Giải SBT Cánh diều Giáo dục công dân 7 bài 4 Học tập tự giác và tích cực

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 4 Học tập tự giác và tích cực trang 22 SBT GDCD 7. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ có bài học tốt hơn.

Bài tập 1: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết hình ảnh biểu hiện học tập tự giác, tích cực. Em hãy phân tích ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực được thể hiện ở mỗi hình ảnh đó.

Giải SBT Cánh diều Giáo dục công dân 7 bài 4 Học tập tự giác và tích cực

Hướng dẫn trả lời

 Hình ảnh biểu hiện học tập tự giác, tích cực: 1, 2, 4, 5, 6

Y nghĩa của học tập tự giác, tích cực: Giúp ta học tập một cách hiệu ủa, nhớ bài, hiều bài, rèn luyện tính chăm chỉ, tự giác, tiết kiệm thời gian công sức học tập.

Bài tập 2: Hãy liệt kê các việc làm cụ thể biểu hiện học tập tự giác, tích cực theo bảng dưới đây:

Các nhiệm vụ học tập

Việc làn cụ thể biểu hiện học tập tự giác, tích cực

1.     

Trong giờ học trên lớp

 

2.     

Khi tự học ở nhà

 

3.     

Chuẩn bị học ở nhà

 

4.     

Các bài tập của cá nhân

 

5.     

Các bài tập của nhóm 

 

Hướng dẫn trả lời

Tham khảo bảng:

Các nhiệm vụ học tập

Việc làn cụ thể biểu hiện học tập tự giác, tích cực

1.     

Trong giờ học trên lớp

 Hắng hái phát biểu xây dựng bài, chăm chú nghe giảng

2.     

Khi tự học ở nhà

 Tự gics làm bài tập về nhà, luyện tập thêm

3.     

Chuẩn bị học ở nhà

 Soạn bài và đọc trước bài trước khi đến lớp

4.     

Các bài tập của cá nhân

 Hoàn thành đúng thời hạn, tự tìm tòi học hỏi theo cách của mình

5.     

Các bài tập của nhóm 

 Tích cực đóng góp ý kiến, có tinh thần trách nhiệm

Bài tập 3: Em hãy liệt kê 5 biểu hiện của học tập tự giác, tích cực và 5 biểu hiện chưa tự giác, tích cực học tập.

Học tập tự giác, tích cực 

Chưa tự giác, tích cực hạc tập

1.

1.

2.

2.

3.

3.

4.

4.

5.

5.

Hướng dẫn trả lời

Học tập tự giác, tích cực 

Chưa tự giác, tích cực học tập

1. Đi học đầy đủ, đúng giờ

1. Thường xuyên nghỉ học, đi  muộn

2. Làm bài tập đầy đủ

2. Không tự giác làm bài tập, phải để bố mẹ nhắc nhở

3. Tự giác ôn luyện thêm kiến thức

3. Ham chơi, lười học

4. Phát biểu xây dựng bài

4. Nói chuyện trong giờ học

5. Sẵn sàng giảng lại bài cho bạn hiểu

5. Làm việc riêng trong giờ

Bài tập 4:  Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Chỉ các bạn học giỏi mới cần tự giác, tích cực trong học tập.

B. Khi thầy cô giao bài tập, chỉ cần làm đủ, không cần phải đúng.

C. Học sinh tự giác, tích cực sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.

D. Xác định mục tiêu học tập rõ ràng là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

E. Phải đặt ra mục tiêu học tập thật cao để có động lực phấn đấu.

G. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta đạt được kết quả và mục tiêu đã đề ra.

Hướng dẫn trả lời

A. Không đồng tình. Vì Tất cả các bạn đều phải tự giác tích cực học tập, nếu không sẽ không hiểu à, học tập sa sút.

B.  Không đồng tình. Vì không cố gắng làm bài, làm sai bài tập mà không chịu sửa chữa thì ẽ không thể tiến bộ được.

C.  Đồng tình. Vì tự giác tích cực sẽ đem lại hiệu quả tốt và thể hiện duocj năng lực của mình, từ đó dược mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến

D. Đồng tình. Vì xác định mục tiêu sẽ đem lại động lực và thể hiện tính tích cực tự giác.

E. Không đồng tình. Vì nếu đặt mục tiêu quá cao sẽ gây cảm giác chán nản khi không hoàn thành được, chỉ cẩn đặt mục tiêu khoa học, cụ thể và ouf hợp. 

G. Đồng tình. Vì tự giác, tích cực trong học tập sẽ giúp ta có động lực để rèn luyện chăm chỉ, có ý thức trách nhiệm và từ đó đạt được kết quả và mục tiêu đã đề ra.

Bài tập 5:  Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

CON GÁI NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÀNH HỌC BỔNG CỦA ĐẠI HỌC HARVARD, MỸ

Trần Thị Diệu Liên sinh ra trong gia đình nghèo khó, mẹ làm lao công, song Liên luôn nỗ lực học tập hết mình. Nhà nghèo, chuyện ăn, học, quần áo của Liên lúc nào cũng thua thiệt chúng bạn ở lớp, ở trường nhưng không lúc nào Liên ca thán hay tự ti mà luôn năng nổ, chăm học. Kết quả sau 12 năm miệt mài đèn sách, Liên đã đoạt học bổng trị giá hơn 300 000 USD (gần 7 tỉ đồng) của Đại học Harvard, Mỹ.

Ánh mắt đượm buồn xen lẫn niềm tự hào, bố Liên kể, từ hồi học mẫu giáo đến tận lớp 12, năm nào con gái đầu lòng cũng đạt danh hiệu Học sinh Giỏi. Liên kể, hồi học trung học phổ thông, em xin phép bố mẹ đi dạy tiếng Anh ở các Mái ấm tình thương cho trẻ khuyết tật sau giờ học trên lớp. Việc làm từ thiện này xuất phát từ lời căn dặn của bố mẹ là phải biết chia sẻ, thương yêu những người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình. Mỗi năm học, cô bé mang nhiều tấm giấy khen và dán khắp nhà. Đến khi bức tường bé xíu của căn nhà không đủ chỗ dán nữa, bố của Liên xếp những tấm giấy khen thành xấp đóng lên giá sách. Chỉ tay về bức tường treo đầy giấy khen, huy chương của con gái, mẹ Liên nói: “Mỗi lần mệt mỏi vì công việc hay tủi thân vì hoàn cảnh nghèo khó, nhìn lên bức tường này là tôi quên hết tất cả”. Nói đến đây, mẹ Liên lại chực khóc. “Gặp phụ huynh khác hay hàng xóm, ai cũng khen con mình khiến tôi cảm thấy thơm lây. Mình làm lao công mà có con học giỏi nên ai cũng thương”, mẹ Liên sụt sùi. Liên thổ lộ, con đường du học mà em quyết theo đuổi không phải là duy nhất để đến thành công. “Em đeo đuổi học bổng du học vì muốn khám phá thêm thế giới, học hỏi được nhiều điều mới lạ”, Liên nói. Trước ngày sang Mỹ, hành trang lớn nhất nữ sinh này mang theo là nghị lực và tính tự lập được rèn luyện suốt mười mấy năm qua.

(Theo Mạnh Tùng, vnexpress.vn, ngày 17/7/2016)

a) Theo em, vì sao chị Diệu Liên đạt được những thành tích xuất sắc trong học tập?

b) Ý thức tự giác, tích cực trong học tập của chị Diệu Liên có ý nghĩa gì đối với bản thân, gia đình và xã hội?

 

Hướng dẫn trả lời

a) Vì Diệu Liên ý thức được hoàn cảnh của mình, có ý chí vươn lên và biết tự giác, tích cực trong học tập.

b) Giúp cho bản thân Diệu Liên có kiến thức chuẩn bị cho tương lai sau này, giúp đỡ cho gia đình vượt qua hoàn cảnh nghèo khó, khiến bố mẹ, thầy cô tự hào và trở thành công dân giúp ích cho xã hội.

Bài tập 6: Trong giờ học trên lớp, nhóm em được giao một nhiệm vụ học tập. Trong khi các bạn khác đang tích cực thảo luận, H ngồi làm việc riêng. Khi các bạn nhắc nhở, H nói rằng chỉ cần đại diện một bạn trong nhóm thực hiện nhiệm vụ này.

a) Em hãy nhận xét hành vi, việc làm của bạn H.

b) Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên bạn H như thế nào?

Hướng dẫn trả lời

a) Hành vi của H là không đúng, thiếu trách nhiệm và không có tính tự giác tích cực.

b) Em sẽ giải thích cho bạn hiểu làm việc nhóm là tất cả những thành viên cần phải tích cực tham gia, mỗi người cần phải có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.

Bài tập 7: Em hãy đọc đoạn hội thoại dưới đây và trả lời câu hỏi:

Nhóm của Lan thảo luận về chủ đề học tập tự giác, tích cực. Một vài ý kiến được đưa ra như sau:

Lan: Tớ cho rằng hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ học tập thầy cô giáo giao là học tập tự giác, tích cực.

Mai: Nói như Lan cũng đúng nhưng chưa đủ, mình nghĩ là chúng ta còn cần phải vận dụng những điều thầy cô dạy vào trong cuộc sống nữa. Đó mới là ý nghĩa thực sự của việc học tập.

Hưng: Mình thấy ngày nào cũng có đống bài tập, khi nào thầy cô, bố mẹ nhắc nhở mình hoàn thành cũng không sao.

a) Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào? Vì sao?

b) Theo em, làm thế nào để mỗi học sinh có thể tự giác, tích cực hoàn thành các nhiệm vụ học tập của mình?

Hướng dẫn trả lời

a) Tán thành với ý kiến của bạn Lan. Vì bạn Lan nói rất đúng, đó là những biểu hiện của tinh thần tự giác, tích cực trong học tập.

Không tán thành với ý kiến của Hưng. Vì để bố mẹ nhắc nhở chính là không tự giác.

b) Theo em, cần phải làm cho bản thân mỗi học sinh hiểu được ý nghĩa của sự tự giác, tích cực trong học tập và hậu quả khi không tự giác, tích cực, thêm vào đó cần khuyến khích, khen ngợi để học sinh có tinh thần hơn.

Bài tập 8: Có ý kiến cho rằng, học sinh không nên tham gia vào các nhiệm vụ học tập chung của nhóm vì như vậy sẽ làm mất đi sự tự giác của mỗi cá nhân. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời

Em không đồng tình. Vì hoạt đọng nhóm không những không làm mất đi sự tự giác của mỗi cá nhân mà có khuyến khích mỗi cá nhân phát triển, đưa ra quan điểm suy nghĩ của mình và rèn luyện tinh thần trách nhiệm.

Bài tập 9: Hãy sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về học tập tự giác, tích cực và viết một đoạn văn ngắn chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa của một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn mà em tâm đắc nhất. 

Hướng dẫn trả lời

Các câu mà em biết: Có công mài sắt có ngày nên kim. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Chia sẻ hiểu biết về câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn:

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.

Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường minh thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một số điều mà chúng ta bắt gặp ở trên đường.

Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không bị tụt hậu. Bởi thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.

Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

Bài tập 10: Em hãy kể lại một tấm gương học tập tự giác, tích cực mà em biết và chia sẻ theo gợi ý:

– Tóm tắt về tấm gương học tập tự giác, tích cực mà em biết.

– Những biểu hiện cụ thể của học tập tự giác, tích cực của tấm gương đó là gì?

- Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?

Hướng dẫn trả lời

Tâm gương: Bác Hồ

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người Việt Nam.

Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn luyện mình, xứng đáng là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, là “người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.

Bài tập 11: Em hãy tự nhận xét, liên hệ bản thân mình về việc tự giác, tích cực trong học tập. Biểu hiện như thế nào?

Câu hỏi

Trả lời

1. Mục tiêu học tập của em trong năm học này là gì?

 

2. Em đã sử dụng những phương pháp học tập nào?

 

3. Khi gặp bài tập khó, em thường làm gì?

 

4. Bố mẹ em có thường xuyên phải nhắc nhở em hoàn thành bài tập ở nhà không?

 

5. Em đã vận dụng kiến thức bài học để áp dụng vào cuộc sống chưa?

 

6. Khi em cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình, em cảm thấy như thế nào?

 

7. Khi em tự giác, tích cực học tập để đạt được mục tiêu đã đề ra, gia đình, thầy cô và bạn bè động viên, khuyến khích em như thế nào?

 

Hướng dẫn trả lời:

1. Mục tiêu học tập của em trong năm học này là gì?

 Đạt danh hiệu học snh giỏi

2. Em đã sử dụng những phương pháp học tập nào?

Đặt ra quy địn về giờ giấc, nội dung học tập

3. Khi gặp bài tập khó, em thường làm gì?

 Em thường tìm lời giải để tham khảo cách giải, hỏi thầy cô

4. Bố mẹ em có thường xuyên phải nhắc nhở em hoàn thành bài tập ở nhà không?

Em tự giác và không cần phải nhắc nhở

5. Em đã vận dụng kiến thức bài học để áp dụng vào cuộc sống chưa?

Em đã rất nhiều lần vận dụng vào cuộc sống

6. Khi em cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình, em cảm thấy như thế nào?

 Cảm thấy sung sướng mãn nguyện

7. Khi em tự giác, tích cực học tập để đạt được mục tiêu đã đề ra, gia đình, thầy cô và bạn bè động viên, khuyến khích em như thế nào?

 Thầy cô và bố mẹ khen ngợi và thưởng

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT Cánh diều Giáo dục công dân 7 bài 4 Học tập tự giác và tích cực, Giải SBT Giáo dục công dân 7 Cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT Cánh diều Giáo dục công dân 7 bài 4 Học tập tự giác và tích cực . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT công dân 7 cánh diều. Phần trình bày do Thư CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận