Danh mục bài soạn

Giải SBT chân trời môn Địa lí 8 bài 1: Đặc điểm vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

Hướng dẫn giải chi tiết bài 1: Đặc điểm vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ bài tập Địa lý 8 Chân trời sáng tạo. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong việc học môn Địa lý 8

 Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng. 

1. Lãnh thổ nước ta bao gồm

  1. vùng đất, đảo và vùng biển.

  2. vùng đất, vùng biển và vùng trời.

  3. vùng biển, quần đảo và đảo.

  4. quần đảo và đảo, đất liền, vùng trời.

2. Việt Nam có biên giới chung trên đất liền với bao nhiêu quốc gia?

  1. 5

  2. 9

  3. 3

  4. 6

3. Ý nào sau đây là đúng về vị trí địa lý Việt Nam?

  1. Nằm ở phía tây của Biển Đông.

  2. Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương. 

  3. Cầu nối giữa châu Á và châu Âu.

  4. Nằm trên vành đai sinh khoáng Đại Tây Dương. 

4. Phần đất liền nước ta

  1. hoàn toàn thuộc bán cầu Tây.

  2. thuộc bán cầu Tây và bán cầu Đông. 

  3. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. 

  4. nằm giữa Xích đạo và chí tuyến Nam. 

5. Vị trí địa lý nước ta quy định

  1. khí hậu có lượng mưa rất lớn trong năm.

  2. khí hậu có mùa đông lạnh và khô.

  3. gió mùa hoạt động cuối năm. 

  4. một năm có hai mùa gió hoạt động.

Đáp án: 

  1. B

  2. C

  3. B

  4. C

  5. D

Câu 2: Hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp cho sẵn vào chỗ trống (…..) để hoàn chỉnh đoạn thông tin dưới đây. 

độ ẩm bắc Đông Bắc Á Bắc – Nam Thái Bình Dương

Đông Nam Á nam Đông – Tây Biển Đông

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực……Việt Nam có đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với Trung Quốc ở phía……, với Lào và Cam-pu-chia ở phía tây và phía tây nam; phía đông giáp…... thông ra…… Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 8°34′ Bắc đến 23°23′ Bắc, dài 1 650 km theo hướng,……, phần rộng nhất trên đất liền khoảng 500 km; nơi hẹp nhất gần 50 km. 

Đáp án: 

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, với Lào và Cam-pu-chia ở phía tây và phía tây nam; phía đông giáp Biển Đông thông ra Thái Bình Dương. Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 8°34′ Bắc đến 23°23′ Bắc, dài 1 650 km theo hướng Bắc - Nam phần rộng nhất trên đất liền khoảng 500 km; nơi hẹp nhất gần 50 km. 

Câu 3. Xác định thông tin đúng hoặc sai bằng cách đánh dấu (x) vào ô tương ứng. 

STT

Thông tin

Đúng

Sai

1

Đặc điểm khí hậu Việt Nam chịu ảnh hưởng của vị trí địa lý.

  

2

Việt Nam thuộc vùng nội chí tuyến bán cầu Nam.

  

3

Biển Đông ảnh hưởng đến khí hậu nước ta.

  

4

Giới sinh vật nước ta phong phú, đa dạng.

  

5

Nhiệt độ và độ ẩm ở Việt Nam hoàn toàn do vị trí địa lý quy định. 

  

6

Nước ta nằm ở vành đai sinh khoáng lớn trên thế giới. 

  

7

Do lãnh thổ trên đất liền nhà hẹp nên thiên nhiên nước ta ít có sự phân hoá.

  

8

Do lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên nước ta phân hoá theo chiều Bắc – Nam.

  

9

Do vị trí giáp biển nên thiên nhiên nước ta và các nước Bắc Phi tương đồng với nhau. 

  

Đáp án: 

STT

Thông tin

Đúng

Sai

1

Đặc điểm khí hậu Việt Nam chịu ảnh hưởng của vị trí địa lý.

x

 

2

Việt Nam thuộc vùng nội chí tuyến bán cầu Nam.

 

x

3

Biển Đông ảnh hưởng đến khí hậu nước ta.

x

 

4

Giới sinh vật nước ta phong phú, đa dạng.

x

 

5

Nhiệt độ và độ ẩm ở Việt Nam hoàn toàn do vị trí địa lý quy định. 

 

x

6

Nước ta nằm ở vành đai sinh khoáng lớn trên thế giới. 

x

 

7

Do lãnh thổ trên đất liền nhỏ hẹp nên thiên nhiên nước ta ít có sự phân hoá.

 

x

8

Do lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên nước ta phân hoá theo chiều Bắc – Nam.

x

 

9

Do vị trí giáp biển nên thiên nhiên nước ta và các nước Bắc Phi tương đồng với nhau. 

 

x

Câu 4: Hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp về đặc điểm lãnh thổ nước ta. 

Đáp án: 

  1. a

  1. b

  1. b

  1. a

  1. a

  1. b

  1. b

Câu 5: Hãy khoanh các từ hoặc cụm từ (theo hàng ngang và hàng dọc) thể hiện tên một số địa danh có điểm cực trong hệ tọa độ địa lý phần đất liền của Việt Nam.

B

S

N

N

A

T

A

A

V

I

H

I

M

U

I

N

L

Ũ

N

G

C

Ú

A

H

H

Đ

T

M

Ũ

I

C

N

A

T

H

A

H

M

U

I

V

Ô

X

Ô

M

Ê

C

T

O

T

Â

U

H

A

I

T

H

A

U

V

N

T

H

N

H

Đáp án:

B

S

N

N

A

T

A

A

V

Í

H

I

M

U

I

N

L

Ũ

N

G

C

Ú

A

H

H

Đ

T

Ũ

I

C

N

A

T

H

A

H

M

U

I

V

Ô

X

Ô

M

Ê

C

T

O

T

Â

U

H

A

I

T

H

A

U

V

N

T

H

N

H

  • Điểm cực Bắc: Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. 

  • Điểm cực Nam: Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. 

  • Điểm cực Đông: Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. 

  • Điểm cực Tây: Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Câu 6: Hoàn thành sơ đồ dưới đây. 

Đáp án:

Câu 7: Đọc hai câu thơ sau và thực hiện yêu cầu.

"... Từ Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước

Đỏ bình minh mặt sóng khơi xa...”

(Tố Hữu, Vui thế hôm nay..., Thơ Tố Hữu, NXB Văn học 2011,trang 183)

Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

1. Trà Cổ thuộc tỉnh nào?

A. Quảng Ninh. B. Quảng Bình.

C. Quảng Nam. D. Quảng Ngãi.

2. Trà Cổ và Cà Mau là

A. điểm đầu và điểm cuối của đường bờ biển nước ta. 

B. điểm đầu và điểm cuối của phần đất liền nước ta. 

C. địa danh nằm trên đường bờ biển nước ta.

D. địa danh nằm trên đường biên giới nước ta.

Đáp án:

1. A 2. C

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải sách bài tập Địa lý 8 chân trời, Giải SBT địa lý 8 CT, Giải sách bài tập địa lý 8 CT bài 1 Đặc điểm vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT chân trời môn Địa lí 8 bài 1: Đặc điểm vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận