Danh mục bài soạn

Giải SBT KTPL 10 kết nối tri thức bài 22: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

Hướng dẫn giải chủ đề 9: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM sách bài tập giáo dục kinh tế pháp luật bộ sách kết nối tri thức. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong học tập.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn

a) Chức năng của Tòa án nhân dân là

A. thi hành pháp luật, thực hiện quyền hành pháp.

B. bảo vệ công lý, bảo vệ lợi ích của bộ máy chính quyền

C. xét xử, thực hiện quyền tư pháp

D. xét xử, kiểm soát hoạt động tư pháp

b) Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm đảm bảo 

A. không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.


B. việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lí và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật.

C. mọi vi phạm pháp luật phải được phát hiện, xử lí kịp thời, nghiêm minh.

D. quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù được bảo vệ.

c) Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chịu sự giám sát của

A. Quốc hội

B. Hội đồng nhân dân

C. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

D. Tất cả các phương án trên

Câu 2: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao? 

a. Người dân có thể nộp đơn ở bất cứ Tòa án nào để giải quyết những vấn đề của mình. 


b. Khi không đồng tình với quyết định của Viện kiểm sát, người dân có thể khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp cao hơn để được giải quyết.

c. Một số phiên toà xét xử các vụ án liên quan đến trẻ em sẽ không được xét xử công khai.

d. Bản án của Toà án luôn luôn đúng và không bao giờ bị huỷ.

Câu 3: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào sau đây. Vì sao?

a. Cán bộ Viện kiểm sát A kể lại với mọi người trong gia đình diễn biến quá trình điều tra vụ án mà mình đang tham gia.

b. Là thư kí Toà án, chị B luôn tận tình hướng dẫn người dân các thủ tục cần thiết để nộp cho Toà án khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp.

c. Trường C tổ chức các phiên toà giả định về những vụ án liên quan đến bạo lực học đường để học sinh theo dõi.

d. Không đồng tình với một số quan điểm của kiểm sát viên tại phiên toà nên ông N đã gửi thư góp ý dù vụ án đó không liên quan gì đến mình.

Câu 4:  Em hãy cho biết Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân có mối quan hệ như thế nào trong hoạt động tư pháp. Giải thích và nêu ví dụ minh hoạ.

Câu 5: Em hãy xử lý các tình huống sau:

a. M và C chơi thân với nhau. Anh trai của M bị Toà án tuyên phạt án tù do buôn bán trái phép chất ma tuý. M thương anh nên thường xuyên than vãn, kể lể với C, thậm chí nhiều lúc còn bênh vực bảo anh mình bị oan. C rất không đồng tình với việc làm của M nhưng không biết nên góp ý thế nào để M thay đổi.

Nếu là C, em sẽ làm gì?

b. Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân thành phố H phối hợp với trường học của V tổ chức phiên toà giả định để tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh trong dịp cuối tuần. Tuy nhiên, hôm đó gia đình V lại có việc quan trọng nên bố mẹ yêu cầu V ở nhà. V rất muốn được tới trường tham gia hoạt động cùng các bạn nhưng không biết nên giải thích như thế nào để bố mẹ hiếu.

Nếu là V, em sẽ làm gì?

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT KTPL 10 kết nối tri thức bài 22: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức. Phần trình bày do Lan Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận