm kiếm nhị phân bằng cách đánh dấu (v) vào ô tương ứng. 

STT

Thao tác

Thuật toán tìm kiếm

tuần tự

nhị phân

1

So sánh giá trị của phần tử ở giữa dãy với vị trí cần tìm.

 

 

2

Nếu kết quả so sánh “bằng” là đúng thì thông báo “tìm thấy”.

 

 

3

Nếu kết quả so sánh “bằng” là sai thì tiếp tục thực hiện so sánh giá trị của phần tử liền sau của dãy với giá trị cần tìm.

 

 

4

Nếu kết quả so sánh “bằng” là sai thì tiếp tục thực hiện tìm kiếm trên dãy ở nửa trước hoặc nửa sau phần tử đang so sánh.

 

 

5

So sánh lần lượt từ giá trị của phần tử đầu tiên của dãy với giá trị cần tìm.

 

 

6

Nếu dãy con cuối cùng cần tìm kiếm là dãy rỗng (không có phần tử nào) thì thông báo “không tìm thấy”.

 

 

7

Nếu đến phần tử cuối cùng mà kết quả so sánh “bằng” là sai thì thông báo “không tìm thấy”.

 

 

Bài tập 3: Cho dãy số: 47, 35, 36, 11, 36, 46, 36, 63, 36, 18, 24. Để tìm số 36 trong dãy số này bằng thuật toán tìm kiếm tuần tự, ta cần thực hiện bao nhiêu lần lặp

A. 3 lần.          B. 5 lần.          C. 7 lần.          D. 9 lần.

Bài tập 4: Theo em, thuật toán tìm kiếm nào trong 2 thuật toán đã học là phù hợp nhất để tìm một số trong dãy số 14, 17, 21, 25, 30, 52, 66? Vì sao em không chọn thuật toán còn lại?

Hãy mô phỏng thuật toán phù hợp nhất đã chọn để tìm số 30 trong dãy số trên bằng cách điền thông tin mỗi lần lặp vào bảng dưới đây.

Lần lặp

Số của dãy được kiểm tra

Đúng số cần tìm

Đã kiểm tra hết số

1

...

...

...

2

...

...

...

...

...

...

...

Bài tập 5: Bạn em có một bộ 20 thẻ số, mỗi thẻ ghi một số khác nhau, được đặt úp trên bàn theo thứ tự giá trị các số tăng dần từ trái sang phải. Bạn đố em lật tìm được đúng một số trong 20 thẻ số đó chỉ với tối đa 5 lần lật. Em có thực hiện được không? Vi sao?

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT tin học 7 chân trời sáng tạo bài 13, giải sách bài tập tin học 7 CTST bài Thuật toán tìm kiếm, giải sách bài tập môn tin 7 chân trời bài 13
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT Tin học 7 sách chân trời bài 13 Thuật toán tìm kiếm . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT tin học 7 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Trần Ngọc CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận