Giải SBT Cánh diều Giáo dục công dân 7 bài 1 Tự hào về truyền thống quê hương

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương, trang 5. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ có bài học tốt hơn.

Bài tập 1: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết:

  • Tên của những truyền thống thể hiện trong hình ảnh?
  • Những truyền thống này được biểu hiện ở quê hương em như thế nào?
  • Em tự hào nhất về truyền thống nào của quê hương em? Vì sao?

Giải SBT Cánh diều  Giáo dục công dân 7 bài 1 Tự hào về truyền thống quê hương

Giải SBT Cánh diều  Giáo dục công dân 7 bài 1 Tự hào về truyền thống quê hương

Hướng dẫn trả lời:

 - Tên của những truyền thống thể hiện dưới đây:

  • Ảnh 1: Truyền thống uống nước nhớ nguồn
  • Ảnh 2: Làn điệu dân ca truyền thống.
  • Ảnh 3: Truyền thống hiếu học
  • Ảnh 4:Truyền thống cần cù lao động
  • Ảnh 5:  Truyền thống tôn sư trọng đạo
  • Ảnh 6: Truyền thống tương thân tương ái
  • Ảnh 7:Truyền thống yêu nước chống ngoại xâm
  • Ảnh 8:  Lễ hội truyền thống

- Ở quê hương em, những truyền thống trên đều được biểu hiện thông qua những hành động/ việc làm cụ thể. Ví dụ:

  •  Người dân tích cực lao động sản xuất
  • Các bạn học sinh tri ân các thầy/ cô giáo mỗi dịp 20/11
  • Tổ chứ lễ hội mỗi năm

-  Em tự hào nhất về làn điệu dân ca quan họ của quê hương em, vì Dân ca quan họ là di sản văn hóa có giá trị về nhiều mặt, là một loại hình nghệ thuật kết nối cộng đồng và lưu truyền tri thức dân gian.

Bài tập 2: Những truyền thống dưới đây được biểu hiện như thế nào ở quê hương em?

Tên truyền thống

Biểu hiện

1.     Yêu nước

 

2.     Yêu thương con người

 

3.     Đoàn kết

 

4.     Lao động cần cù, sáng tạo

 

5.     Tôn sự trọng đạo

 

6.     Uống nước nhớ nguồn

 

7.     Hiếu thảo

 

8.     Hiếu học

 

9.     Các truyền thống về văn hoá, nghệ thuật

 

10.  Nghề truyền thống

 

Hướng dẫn trả lời: 

Tên truyền thống

Biểu hiện

1. Yêu nước

- Người dân đoàn kết, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm.

2. Yêu thương con người

- Chính quyền địa phương vận động người dân quyên góp, giúp đỡ những vùng chịu ảnh hưởng của bão, lũ.

3. Đoàn kết

- Người dân chung tay, góp sức, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

4. Lao động cần cù, sáng tạo

- Người dân tích cực tham gia lao động, sản xuất.

5. Tôn sư trọng đạo

- Các bạn học sinh thực hiện nhiều hoạt động tri ân thầy cô giáo.

6. Uống nước nhớ nguồn

- Biết ơn, trân trọng những thành tựu của thế hệ đi trước để lại.

7. Hiếu thảo

- Về quê thăm ông bà mõi dịp Lễ, Tết

8. Hiếu học

- Các bạn học sinh có tinh thần ham học hỏi

9. Các truyền thống về văn hóa, nghệ thuật

- Người dân trân trọng các làn điệu dân ca, điệu múa truyền thống

10. Nghề truyền thống

- Các nghệ nhân tại địa phương đã mở các lớp học đề truyền dạy kĩ năng cho thế hệ trẻ.

 

 Bài tập 3. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? (Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn):

A. Quê hương em có nhiều truyền thống tốt đẹp, rất đáng tự hào.

B. Truyền thống quê hương em cũng giống như truyền thống của những miền quê khác.

C. Nếu không giữ gìn truyền thống thì quê hương em sẽ không phát triển.

D. Giữ gìn truyền thống quê hương là góp phần giữ gìn bản sắc của dân tộc.

E. Tìm hiểu truyền thống của các dân tộc khác cũng là giữ gìn truyền thống quê hương.

G. Đi thăm đền chùa, di tích không phải cách thể hiện tự hào về truyền thống quê hương.

Hướng dẫn trả lời: 

Em đồng ý với các ý kiến: A, D, E.

Bài tập 4. Hãy nêu tên 5 truyền thống về văn hoá, nghệ thuật của quê hương em và cách giữ gìn, phát huy những truyền thống đó.

Tên truyền thống

Cách giữ gìn, phát huy

1.

 

2.

 

3.

 

4.

 

Hướng dẫn trả lời: 

Tên truyền thống

Cách giữ gìn, phát huy

1. Tôn sư trọng đạo

- Luôn lễ phép, biết ơn với các thầy cô giáo.

2. Hiếu học

- Chăm chỉ học tập.

3. Tương thân tương ái

- Giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông với những người có hòan cảnh khó khăn.

4. Các loại hình nghệ thuật dân gian

- Gìn giữ, truyền lại các các loại hình nghệ thuật/ nghề truyền thống cho thế hệ sau.

5. Uống nước nhớ nguồn

- Biết ơn, trân trọng những thành tựu của thế hệ đi trước để lại.

- Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa những người có công với cộng đồng, làng xã.

Bài tập 5.  Quê hương của N nổi tiếng về các lễ hội truyền thống, với nhiều hoạt động văn hoá và loại hình nghệ thuật. Những suy nghĩ, việc làm nào dưới đây của N thể hiện góp phần giữ gìn những giá trị truyền thống của quê hương? (Khoanh tròn chữ cái trước những câu em lựa chọn)

A. Ước mơ sau này sẽ trở thành hướng dẫn viên du lịch.

B. Tìm gặp nghệ nhân để phỏng vấn và viết bài giới thiệu về các hoạt động văn hoá.

C. Giới thiệu với mọi người về sự ra đời và giá trị của các lễ hội truyền thống.

D. Làm mọi cách để sau này trở thành người nổi tiếng của một loại hình nghệ thuật.

E. Mong muốn được giúp đỡ mọi người khi đến tham gia hoặc tham quan lễ hội.

Hướng dẫn trả lời: 

Những suy nghĩ,việc làm  của N thể hiện góp phần giữ gìn những giá trị truyền thống của quê hương là: A, B, C, E.

Bài tập 6: Hành vị, biểu hiện nào trong những hình ảnh dưới đây là góp phân giữ gìn truyền thống quê hương? Em hãy viết lời giải thích vì sao theo từng ảnh.

Giải SBT Cánh diều  Giáo dục công dân 7 bài 1 Tự hào về truyền thống quê hương

Hướng dẫn trả lời: 

- Ảnh 1 - Các bạn học sinh đang dọn dẹp tại khu danh lam thắng cảnh/ di tích lịch sử, văn hóa tại địa phương. Đây là hành động góp phần giữ gìn truyền thống quê hương.

- Ảnh 2 - các bạn học sinh đang sửa soạn SGK để tặng lại cho các bạn học sinh có hòan cảnh khó khăn. Đây là hành động góp phần giữ gìn truyền thống quê hương, vì: hành động này là biểu hiện của truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái.

- Ảnh 3 - các bạn học sinh đang học tập nghệ thuật truyền thống. Đây là hành động góp phần giữ gìn truyền thống quê hương, vì: thể hiện sự trân trọng.

- Ảnh 4 - bạn học sinh cõng bạn tới trường.Đây là hành động góp phần giữ gìn truyền thống quê hương, vì: hành động này là biểu hiện của truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái.

Bài tập 7: Đọc câu chuyện

Tấm gương học tập thời xưa

Sử sách nước ta đã lưu danh một người học trò nghèo với tinh thần hiếu học đã đỗ đầu 3 kì thi. Đó chính là cụ Nguyễn Khuyến (1835 - 1909).

Sinh thời Nguyễn Khuyến là một người cực kì hiếu học. Từ khi còn là một cậu bé, Nguyễn Khuyến đã nghe các bài thơ cha dạy cho các anh khoá trên và thuộc làu làu từng bài một. Thấy con có trí nhớ tốt lại hiếu học, cha của Nguyễn Khuyến đã tạo điều kiện cho con học sớm hơn các bạn. Ông đã mua tập giấy và bút để cho cậu bé học hành, không phải viết lên gạch non hay nền nhà nữa. Từ đó Nguyễn Khuyến rất vui mừng và hằng ngày đều chăm chỉ học tập. Cậu học đến quên ăn, quên ngủ, một ngày có thể học thuộc cả mấy chục trang. Nhưng gia cảnh khốn khó khiến việc học của cậu gặp khó khăn khi chỉ học được vào ban ngày, còn buổi đêm lại thiếu ánh sáng. Bằng lòng hiếu học, cậu bé Nguyễn Khuyển đã nghĩ ra cách đọc sách dưới ánh trăng tỏ. Thế nhưng trăng thì có đêm tỏ, đêm mờ. Trong một buổi học dưới ánh trăng giữa trời thu, thấy lá vàng rơi lả tả, cậu đã nảy ra ý định đốt lá dùng ánh lửa để đọc sách. Từ lòng hiếu học và ham học hỏi, Nguyễn Khuyến đã vượt khó và thành công nhờ học tập.

a) Tấm gương học tập của Nguyễn Khuyến là biểu hiện của truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy chỉ ra những biểu hiện cụ thể của truyền thống đó trong câu chuyện.

b) Em rút ra bài học gì cho bản thân từ tấm gương học tập của Nguyễn Khuyến? 

Hướng dẫn trả lời: 

a) Tấm gương học tập của Nguyễn Khuyến là biểu hiện của truyền thống hiếu học.

- Biểu hiện cụ thể:

  •  Nguyễn Khuyến hằng ngày đều chăm chỉ học tập
  • Nguyễn Khuyến đọc sách dưới ánh trăng.
  • Vào những đêm trăng mờ, Nguyễn Khuyến đốt lá dùng ánh lửa để đọc sách.

b) Bài học cho bản thân từ tấm gương học tập của Nguyễn Khuyến là:

- Luôn nỗ lực, chăm chỉ học tập.

- Kiên trì, cố gắng vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục tiêu học tập.

Bài tập 8: Lan rất hãnh diện về chuỗi cửa hàng bán đồ lưu niệm cho khách du lịch ở quê hương của mình. Những sản phẩm bày bán tại các cửa hàng đều do những nghệ nhân và người dân nơi đây chế tác, khách du lịch đến mua hàng ai cũng hài lòng về sự phong phú, tỉnh xảo của hàng hoá, sự tiếp đón niềm nở, tận tình, chiều khách của người bán hàng, đặc biệt là được nghe những câu chuyện thú vị gắn với sự ra đời và giá trị văn hóa của những món đồ lưu niệm xinh xắn mà họ mua được.

a) Truyền thống nào của quê hương Lan được nói đến trong thông tin? Truyền thống này mang lại điều gì cho quê hương Lan?

b) Nếu là Lan, em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống đó?

Hướng dẫn trả lời: 

a)

  • Truyền thống nghề sản xuất, chế tác đồ lưu niệm) và sự hiếu khách của quê hương Lan được nói đến trong thông tin. 
  • Truyền thống này giúp cho người dân trong địa phương có thêm thu nhập và làm cho hình ảnh đẹp của quê hương Lan luôn được lưu giữ trong tâm trí của khách du lịch.

b) Nếu là Lan, để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống đó, em sẽ học hỏi, rèn luyện kĩ năng nghề từ những nghệ nhân ở trong làng và góp phần  quảng bá hình ảnh của địa phương tới bạn bè trong và ngoài nước.

Bài tập 9: Trong lớp 7A3, Phương không phải là học sinh có học lực xuất sắc nhưng nếu nói về tài dẫn dắt, tổ chức đội nhóm thì nhiều bạn phải nể phục. Gần đây, trường của Phương tổ chức cuộc thi giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của quê hương, Phương đã xung phong nhận nhiệm vụ thành lập đội để tham gia cuộc thi, Phương nghĩ đây là cơ hội để mình và các bạn được tìm hiểu và quảng bá cho những giá trị tốt đẹp của quê hương mình. Sự nhiệt tình của Phương đã gặp phải khó khăn khi nhiều bạn từ chối tham gia với lí do bận học, Người bạn thân của Phương là Mai cũng không ủng hộ, thậm chí còn khuyên bạn không nên mất thời gian vào những việc chả có ý nghĩa gì. Nhưng khó khăn lớn nhất với Phương chính là sự phản đối của bố mẹ.

a) Em hãy nhận xét suy nghĩ, hành động của Phương và các bạn trong lớp 7A3.

b) Theo em, Phương nên làm thế nào để thực hiện được nhiệm vụ của mình?

Hướng dẫn trả lời:  

a) Suy nghĩ và hành động của Phương là đúng, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. Còn suy nghĩ của các bạn trong lớp 7A3 chưa đúng vì các bạn chưa biết cách giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

b) Theo em, Phương nên  giải thích cho bố mẹ và các bạn về ý nghĩa và tác dụng từ những việc làm của mình; khi mọi người đã hiểu về những việc làm giúp giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương của Phương, mọi người sẽ ủng hộ và tích cực giúp đỡ Phương hòan thành nhiệm vụ. 

Bài tập 10: Có ý kiến cho rằng, truyền thống quê hương là những giá trị của mỗi vùng miền địa phương, làm nên bản sắc riêng của mỗi vùng miền. Vì vậy, giữ gìn truyền thống, bản sắc quê hương thì chỉ cần giữ gìn những gì mình có, không nên học hỏi, đưa các giá trị, truyền thống của nơi khác đến quê mình.

Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời: 

Em không đồng ý với ý kiến trên, vì: mỗi địa phương, vùng miền trong cả nước đều có những truyền thống, bản sắc văn hóa riêng. Việc chúng ta tiếp thu, học hỏi những truyền thống tốt đẹp của địa phương khác sẽ góp phần giúp mỗi người dân thay đổi nhận thức về sự đa dạng, phong phú của văn hóa Việt Nam; hiểu và tôn trọng sự khác biệt về văn hóa giữa các vùng miền.

Bài tập 11: Thảo luận về trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, bạn Lân cho rằng học sinh trung học cơ sở chỉ cần chăm ngoan và học thật tốt còn việc giữ gìn truyền thống là của người lớn.

Em hãy viết ra các cách để thay đổi suy nghĩ của bạn Lân

Hướng dẫn trả lời: 

- Giải thích cho Lân hiểu rằng: việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm của mỗi người dân. Là học sinh THCS, chúng ta có thể giữ gìn truyền thống của quê hương bằng nhiều hành động thiết thực, phù hợp, như:

  • Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết, giúp đỡ nhau.
  • Chủ động và tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của cộng đồng.
  • Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Bài tập 12: Em hãy tìm hiểu và kể lại một truyền thống tốt đẹp của quê hương mình theo gợi ý:

- Tên truyền thống, những biểu hiện cụ thể của truyền thống.

- Những giá trị mà truyền thống đã mang lại cho quê hương em.

- Tình hình giữ gìn, phát huy truyền thống đó. (Sự tham gia của em như thế nào?)

Hướng dẫn trả lời: 

- Tên truyền thống: Lễ hội Lồng Tông ( Chiêm Hóa, Tuyên Quang) 

- Những biểu hiện cụ thể của truyền thống:

+ Lễ hội Lồng Tông ra vào mùng 1 tháng giêng 

+ Lễ hội Lồng Tông  là nơi hội tụ sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như hoạt động xuống đồng, ném còn, dâng lễ,...

+ Hàng năm, lễ hội Lồng Tông, đón hàng ngàn lượt khách đến tham quan, cầu may mắn, tài lộc và sức khỏe.

- Những giá trị mà truyền thống mang lại cho quê hương:

+ Đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách huyện Chiêm Hóa.

+ Quảng bá hình ảnh đẹp của quê hương Chiêm Hóa tới du khách trong và ngoài nước.

- Tình hình giữ gìn, phát huy truyền thống:

+ Chính quyền địa phương thực hiện nhiều chính sách nhằm thu hút khách du lịch.

+ Người dân địa phương niềm nở, hiếu khách

+ Các đội thanh niên tình nguyện thường xuyên nhắc nhở du khách không vứt rác bừa bãi ở Lễ hội. 

Bài tập 13.Em hãy tự đánh giá việc giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương bằng cách viết ra những việc bản thân đã làm và kết quả đạt được, hướng khắc phục những việc làm có kết quả chưa tốt.

Những việc đã làm

Kết quả

Hướng khắc phục những việc làm chưa có kết quả tốt

Tốt

Chưa tốt

 
   

 

 

    
    

Hướng dẫn trả lời

Những việc đã làm

Kết quả

Hướng khắc phục những việc làm chưa có kết quả tốt

Tốt

Chưa tốt

Lễ phép, biết ơn với thầy cô giáo.

x

 

 

Giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông với những người có hòan cảnh khó khăn.

x

 

 

Giữ gìn cảnh quan của di tích lịch sử luôn sạch đẹp.

x

 

 

Học và truyền bá các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống

 

x

- Quảng bá các loại hình nghệ thuật dân gian đó qua các mạng xã hội như: facebook, TikTok

 

 

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT Cánh diều Giáo dục công dân 7 bài 1 Tự hào về truyền thống quê hương, Giải SBT Giáo dục công dân 7 Cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT Cánh diều Giáo dục công dân 7 bài 1 Tự hào về truyền thống quê hương . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT công dân 7 cánh diều. Phần trình bày do Thư CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận