Danh mục bài soạn

Giải SBT KTPL 10 kết nối tri thức bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Hướng dẫn giải chủ đề 4: SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH sách bài tập giáo dục kinh tế pháp luật bộ sách kết nối tri thức. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong học tập.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn

a) Mục đích hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là

A kinh doanh

B. thực hiện các hoạt động công ích.

C. mua bán hàng hoá

D. duy trì việc làm cho người lao động.

b) Trong nền sản xuất xã hội, doanh nghiệp là một đơn vị

A. sản xuất của cải vật chất.

B. phân phối của cải vật chất.

C. phân phối và sản xuất của cải vật chất.

D. tạo điều kiện để con người được lao động.

c) Hộ kinh doanh cần thoả mãn điều kiện nào dưới đây?

A. Là hộ có đăng kí kinh doanh tại một địa điểm nhất định.

B. Không có con dấu, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của minh trong các quan hệ dân sự.

C. Sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Em đồng tính hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Sản xuất kinh doanh góp phần làm giảm tệ nạn xã hội.

b. Kinh doanh phát triển làm hạn chế các nghề truyền thống ở địa phương.

c. Kinh doanh trực tuyến không đòi hỏi phải đầu tư nhiều nhà xưởng và trí tuệ.

d. Sản xuất kinh doanh góp phần quan trọng để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh. 

 

Câu 3: Em hãy nhận xét hành vi của các nhân vật trong những trường hợp dưới đây. 

a. Anh C bắt đầu khởi nghiệp với mô hình kinh doanh trực tuyến nhưng vẫn muốn thành lập công ty cổ phần để huy động được vốn của nhiều người.

b. Nhiều hộ trong xã đều tham gia hợp tác xã sản xuất rau hữu cơ nhưng bà Y không tham gia vì ngại phải tuân thủ theo những yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm.

c. Bắc M chỉ duy trì mô hình hộ kinh doanh để quản lí được việc kinh doanh và tiền vốn của mình.

d. Anh V không chấp nhận lời đề nghị thành lập công ty hợp danh để phát triển thương hiệu do bỏ anh đã dày công xây dựng vì muốn tự minh khởi nghiệp.

 

Câu 4:  Em hãy giải đáp các thắc mắc dưới đây:

Anh A (là chủ doanh nghiệp tư nhân AE) có số tài sản là quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất 1 xe ô tô 4 chỗ, 1 xe tải, 20.000 cổ phiếu của một công ty cổ phần

1/ Tất cả những tài sản này có phải là của doanh nghiệp AK không? Vì sao?

2/ Trong trường hợp trên, nếu anh A đăng kí thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với vốn đăng kí bằng tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất thì các tài sản của anh A có phải là của Công ty AK không? Vì sao?

 

Câu 5: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:

a. Gia đình B có nghề bán tạp hoá đã hơn chục năm nay. Gần đây, bố mẹ B đầu tư, phát triển thành chuỗi 4 của hàng hoạt động dưới dạng siêu thị mini,kinh doanh hàng trăm mặt hàng, thuê thêm 17 nhân công, doanh thu hàng chục tỉ đồng mỗi năm. Có người khuyên nên đăng kí thành lập doanh nghiệp nhưng mẹ B văn đắn đo suy tính không thực hiện. Nếu là B, em sẽ thuyết phục mẹ như thế nào?

b. Doanh nghiệp N là công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên. Sau một thời gian hoạt động, hiện tại số lượng thành viên tham gia công ty là 60 nhưng vẫn tiếp tục duy trì mô hình này. Nếu là một thành viên của công ty, em sẽ có ý kiến như thế nào?

c. M được góp vốn cho Công ty hợp danh X do bỏ là một thành viên. Thấy Công ty đang được nhiều khách hàng biết đến, M muốn nhân danh Công ty để tổ chức kinh doanh bán hàng, Nếu là thành viên Công ty em sẽ có ý kiến với M như thế nào?

d. Ông Hà Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với số vốn điều lệ là 3 tỉ đồng. Do cần vốn hoạt động, ông được người bạn góp thêm 1 tỉ đồng vốn điều lệ cùng tham gia kinh doanh nhưng vẫn muốn giữ nguyên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Nếu là người bạn của ông H, em sẽ có ý kiến với ông như thế nào?

Câu 6: Em hãy tìm hiểu mô hình công ty hợp danh và viết bài giới thiệu ưu điểm của mô hình này.  

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT KTPL 10 kết nối tri thức bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức. Phần trình bày do Lan Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận