Danh mục bài soạn

Giải KTPL 10 kết nối tri thức phần 2 bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

Soạn giáo dục kinh tế pháp luật 10 sách kết nối tri thức phần hai chủ đề 9 HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Phần dưới sẽ hướng dẫn giải bài tập và trả lời các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học

Câu hỏi mở đầu:

Em hãy kể một số hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Hướng dẫn trả lời:

  • Ngay sau khi thành lập, Đoàn TNCS Đông Dương đã phát triển được nhiều đoàn viên trong cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô - Viết Nghệ Tĩnh. Từ phong trào cách mạng giai đoạn này đã xuất hiện nhiều gương thanh niên đấu tranh, hy sinh vì Tổ quốc, tiêu biểu là người đoàn viên TNCS Lý Tự Trọng với câu nói nổi tiếng trước tòa án kẻ thù: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác".
  • Tháng 7/1936, Hội nghị Trung ương Đảng đã đề ra đường lối chuyển hướng nhiệm vụ từ đấu tranh bí mật, bất hợp pháp sang đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp. Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương tiếp nối truyền thống của Đoàn TNCS Đông Dương, tích cực vận động thanh niên đấu tranh chống thực dân, đế quốc, phản động tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, trong tình hình mới, Tổ chức Đoàn phải chuyển vào hoạt động bí mật và xây dựng tổ chức chặt chẽ với tên mới là Đoàn Thanh niên Phản Đế Đông Dương.

Câu hỏi đọc hiểu:

1. Hệ thống chính trị Việt Nam gồm những cơ quan nào? Hãy chia sẻ hiểu biết cùa em về vị trí của các cơ quan đó trong hệ thống chính trị Việt Nam.

2. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng được quy định trong Hiến pháp Việt Nam như thế nào?

3. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở xã A thể hiện qua những việc làm cụ thể nào?

4. Em hiểu nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của hệ thông chính trị như thế nào?

5. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng được quy định trong Hiến pháp Việt Nam như thế nào?

6. Thông qua bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc vê nhân dân được thể hiện như thế nào?

7. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua cơ quan, tổ chức nào trong hệ thống chính trị Việt Nam? Khi thực hiện quyên lực nhà nước, các cơ quan, tổ chức đó cần phải làm gì đề thực hiện nguyện vọng của nhân dân?

8. Em hiểu nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị như thế nào?

9. Vì sao khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội phải họp thảo luận và biểu quyết để lấy ý kiến tập thể?

10. Quy định Luật, Nghị quyết của Quốc hội cần phải được quá nửa số đại biểu tán thành mới được thông qua thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ như thế nào?

11. Em hãy cho biết các văn bản luật trong hình ảnh trên quy định việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức nào trong hệ thống chính trị Việt Nam? Điều đó thể hiện nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hệ thống chính trị như thế nào?

12. Em hiểu nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam như thế nào? 

13. Em hiểu như thế nào là nhất nguyên chính trị?

14. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tính nhất nguyên chính trị được thể hiện như thế nào?

15.  Em hiểu thế nào là tính thống nhất?

16. Tính thống nhất được thể hiện như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?

17. Em hiểu như thế nào là tính nhân dân?

18. Tính nhân dân được biểu hiện như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?

Hướng dẫn trả lời:

1. 

  • Đảng cộng sản Việt Nam
  • Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
  • Mặt trận tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị xã hội khác

- Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

- Nhà nước Cộng hoả xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chinh đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của các đoàn viên, hội viên.

2. 

  • Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
  • Hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên phải trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật

3. 

  • Xã A có nhiều hộ dân là đồng bảo dân tộc thiểu số. Đảng bộ xã đã lãnh đạo toàn diện các hoạt động trong xã. Nghị quyết đảy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện xoá đói giảm nghèo của Đại hội Đảng bộ xã được các chi bộ quán triệt đến từng đảng viên.
  • Đảng bộ xã chỉ đạo các cấp chính quyển và các đoản thẻ trong xã phối hợp với các ngành chức năng

4. 

  • Đảng Cộng sản Việt Nam là một thành viên của hệ thống chính trị, đồng thời cũng là tổ chức lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội. Đảng lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối trên các lĩnh vực như cán bộ, công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng. Tất cả các cơ quan, tỏ chức trong hệ thống chính trị phải tuân thủ theo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động. Sự lãnh đạo của Đảng được biểu hiện qua nhiều phương thức như: lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết, lãnh đạo thông qua công tác tư tưởng: lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ, lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát...

5. 

  • Bảo đảm nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là bảo đảm môi trường, điều kiện pháp lý giữ vững vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Những bảo đảm này bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về địa vị pháp lý của các tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước; quy định những điều kiện pháp lý cần thiết cho tổ chức và hoạt động lãnh đạo của Đảng; bảo đảm nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước luôn được các cơ quan nhà nước và mọi cán bộ, công chức tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh.

6. 

  • quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân

7. 

  • Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là các cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân, do Nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước Nhân dân).
  • Quốc hội và HĐND các cấp khi quyết định một vấn đề nào đó phải phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
8. 
  • Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là các cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân, do Nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước Nhân dân).
  • Quốc hội và HĐND các cấp khi quyết định một vấn đề nào đó phải phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
9. 
  • Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở kết hợp thống nhất và hài hoà giữa hai yếu tố: tập trung và dân chủ
10. 
  • Các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động chủ yếu thông qua các kí họp, phiên họp, cuộc họp với sự tham gia của nhiều thành viên và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của cơ quan, tổ chức bằng hình thức thảo luận, biểu quyết lấy ý kiến tập thể.
11. "Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành" (Khoản 4 Điều 120); "Luật, Nghị quyết của Quốc hội được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành" (Khoản 3 Điều 96 Luật Tỏ chức Quốc hội năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020)
12. 
  • Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam. Đó là sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan. nhân viên nhà nước, của các tỏ chức xã hội và mọi công dân.

13. 

  • Chỉ có một đảng chính trị, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam

14. Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay chỉ có một đảng chính trị, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Tất cả hệ thống chính trị đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

15. 

  • Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất

16. 

  • Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tinh chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Tính thống nhất của hệ thống chính trị xuất phát từ nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Sự thống nhất của hệ thống chính trị được thể hiện trên nhiều phương diện như: Sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam

17. Các tổ chức được thành lập bởi các tầng lớp nhân dân

18. Hệ thống chính trị Việt Nam hình thành trực tiếp từ các tổ chức được thành lập bởi các tầng lớp nhân dân, xuất phát từ lợi ích của chính nhân dân và được duy trì các hoạt động bởi sự tham gia tích cực của nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng chính trị duy nhất có khả năng tập hợp quản chúng lao động đông đảo để thực hiện các nhiệm vụ của dân tộc. Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được nhân dân bầu ra và hoạt động đẻ phục vục cho lợi ích của nhân dân

 

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Em hãy viết một bài luận về vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng và phát triển hệ thống chính trị nước ta hiện nay. 

Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai? Vì sao?

a. Tất cả quyền lực của hệ thống chính trị Việt Nam đều tập trung vào một tổ chức duy nhất là Đảng Cộng sran Việt Nam.

b. Những người đứng đầu tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị có quyền quyết định mọi công việc thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó.

c. Nhân dân có thể thực hiện quyền lực chính trị của mình thông qua việc kiểm tra, giám sát hoạt độn của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị

d. Việc xây dựng hệ thống chính trị là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, trong đó có đoàn viên thanh niên

Em có nhận xét gì hành vi của mỗi nhân vật trong tình huống sau?

a. Ông K - chủ tịch xã A kí quyết định cho phép một công ty xây dựng khai thác đất, đá ở địa phương mà không thông qua ý kiến tập thể

b. Là cán bộ lãnh đọa xã B, ông D luôn quan tâm xem xét, giải quyết những bức thư góp ý, phản ánh của người dân trong xã.

c. GIáo viên H thường xuyên nhắc nhở học sinh không nên chia sẻ những bài viết có nội dung tiêu cực  liên quan đến chính trị khi sử dụng mạng xã hội

d. Bà X thường lợi dụng chức vụ để bao che cho các hành vi sai phạm của một số đối tượng xấu.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải KTPL 10 kết nối tri thức phần 2 bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức. Phần trình bày do Lan Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận