Danh mục bài soạn

Giải Ngữ văn 8 tập 2 sách KNTT bài 8 Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh

Hướng dẫn học môn Ngữ văn 8 tập 2 sách mới Kết Nối Tri Thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 8 Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi: Kể tên một bộ phim thiếu nhi mà em yêu thích nhất. Vì sao em yêu thích bộ phim đó?

Lời giải:
Bạch Tuyết và bảy chú lùn vì phim dựa trên truyện cổ tích do anh em nhà Grimm xuất bản đầu thế kỷ 19, phim là câu chuyện kể về nàng công chúa bị hoàng hậu ganh ghét vì sắc đẹp hơn người. Trải qua nhiều sóng gió, nàng có cuộc sống vui vẻ với 7 chú lùn đáng yêu và gặp được hoàng tử của đời mình. Đây là bộ phim hoạt hình kinh điển nhất định phải xem trước khi trưởng thành.

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu hỏi  1: Có thể chia văn bản thành mấy phần? Tóm tắt nội dung của từng phần.

Lời giải:

Chia làm 3 phần

Phần 1: Giới thiệu về bộ phim Mẹ vắng nhà của đạo diễn Nguyễn Khắc Dư và các giải thưởng đạt được

Phần 2: Khái quát về bộ phim Mẹ vắng nhà kể về cuộc sống của chị Út Tịch và năm đứa con thơ trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam giữa những ngày tháng khốc liệt Việt Nam

 

Phần 3: Sự thành công của tác phẩm sau hơn bốn muoi năm kể từ khi ra đời mắt và bộ phim đã mang đến một bộ phim tuyệt vời về tình yêu thương và khả năm chịu đựnng của những đứa trẻ.

Câu hỏi  2: Xác định thông tin cơ bản của văn bản. Thông tin đó được thể hiện qua những chỉ tiết nào? Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các chi tiết và thông tin cơ bản của văn bản.

Lời giải:

Thông tin của văn bản là giới thiệu bộ phim Mẹ vắng nhà và thành công của bộ phim đã mang tới một câu chuyện tuyệt vời về đề tài chiến tranh khốc liệt giúp người đọc hình dung về cuộc sống gian khổ thời kì chiến tranh

Chi tiết: 

Mở đầu hình ảnh hạnh phúc của chị Út đang quay quần cạnh đàn còn thơ bên nhà tranh đơn sơ....là một chiến sĩ cách mạng của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, người mẹ phải để các con thơ ở lại để làm nhiệm vụ...

Chị Bé tahy mẹ làm nhữung việc lớn, chèo thuyền đi mò ốc ra chợ bán rồi mua quà bánh về cho các em và dạy dỗ chúng như một người mẹ trẻ..

Câu hỏi 3: Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích gì?

Lời giải:

  • Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích là tạo dựng lại không khí, bối cảnh về những năm tháng chiến tranh, đồng thời thể hiện tâm lí của những đứa trẻ khi mẹ đi tham gia kháng chiến chống giặc. Hình ảnh làng quê được tác giả tạo dựng về làng quê sông nước Nam Bộ.

Câu hỏi 4: Việc kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (áp phích) góp phần như thế nào vào việc thể hiện mục đích viết của tác giả?

Lời giải:
- Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất.

Câu hỏi  5: Thực hiện nhiệm vụ:

a. Phỏng vấn sáu bạn (3 nam và 3 nữ) trong lớp về hai câu hỏi: Bạn xem video clip, xem phim hay đọc sách nhiều hơn? Vì sao?

b. Thống kê các câu trả lời và rút ra một số nhận xét về kết quả phỏng vấn.

Lời giải:

a. Phỏng vấn sáu bạn (ba nam và ba nữ) trong lớp về hai câu hỏi thì câu trả lời nhận được là các bạn xem video nhiều hơn vì nó ngắn gọn, tóm gọn nội dung

b. Một số nhận xét về kết quả phỏng vấn

- Xã hội càng phát triển thì con người lại càng sống gấp gáp

- Chúng ta hiện nay luôn tìm đến tất cả những gì nhanh, gọn, thuận tiện cho bản thân

 

- Nhiều khi cách sống vội làm cho con người đánh mất nhiều thông tin, nhiều giá trị cao cả

Câu hỏi 2.  Em hãy nêu nội dung chính của bài Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh

Lời giải:

  • Mẹ vắng nhà kể về cuộc sống của chị Út Tịch và năm đứa con thơ trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam giữa những ngày tháng khốc liệt nhất. Bộ phim mở đầu với hình ảnh hạnh phúc của chị Út đang quây quần cạnh đàn con thơ bên một chái nhà tranh đơn sơ nằm nằm sát bến sông. Niềm hạnh phúc bình dị ấy chẳng kéo dài được bao lâu. Là một chiến sĩ cách mạng của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, người mẹ trẻ phải để các con thơ ở lại nhà để làm nhiệm vụ tải lương, tải đạn cho bộ đội. Năm đứa con tự chăm sóc nhau, trong đó Bé – cô chị cả, chưa đến mười tuổi – thay mẹ chăm lo cho những đứa em nhỏ. Chị Bé thay mẹ làm những việc lớn, chèo thuyền đi mò ốc ra chợ bán rồi mua quà bánh về cho các em và dạy dỗ chúng như một người mẹ trẻ; leo lên cây ngắm mẹ đi đánh giặc, rồi kể cho mấy đứa em nheo nhóc đứng dưới gốc cây hóng chuyện.

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu hỏi 1: Xác định thông tin cơ bản và thông tin chi tiết của đoạn 3.

Lời giải:

Thông tin cơ bản của đoạn 3: “Mẹ vắng nhà” kể về cuộc sống của chị Út Tịch và năm đứa con trong chiến tranh Việt Nam giữa những ngày tháng khốc liệt nhất.

Thông tin chi tiết:

- Mở đầu là cảnh chị Út Tịch và năm đứa con hạnh phúc

- Chị làm nhiệm vụ tải lương và để năm đứa con ở nhà

- Bé - chị cả thay mẹ chăm lo cho các em

 

- Thường xuyên leo lên cây ngóng mẹ và kể về việc mẹ đánh giặc cho các em nghe

Câu hỏi 2: Đoạn 6 đề cập đến phương diện nào của bộ phim?

Lời giải:

  • Đoạn 6 đề cập đến phương diện nhân vật của của bộ phim - người thổi hồn cho tác phẩm phim được thành công.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 8 Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh, giải ngữ văn 8 sách CTST bài 8 Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh, giải bài 8 Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranhngữ văn 8
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải Ngữ văn 8 tập 2 sách KNTT bài 8 Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải ngữ văn 8 tập 2 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Diễm tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận