Danh mục bài soạn

Giải SBT chân trời môn Địa lí 8 bài :3 Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế

Hướng dẫn giải chi tiết bài :3 Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế bài tập Địa lý 8 Chân trời sáng tạo. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong việc học môn Địa lý 8

 

Câu 1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

1. Theo độ cao địa hình, nước ta có bao nhiêu vòng đai tự nhiên?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

2. Địa hình đồi núi không thuận lợi cho việc hình thành và phát triển

A. vùng chuyên canh cây công nghiệp. 

B. chăn nuôi gia súc lớn.

C. vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm.

D. thuỷ diện.

3. Địa phương nào dưới đây ở nước ta không phù hợp phát triển cảng nước sâu?

A. Bến Tre.

B. Khánh Hoà

C. Hà Tĩnh.

D. Bình Định.

4. Đồng bằng là vùng thuận lợi cho

A. sản xuất lương thực.

B. sản xuất cây công nghiệp lâu năm.

C. chăn nuôi gia súc lớn.

D. khai thác và chế biến khoáng sản. 

5. Hướng nghiêng của địa hình làm cho sông ngòi ở khu vực Tây Bắc chảy theo hướng

A. tây bắc – đông nam.

B. đông – tây.

C. vòng cung.

D. bắc – nam.

Đáp án:

  1. B

  1. C

  1. B

  1. A

  1. A

Câu 2. Hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống (......) để hoàn chỉnh đoạn thông tin dưới đây. 

Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi……………………… Tính trên phạm vi cả nước, địa hình dưới ...............................…….m chiếm 85% diện tích, làm cho tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên được………………………..trên phần lớn lãnh thổ nước ta.

Ở một số dãy núi, thiên nhiên có sự……………………….giữa hai bên sườn, điển hình là dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam: ở sườn……………………. mưa nhiều, sinh vật………………………………; ngược lại, ở sườn khuất gió mưa ……………….sinh vật…………………………...hơn. 

Đáp án: 

Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp. Tính trên phạm vi cả nước, địa hình dưới 1000m chiếm 85% diện tích, làm cho tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên được bảo toàn trên phần lớn lãnh thổ nước ta.

Ở một số dãy núi, thiên nhiên có sự phân hóa giữa hai bên sườn, điển hình là dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam: ở sườn đón gió mưa nhiều, sinh vật phát triển; ngược lại, ở sườn khuất gió mưa ít, sinh vật nghèo nàn hơn. 

Câu 3. Hãy hoàn thành thông tin trong bảng dưới đây. Sưu tầm và dán hình ảnh về sinh vật tương ứng với từng vòng đai tự nhiên.

Vòng đai tự nhiên


Độ cao


Sinh vật

Nhiệt đới gió mùa

Miền Bắc:

dưới……………m



Miền Nam:

dưới……………m






Hình 3.1……………………………...

Cận nhiệt đới gió mùa trên núi


Lên đến………..m






Hình 3.2……………………………...

Ôn đới gió mùa trên núi

Trên……………m






Hình 3.3……………………………...

Đáp án:

Vòng đai tự nhiên


Độ cao


Sinh vật





Nhiệt đới gió mùa


Miền Bắc:

dưới 600 – 700 m




Miền Nam:

dưới 900 – 1000 m

 

Hình 3.1: rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh



Cận nhiệt đới gió mùa trên núi





Lên đến 2600 m

Hình 3.2: rừng lá kim



Ôn đới gió mùa trên núi




Trên 2600 m


Hình 3.3: cây thiết sam

Câu 4: Xác định thông tin đúng hoặc sai bằng cách đánh dấu (x) vào ô tương ứng. 

STT

Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên của nước ta 

Đúng

Sai

1

Hướng nghiên của địa hình ảnh hưởng đến hướng chảy của sông ngòi.

  

2

Độ dốc ảnh hưởng đến hướng chảy của sông ngòi. 

  

3

Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành các vành đai đất theo độ cao. 

  

4

Khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit và đất phù sa. 

  

5

Càng lên cao, độ dày tầng đất càng tăng. 

  

6

Ở vùng núi, sông thường chảy nhanh.

  

Đáp án: 

STT

Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên của nước ta 

Đúng

Sai

1

Hướng nghiên của địa hình ảnh hưởng đến hướng chảy của sông ngòi.

x

 

2

Độ dốc ảnh hưởng đến hướng chảy của sông ngòi. 

 

x

3

Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành các vành đai đất theo độ cao. 

x

 

4

Khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit và đất phù sa. 

 

x

5

Càng lên cao, độ dày tầng đất càng tăng. 

 

x

6

Ở vùng núi, sông thường chảy nhanh.

x

 

Câu 5: Hãy đánh dấu (x) vào ô tương ứng với thế mạnh phát triển kinh tế của mỗi dạng địa hình ở nước ta. 

Thế mạnh

Địa hình đồi núi

Địa hình đồng bằng

Địa hình bờ biển

Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

   

Xây dựng cảng biển. 

   

Sản xuất lương thực, thực phẩm. 

   

Phát triển thủy điện. 

   

Nuôi trồng hải sản. 

   

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng. 

   

Chăn nuôi gia súc lớn. 

   

Đáp án: 

Thế mạnh

Địa hình đồi núi

Địa hình đồng bằng

Địa hình bờ biển

Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

x

  

Xây dựng cảng biển. 

  

x

Sản xuất lương thực, thực phẩm. 

 

x

 

Phát triển thủy điện. 

x

  

Nuôi trồng hải sản. 

  

x

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng. 

  

x

Chăn nuôi gia súc lớn. 

x

  

Câu 6: Hãy sưu tầm thông tin và viết đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ) mô tả về một cảng nước sâu ở nước ta.

……………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....………………………………………………………………………………………. 

Đáp án: 

 

Cảng Cái Lân, thuộc cụm cảng Hòn Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, là một trong những cảng nước sâu quan trọng của nước ta. Với vị trí chiến lược bên cửa biển Vịnh Bắc Bộ, cảng này đã và đang trở thành trung tâm giao thương quốc tế và điểm nhập khẩu lớn cho hàng hóa và than đá của Việt Nam. Cảng Cái Lân không chỉ nổi tiếng với cơ sở hạ tầng hiện đại, mà còn với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và môi trường biển tuyệt vời, thu hút nhiều du khách và nhà đầu tư.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải sách bài tập Địa lý 8 chân trời, Giải SBT địa lý 8 CT, Giải sách bài tập địa lý 8 CT bài 3 Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT chân trời môn Địa lí 8 bài :3 Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận