Danh mục bài soạn

Giải SBT chân trời môn Địa lí 8 bài 11: Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng

Hướng dẫn giải chi tiết bài 11: Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng bài tập Địa lý 8 Chân trời sáng tạo. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong việc học môn Địa lý 8

 Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng. 

1. Việt Nam có mấy nhóm đất chính?

  1. 2.

  2. 3

  3. 4

  4. 5

2. Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là

  1. đất feralit. 

  2. đất phù sa. 

  3. đất mùn núi cao. 

  4. đất mặn ven biển.

3. Nhóm đất feralit ở nước ta phân bố chủ yếu ở khu vực

  1. núi cao. 

  2. đồi núi. 

  3. đồng bằng. 

  4. ven biển. 

4. Nhóm đất phù sa ở nước ta phân bố chủ yếu ở khu vực

  1. núi cao. 

  2. đồi núi

  3. đồng bằng. 

  4. ven biển.

5. Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta thể hiện qua đặc điểm chủ yếu nào sau đây?

  1. Có lớp phủ thổ nhưỡng mỏng. 

  2. Tốc độ phong hóa diễn ra chậm.

  3. Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng.

  4. Đất được bồi tụ thành các đồng bằng màu mỡ ở hạ lưu sông.

Đáp án: 

  1. B

  1. A

  1. B

  1. C

  1. C

Câu 2: Hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp cho sẵn vào chỗ trống (…..) để hoàn chỉnh đoạn thông tin dưới đây. 

Ở các khu vực nhiệt đới gió mùa có………………….., quá trình phong hóa diễn ra với ………………….. tạo nên lớp thổ nhưỡng dày. Lượng mưa lớn theo mùa làm ………………….. các chất dễ tan, đồng thời có sự tích tụ oxit sắt và oxit nhôm làm đất có màu …………………...Vì thế các loại đất này thường gọi là…………………..Đất feralit thường bị rửa trôi, xói mòn mạnh, đặc biệt ở những nơi mất đi…………………... 

Các vật liệu theo dòng nước được bồi tụ ở các đồng bằng hạ lưu sông.

Đáp án: 

Ở các khu vực nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh tạo nên lớp thổ nhưỡng dày. Lượng mưa lớn theo mùa làm rửa trôi các chất dễ tan, đồng thời có sự tích tụ oxit sắt và oxit nhôm làm đất có màu chủ đạo là đỏ vàng. Vì thế các loại đất này thường gọi là đất feralit. Đất feralit thường bị rửa trôi, xói mòn mạnh, đặc biệt ở những nơi mất đi lớp phủ thực vật. 

Các vật liệu theo dòng nước được bồi tụ ở các đồng bằng hạ lưu sông.

Câu 3: Hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp về đặc điểm nhóm đất của nước ta. 

Cột A

 

Cột B

1. Đất feralit

a. hình thành trên đá badan, thường có màu nâu đỏ hoặc đỏ vàng.

b. có một phần diện tích bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

2. Đất phù sa 

c. phân bố rải rác ở các khu vực núi cao từ 1600 – 1700m trở lên.

d. hình thành trên đá vôi, thường có màu nâu vàng.

3. Đất mùn núi cao 

e. phân bố chủ yếu ở đồng bằng hạ lưu ven sông và ven biển.

 

g. hình thành trên các loại đá khác, thường có màu vàng đỏ, phân bố rộng khắp ở các miền đồi núi thấp.

Trả lời: 

1 – a, d, g

2 – b, e

3 - c

Câu 4: Cho bảng số liệu sau: 

Cơ cấu các nhóm đất chính của nước ta

(Đơn vị: %)

Cả nước

Đất feralit

Đất phù sa

Đất mùn núi cao

100

65

24

11

Dựa vào bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ và nhận xét về cơ cấu các nhóm đất chính ở nước ta. 

Đáp án: 

Nhận xét: 

Trong các nhóm đất chính ở nước ta, nhóm đất feralit chiếm diện tích đất tự nhiên lớn nhất (65%), tiếp theo là nhóm đất phù sa (24%), và chiếm tỉ lệ thấp nhất là nhóm đất mùn núi cao (11%). 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải sách bài tập Địa lý 8 chân trời, Giải SBT địa lý 8 CT, Giải sách bài tập địa lý 8 CT 11: Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT chân trời môn Địa lí 8 bài 11: Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận