Danh mục bài soạn

Giải SBT chân trời môn Địa lí 8 bài :9 Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

Hướng dẫn giải chi tiết bài :9 Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam bài tập Địa lý 8 Chân trời sáng tạo. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong việc học môn Địa lý 8

Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng. 

1. Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ trung bình năm (giai đoạn từ 1958 – 2018) ở nước ta tăng 

A. 0,74°C

B. 0,89°C.

C. 0,98°C.

D. 0,97 °C.

2. Số ngày nắng nóng có xu thế tăng trung bình khoảng bao nhiêu ngày trong 1 thập kỉ

A. 3 – 5 ngày.

B. 5 – 6 ngày.

C. 6 – 7 ngày.

D. 7 – 8 ngày.

3. Ý nào sau đây không đúng về tác động của biến đổi khí hậu tới lượng mưa ở nước ta?

A. Các đợt mưa lớn xảy ra bất thường về tần suất và cường độ.

B. Lượng mưa trung bình năm có nhiều biến động.

C. Thời gian mùa mưa rút ngắn, lượng mưa giảm.

D. Lượng mưa tăng trên khắp cả nước.

4. Số cơn bão mạnh ở nước ta có xu hướng

A. tăng và diễn biến bất thường.

B. tăng đều và liên tục.

C. giảm và diễn biến bất thường. 

D. giảm đều và liên tục.

5. Ý nào sau đây đúng về tác động của biến đổi khí hậu tới sông ngòi nước ta?

A. Vào mùa lũ, lượng nước sông giảm mạnh.

B. Vào mùa cạn, lượng nước sông tăng.

C. Biến đổi khí hậu làm chế độ nước sông thay đổi thất thường. 

D. Biến đổi khí hậu làm lưu lượng nước sông giảm mạnh.

6. Lượng nước ở hầu hết các sông giảm từ .............. vào mùa cạn.

A. 3-5%.

B. 5-10%

C. 5-8%.

D. 3-10%.

7. Mực nước hồ, đầm và nước ngầm ở nước ta hạ thấp hơn so với trung bình nhiều năm do

A. số ngày hạn hán gia tăng.

B. lượng mưa ít.

C. lưu lượng nước sông giảm mạnh.

D. thay đổi dòng chảy của sông. 

8. Hiện tượng nào xảy ra phổ biến vào mùa lũ ở các dòng sông?

A. Xâm nhập mặn sâu.

B. Lượng nước sông giảm mạnh.

C. Sạt lở hai bên bờ sông.

D. Mùa lũ kéo dài.

9. Ý nào sau đây không đúng về tác động của biến đổi khí hậu tới các hiện tượng thời tiết cực đoan ở nước ta?

A. Số cơn bão mạnh có xu hướng tăng.

B. Hạn hán, lũ lụt xuất hiện nhiều và khắc nghiệt hơn.

C. Số ngày nắng nóng có xu hướng giảm. 

D. Rét đậm và rét hại diễn ra thường xuyên hơn.

Đáp án: 

  1. B

  1. A

  1. C

  1. A

  1. C

  1. D

  1. A

  1. C

  1. C

 

Câu 2. Đọc thông tin và thực hiện các yêu cầu.

Ở nước ta, phần lớn kỉ lục cao của nhiệt độ được ghi nhận trong những năm gần đây: trạm Tuyên Hóa (Quảng Bình) ghi nhận kỉ lục 43,0°C (2019), trạm Hương Khê (Hà Tĩnh) là 43,4°C (2019), trạm Lào Cai ghi nhận kỉ lục 41,8°C (2020). Số ngày nắng nóng (ngày có nhiệt độ cao nhất lên tới ≥ 35°C) có xu thế tăng trên hầu hết các vùng khí hậu, phổ biến từ 10 đến 40 ngày.

Năm 2008, miền Bắc trải qua đợt rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày, bằng tuyết xuất hiện trên đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), nhiệt độ thấp nhất từ – 2"C đến - 3°C. Mùa đông năm 2015 và 2016, rét đậm, rét hại diện rộng ở miền Bắc tuy không kéo dài nhưng tại các vùng núi cao, nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được tại trạm Sa Pa (Lào Cai) là – 4,2°C, trạm Mẫu Sơn (Lạng Sơn) – 44°C, Pha Đin (Cao Bằng) – 4,3°C.

Mưa lớn bất thường, cụ thể vào tháng 10 – 2010, từ Nghệ An đến Quảng Bình có tổng lượng mưa 10 ngày từ 700 đến 1600 mm, chiếm khoảng 50% tổng lượng mưa năm. Mưa lớn không chỉ xảy ra trong mùa mưa mà cả trong mùa khô, điển hình đợt mưa trái mùa từ ngày 24 đến 27 – 3 – 2015 ở Thừa Thiên Huế – Quảng Ngãi với lượng mưa từ 200m đến 500m. Năm 2019, trong đợt mưa lớn kéo dài 8 ngày ở Phú Quốc lượng mưa lên đến 1 158 mm.

Hoạt động của bão ảnh hưởng đến Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều bất thường về tần suất và số lượng. Các cơn bão mạnh có xu thế tăng nhẹ, thời gian hoạt động muộn hơn, đường đi lệch hơn về phía nam và đổ bộ vào khu vực phía Nam nhiều hơn. 

1. Biến đổi khí hậu tác động tới những yếu tố nào của khí hậu nước ta?

2. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng như thế nào tới nhiệt độ nước ta?

3. Cho biết những thay đổi bất thường của lượng mưa nước ta dưới tác động của biến đổi khí hậu.

4. Hoạt động của bão thay đổi bất thường như thế nào?

Đáp án: 

  1. Biến đổi khí hậu làm thay đổi các yếu tố của khí hậu nước ta:

  • Nhiệt độ

  • Lượng mưa

  • Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão,…)

  1. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nhiệt độ nước ta là: 

  • Ghi nhận những kỉ lục cao của nhiệt độ trong những năm gần đây: trạm Tuyên Hóa (Quảng Bình) ghi nhận kỉ lục 43,0°C (2019), trạm Hương Khê (Hà Tĩnh) là 43,4°C (2019), trạm Lào Cai ghi nhận kỉ lục 41,8°C (2020).

  • Số ngày nắng nóng có xu thế tăng trong hầu hết các vùng khí hậu, phổ biến từ 10 đến 40 ngày. 

  • Xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại. 

  1. Những thay đổi bất thường của lượng mưa nước ta dưới tác động của biến đổi khí hậu:

  • Các đợt mưa lớn xảy ra bất thường về tần suất và cường độ: tháng 10 – 2010, từ Nghệ An đến Quảng Bình có tổng lượng mưa 10 ngày từ 700 đến 1600 mm, chiếm khoảng 50% tổng lượng mưa năm. Mưa lớn không chỉ xảy ra trong mùa mưa mà cả trong mùa khô, điển hình đợt mưa trái mùa từ ngày 24 đến 27 – 3 – 2015 ở Thừa Thiên Huế – Quảng Ngãi với lượng mưa từ 200m đến 500m. Năm 2019, trong đợt mưa lớn kéo dài 8 ngày ở Phú Quốc lượng mưa lên đến 1 158 mm.

  1. Hoạt động của bão ảnh hưởng đến Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều bất thường về tần suất và số lượng. 

  • Các cơn bão mạnh có xu thế tăng nhẹ.

  • Thời gian hoạt động muộn hơn.

  • Đường đi lệch hơn về phía nam và đổ bộ vào khu vực phía Nam nhiều hơn. 

Câu 3. Tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu tới một trong các yếu tố thuỷ văn nước ta (sông ngòi; hồ, đám; nước ngầm); sưu tầm hai hình ảnh về tác động đó. Ghi lại thông tin theo gợi ý và dán hình ảnh vào ô trống dưới đây.

Tác động của biến đổi khí hậu tới……...………………………………

Hình ảnh minh họa

Biểu hiện:……………………………...

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

 

Đáp án: 

Tác động của biến đổi khí hậu tới sông ngòi

Hình ảnh minh họa

Biểu hiện: Biến đổi khí hậu thường tác động đến thủy chế của sông ngòi, làm chế độ nước sông thay đổi thất thường. 

- Vào mùa lũ: lượng nước tăng nhanh, gây sạt lở lớn ở hai bên bờ sông và ngập úng trên diện rộng. 

- Vào mùa cạn: lượng nước ở hầu hết các hệ thống sông ở nước ta giảm từ 3 – 10%, mực nước sông giảm mạnh, gây xâm nhập mặn sâu và thời gian kéo dài. 

Sạt lở bờ sông ở Cần Thơ, 5 hộ dân phải di dời khẩn cấp | VTV.VN

Sạt lở bờ sông ở Cần Thơ

Xâm nhập mặn ở ĐBSCL gay gắt hơn trung bình nhiều năm

Xâm nhập mặn ở ĐBSCL

Câu 4: Em hãy đánh dấu (x) vào việc nên làm và không nên làm để ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Để ứng phó với biến đổi khí hậu

Nên làm

Không nên làm

Tắt tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng.

  

Tiết kiệm điện và năng lượng.

  

Sử dụng điều hòa ở nhiệt độ thấp. 

  

Sử dụng thường xuyên túi ni lông. 

  

Đi xe đạp đến trường. 

  

Trồng mới và bảo vệ cây xanh. 

  

Sử dụng nước thoải mái. 

  

Vứt rác bừa bãi. 

  

Đáp án: 

Để ứng phó với biến đổi khí hậu

Nên làm

Không nên làm

Tắt tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng.

x

 

Tiết kiệm điện và năng lượng.

x

 

Sử dụng điều hòa ở nhiệt độ thấp. 

 

x

Sử dụng thường xuyên túi ni lông. 

 

x

Đi xe đạp đến trường. 

x

 

Trồng mới và bảo vệ cây xanh. 

x

 

Sử dụng nước thoải mái. 

 

x

Vứt rác bừa bãi. 

 

x

Câu 5: Năm 2018, ông Pét-tơ-ri Ta-a-lát (Petteri Taalas) – Tổng thư kí Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) đã tuyên bố thông điệp “Sẵn sàng thay đổi thời tiết, ứng phó thông minh với khí hậu.”

Em hãy viết một thông điệp ứng phó với biến đổi khí hậu và đề xuất những giải pháp cụ thể cho thông điệp của mình nhé!

Thông điệp ứng phó với biến đổi khí hậu: 

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

Các giải pháp cụ thể: 

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

Đáp án: 

  • Thông điệp ứng phó với biến đổi khí hậu: “Hãy cùng chung tay bảo vệ rừng và môi trường tự nhiên”.

  • Các biện pháp cụ thể:

  • Tham gia các hoạt động bảo vệ rừng, trồng cây xanh ở trường hoặc địa phương. 

  • Tham gia các hoạt động tuyên truyền, chia sẻ thông tin và kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ rừng và môi trường tự nhiên. 

  • Không vứt rác bừa bãi, học cách tái chế và tái sử dụng. 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải sách bài tập Địa lý 8 chân trời, Giải SBT địa lý 8 CT, Giải sách bài tập địa lý 8 CT bài :9 Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT chân trời môn Địa lí 8 bài :9 Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận