Giải SBT Cánh diều Giáo dục công dân 7 bài 6 Quản lí tiền

Hướng dẫn giải SBT bài 6 Quản lí tiền, trang 32 SBT GDCD 7. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ có bài học tốt hơn.

Bài tập 1. Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết hình ảnh nào thể hiện ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả. Em hãy phân tích ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả được thể hiện trong mỗi hình ảnh đó.

Giải SBT Cánh diều Giáo dục công dân 7 bài 6 Quản lí tiền

Hướng dẫn trả lời: 

hình ảnh thể hiện ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả: 1,3,5,6

Ý nghĩa: Rèn luyện tính chi tiêu khoa học, biết tiết kiệm tiền và tự chủ hơn.

Bài tập 2. Hãy ước lượng số tiền em có được trong năm vừa qua, các khoản chi tiêu theo mẫu dưới đây và nhận xét thói quen sử dụng tiền của bản thân.

Các khoản tiền em có được trong năm qua (nghìn đồng)

Các khoản chi tiêu và tiết kiệm của em (nghìn đồng)

Tỉ lệ % chi tiêu so với số tiền em có (%)

1. Lì xì

Tổng tiền em có

 

2. Người thân cho

2. Mua đồ dùng học tập

 

3. Tiền thưởng

3. Giải trí

 

4. Khoản khác

5.

4. Cho đi

 

Tổng tiền em có

5. Khoản khác

 

 

– Tổng chi tiêu

– Số tiền tiết kiệm được

 

Hướng dẫn trả lời: 

Học sinh tự thống kê cho phù hợp với bản thân.

Cách tính tỉ lệ chi tiêu: Tỉ lệ= <Chi tiêu> : <số tiền có> x100 (%)

Bài tập 3. Theo em, việc làm nào dưới đây thể hiện đúng nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả? (Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Bạn G có thói quen tiết kiệm tiền đều đặn hằng tháng. Khi có bất kì khoản tiền nào, G thường để một phần cho tiết kiệm trước khi chi tiêu.

B. Bố mę cho tiền chi tiêu hằng tháng, nhưng tháng nào H cũng xin thêm tiền của bố mẹ để mua quà vặt.

C. Bạn P thường chi tiêu không tính toán. Có lần P dùng hết số tiền tiết kiệm được để mua đồ chơi đắt tiền, nhưng chơi một vài lần xong là P vứt bỏ.

D. Khi có tiền, bạn X thường chi tiêu trước, nếu còn thì tiết kiệm, không còn thì thôi.

Hướng dẫn trả lời: 

Đáp án đúng: A

Bài tập 4. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Quản lí tiền hiệu quả góp phần giúp mỗi người có thể cân bằng cuộc sống hiện tại.

B. Khi quản lí tiền hiệu quả, chúng ta có thể giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

C. Chỉ những người chi tiêu không có kế hoạch mới cần học cách quản lí tiền.

D. Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người tránh được tình trạng nợ nần.

Hướng dẫn trả lời: 

A, Đồng ý. Vì quản lí tiền hiệu quả giúp chi tiêu khoa học hơn, xắp xếp hiệu quả, từ đó giúp mỗi người có thể cân bằng cuộc sống hiện tại.

B. Đồng ý vì quản lí tiền hiệu quả giúp ta có khoản tiền tiết kiệm dư ra và có thể giúp đỡ người khác.

C. Không đồng ý vì ai cũng cần phải học cách quản lí tiền hiệu quả.

D. Đồng ý vì quản lí tiền hiệu quả giúp chi tiêu khoa học hơn, xắp xếp hiệu quả, tránh được tình trạng nợ nần.

Bài tập 5. Hãy liệt kê 5 việc làm thể hiện quản lí tiền hiệu quả và 5 việc làm thể hiện việc quản lí tiền không hiệu quả.

Việc làm thể hiện quản lí tiền hiệu quả

Việc làm thể hiện quản lí tiền không hiệu quả

1

1

2

2

3

3.

4.

4.

5.

5.

Hướng dẫn trả lời: 

Việc làm thể hiện quản lí tiền hiệu quả

Việc làm thể hiện quản lí tiền không hiệu quả

1 Kê khai danh sách cần chi tiêu

1 Chi tiêu hoang phí

2 Tính toán cân bằng giữa thu và chi

2 Chi tiêu không tính toán

3 Biết sắp xếp chi tiêu theo thứ tự từ ưu tiên tới chưa cần thiết

3. Thích thì mua mà không suy  nghĩ

4. Biết cách kiếm tiền

4. Chỉ chi chứ không kiếm tiền

5.Tiết kiệm tiền

5. vay nợ nhiều không trả được

Bài tập 6. Bài học về quản lí tiền

Mỗi tháng, Mai được bố cho một khoản tiền nhỏ để chi tiêu cá nhân. Thời mẹ gian đầu, khi chưa hết tháng, Mai đã tiêu hết số tiền bố mẹ cho. Mai rất băn khoăn chưa biết làm thế nào để quản lí tiền hiệu quả. Một lần, Mai đọc được một bài viết về cách quản lí tiền, Mai thấy thích thú và bắt đầu làm theo. Đầu tiên, Mai xác định các khoản chi tiêu cụ thể bằng cách: lập danh sách những chi phí bắt buộc như ăn sáng, mua sách vở, đồ dùng học tập,... Sau đó, Mai chia số tiền mình có theo từng khoản đã liệt kê sao cho hiệu quả nhất. Để sử dụng tiền một cách hợp lí và hiệu quả, Mai áp dụng nhiều biện pháp như lựa chọn đi xe buýt để vừa tiết kiệm tiền vừa thân thiện với môi trường; giữ gìn cẩn thận đồ dùng học tập để có thể dùng lâu dài. Mai cũng ghi chép lại nhật kí chi tiêu hằng tháng để xem mình có hoàn thành mục tiêu đề ra hay không. Đến cuối năm tổng kết lại, Mai thấy mình đã có một khoản tiền nhỏ đủ để mua sách vở ủng hộ các bạn học sinh miền núi theo phong trào mà nhà trường phát động.

a) Việc làm của Mai có ý nghĩa gì đối với bản thân, gia đình và xã hội?

b) Hãy liệt kê những biện pháp mà Mai sử dụng để quản lí tiền một cách hợp lí và hiệu quả.

c) Em học điều gì từ cách quản lí tiền của Mai?

Hướng dẫn trả lời: 

a) Việc làm của Mai có ý nghĩa gì đối với bản thân Mai là giúp Mai tự chủ, biết cách chi tiêu khoa học, giúp đỡ gia đình tiết kiệm tiền cho Mai  và giúp ích cho xã hội.

b) Những biện pháp mà Mai sử dụng để quản lí tiền một cách hợp lí và hiệu quả: xác định các khoản chi tiêu cụ thể, chia số tiền mình có theo từng khoản đã liệt kê sao cho hiệu quả nhất, thực hiện tiết kiệm tiền.

c) Em học được từ cách quản lí tiền của Mai về cách để quản lý tiền, ý nghĩa của nó và có động lực để quản lý tiền hiệu quả.

Bài tập 7. A có thói quen ghi chép lại các khoản tiền mình có, lập kế hoạch quản lí tiền một cách hợp lí. Khi nhận được tiền mừng tuổi, tiền học bổng hay người thân cho, A đều tính toán cân đối giữa tiết kiệm và chi tiêu. A ưu tiên cho mục tiêu tiết kiệm chiếm khoảng 30% số tiền có được để thực hiện các dự định của bản thân. Số tiền còn lại, A sử dụng cho nhu cầu thiết yếu (ăn sáng, mua đồ dùng học tập) với tỉ lệ khoảng 50%; chi tiêu cá nhân (giải trí, cho đi,...) 20%. Nhờ vậy, mỗi năm A đều có được một số tiền để thực hiện các dự định của bản thân.

a) Hãy liệt kê các nguyên tắc quản lí tiền mà A đã thực hiện.

b) A đã chi tiêu số tiền mình có như thế nào? Hãy vẽ sơ đồ cách phân chia các khoản tiền của bạn A.

a) Ghi chép lại các khoản tiền mình có, tính toán cân đối giữa tiết kiệm và chi tiêu
b)  Tiết kiệm 30%, Nhu cầu thiết yếu 50%, chi tiêu cá nhân 20%.
Vẽ sơ đồ:  Vẽ biểu đồ tròn, trong đó Tiết kiệm chiếm 30%, Nhu cầu thiết yếu chiếm 50%, chi tiêu cá nhân chiếm 20%.

Bài tập 8. Bố mẹ cho K một số tiền để ăn sáng hoặc phòng khi cần đến. Cầm tiền trong tay, K nghĩ ngay đến việc mua một số đồ chơi mình thích. Chỉ sau một tuần, K đã tiêu hết số tiền bố mẹ cho và phải xin thêm tiền của bố mẹ. Thấy K chi tiêu không tính toán, bố mẹ nhắc nhở nhưng K vẫn sử dụng tiền tuỳ hứng.

a) Em hãy nhận xét cách sử dụng tiền của K.

b) Nếu là bạn của K, em sẽ khuyên K như thế nào?

Hướng dẫn trả lời: 

a) Cách sử dụng tiền của K là chưa đúng, không biết quản lý tiền.

b) Nếu là bạn của K, em sẽ khuyên K cần biết quản lý tiền hiệu quả, ghi chép lại các khoản tiền mình có, tính toán cân đối giữa tiết kiệm và chi tiêu.

Bài tập 9. Hân có một cuốn sổ ghi chép chi tiêu của bản thân. Khi nhận được tiền mừng tuổi hay ai cho thêm để tiêu, Hân đều cân nhắc sử dụng số tiền đó một cách hợp lí, để dành một khoản cho vào lợn đất. Nhờ vậy, mỗi năm Hân đều tiết kiệm được một số tiền nhỏ để mua sách vở và đồ dùng học tập. Hân chia sẻ cách quản lí tiền của mình với Khánh, Khánh cho rằng việc làm này là mất thời gian, không cần thiết.

a) Em đồng tình hay không đồng tình với thái độ, việc làm của các bạn học sinh trong tình huống trên?

b) Theo em, học sinh trung học có cần quản lí tiền không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời: 

a) Đồng tình với Hân và không đồng tình với Khánh, vì cách làm của Hân là chi tiêu hợp lý và quản lý tiền hiệu quả, còn Khánh thì chưa nhận thức được việc cần phải quản lý tiền.

b) Theo em, học sinh trung học cần phải quản lí tiền, vì đó là bước đầu của rèn luyện sự tự lập, từ đó có cách nhìn khoa học hơn và tích lũy kinh nghiệm cho trưởng thành sau này.

Bài tập 10. Huy dự định tiết kiệm tiền để mua một chiếc cặp sách mới vào đầu năm học. Số tiền đã sắp đủ nhưng khi thấy bạn rủ đi chơi điện tử, Huy băn khoăn có nên dùng số tiền mình tiết kiệm được để đi chơi không. Sau khi suy nghĩ, Huy đã quyết định không đi chơi cùng bạn.

a) Huy có cân nhắc trước khi chi tiêu không?

b) Theo em, Huy đã thực hiện nguyên tắc nào trong quản lí tiền?

Hướng dẫn trả lời: 

a) Huy đã có cân nhắc trước khi chi tiêu.

b) Theo em, Huy đã thực hiện nguyên tắc cân nhắc trước khi chi tiêu.

Bài tập 11. Có quan điểm cho rằng, nếu chúng ta cứ mua những thứ không cần thiết thì sớm muộn chúng ta sẽ phải bán đi những thứ mình cần.

a) Em đồng tình hay không đồng tình với quan điểm trên? Vì sao?

b) Theo em, có những cách nào để quản lí chi tiêu hiệu quả?

Hướng dẫn trả lời: 

a) Em đồng tình  với quan điểm trên? Vì số lượng tiền ta có là có hạn, mà khi cứ mua những thứ không cần thiết, thì đến khi cần, ta không có khả năng chi trả mà phải bán đi những thứ cần thiết để có tiền.

b) Theo em, có những cách để quản lí chi tiêu hiệu quả là: Thống kê số tiền mình có, lập danh sách những thứ cần chi tiêu theo mức độ cần thiết, chi tiêu tiết kiệm và có cách để kiếm thêm thu nhập.

Bài tập 12. Em hãy sưu tầm các cách để quản lí tiền hiệu quả theo gợi ý sau đây:

- Cách quản lí tiền mừng tuổi;

-Cách lựa chọn khi mua sắm;

-Cách tiết kiệm tiền hiệu quả;

- Cách kiểm soát thói quen chi tiêu tuỳ hứng.

Hướng dẫn trả lời: 

- Cách quản lí tiền mừng tuổi: Cho người thân giữ giúp, cân nhắc trước khi tiêu tiền.

-Cách lựa chọn khi mua sắm: Cân nhắc mức đô cần thiết, giá cả có phù hợp không.

-Cách tiết kiệm tiền hiệu quả: Cân nhắc, lựa chọn các phương án sao cho tiết kiệm, chi tiêu phải ít hơn số tiền mình có thì mới có tiết kiệm.

- Cách kiểm soát thói quen chi tiêu tuỳ hứng: Cân nhắc suy nghĩ trước khi tiêu tiền xem có phù hợp không, có đủ tiền không.

Bài tập 13. Hãy liệt kê các khoản chi tiêu hằng ngày của em. Áp dụng các nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả để đưa ra các biện pháp góp phần quản lí các khoản chi tiêu đó sao cho hiệu quả.

Hướng dẫn trả lời: 

Các em tự liệt kê theo các mục: Nhu cầu thiết yếu: ăn uống, học tập... Nhu cầu cá nhân (giải trí, vui chơi...), khoản tiết kiệm.

Bài tập 14. Là học sinh, em đã và sẽ làm gì để góp phần tạo thu nhập cho bản thân và gia đình?

Hướng dẫn trả lời: 

Trước tiên cần học cách quản lí tiền, tiết kiệm, tránh chi tiêu hoang phí, giúp đỡ cha mẹ công việc như bán hàng... làm gia sư để kiếm tiền.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT Cánh diều Giáo dục công dân 7 bài 6 Quản lí tiền, Giải SBT Giáo dục công dân 7 Cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT Cánh diều Giáo dục công dân 7 bài 6 Quản lí tiền . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT công dân 7 cánh diều. Phần trình bày do Thư CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận