Danh mục bài soạn

Giải Ngữ văn 8 tập 1 sách Cánh diều bài 2 Nắng mới

Hướng dẫn học môn Ngữ văn 8 tập 1 sách mới Cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 2 Nắng mới. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1. Ở các khổ 2, 3: "Tôi" nhớ về ai? Chú ý các từ ngữ, hình ảnh thể hiện màu sắc, hành động trong các khổ thơ.

Bài giải

- Ở các khổ 2, 3: “Tôi” nhớ về người mẹ của mình. Trong tâm tưởng nhân vật "tôi", hình ảnh người mẹ hiện lên với những vẻ đẹp của thuở thiếu thời: phơi áo đỏ ngoài giậu, nét cười đen nhánh sau tay áo.

- Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện màu sắc, hành động trong các khổ thơ:

+ áo đỏ, nét cười “đen nhánh”.

+ nhớ, mường tượng.

Câu 2. Bài thơ được viết theo thể nào? Chỉ ra vần, nhịp của bài thơ. 

Bài giải

  • Bài thơ viết theo thể thơ 7 chữ
  • Cách ngắt nhịp trong bài thơ: 3/4, 4/3, 2/5. Nhịp thơ đa dạng nhưng nhịp nhàng, phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình.
  • Cách gieo vần: Vần chân liền và vần chân cách tạo tính nhạc cho bài thơ.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1. Bài thơ Nắng mới là lời của ai, bộc lộ cảm xúc về ai?

Bài giải

Bài thơ Nắng mời là lời của chủ thể trữ tình “tôi”, bộc lộ cảm xúc, tâm tư tình cảm về người mẹ của mình.

Câu 2. Nhan đề của bài thơ được đặt theo cách nào?

A. Một hình ảnh gây ấn tượng, khơi nguồn cho cảm xúc của tác giả

B. Một sự việc gây ấn tượng sâu sắc cho tác giả

C. Một đề tài khái quát nội dung của cả bài thơ

D. Một âm thanh đặc biệt trong cảm nhận của tác giả

Bài giải

A. Một hình ảnh gây ấn tượng, khơi nguồn cho cảm xúc của tác giả

Câu 3. Hãy nêu bố cục, mạch cảm xúc của bài thơ Nắng mới và cảm nhận chung của em khi đọc văn bản.

Bài giải

- Bố cục:

  • Khổ 1: Bức tranh thiên nhiên “nắng mới”
  • Khổ 2+3: Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình

- Mạch cảm xúc: Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ.

- Đọc bài thơ ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh người mẹ hiện lên chịu thương, chịu khó, tần tảo, vất vả nuôi con. Đó là những hình ảnh quá đỗi thân quen như của mẹ ta mà cũng là của tất cả những người phụ nữ Việt Nam thầm lắng hy sinh, thương yêu, chăm sóc chồng con suốt cả cuộc đời.

Câu 4. Bài thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Chỉ ra các từ láy và tác dụng của chúng trong việc thể hiện tâm trạng ấy.

Bài giải

- Bài thơ Nắng mới thể hiện tâm trạng nhớ nhung của tác giả về mẹ, qua đó thể hiện sự biết ơn, tình yêu tha thiết.

- Các từ láy “xao xác”, “não nùng”, “chập chờn” khiến bài thơ chợt chùng hẳn xuống, nặng trìu một nồi buồn, một nỗi buồn dịu nhẹ, một tâm trạng quạnh hiu xa vắng. Qua đó, bộc lộ rõ tâm trạng, tâm tư tình cảm của tác giả da diết, nhớ thương về người mẹ.

Câu 5. Hãy tìm ba hình ảnh trong bài thơ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau được tác giả sử dụng để khắc hoạ về người mẹ. Qua những hình ảnh ấy, người mẹ hiện lên như thế nào trong nỗi nhớ của tác giả?

Bài giải

- Hình ảnh người mẹ quá cố của nhà thơ từ đầu đến cuối chỉ được phác họa qua ba chi tiết: “nắng mới”, “áo đỏ” và “nét cười”.

- Qua những chi tiết đó hình ảnh người mẹ hiện lên thật bình dị, hiền hòa, một người mẹ rất đỗi thân quen như mẹ ta mà cũng là của tất cả những người phụ nữ Việt Nam thầm lắng hy sinh, thương yêu, chăm sóc chồng con suốt cả cuộc đời.

Câu 6. Có thể hoán đổi vị trí của hai động từ (hắt, reo) miêu tả hình ảnh “nắng mới” trong khổ thơ thứ nhất (Mỗi lần nắng mới hắt bên song) và thứ hai (Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội) được không? Vì sao?

Bài giải

Không thể hoán đổi vị trí của hai động từ (hắt, reo) miêu tả hình ảnh “nắng mới” trong khổ thơ thứ nhất và thứ hai vì chúng mang ý nghĩa và được đặt trong ngữ cảnh khác nhau.

+ Với động từ “hắt” trong câu thơ “Mỗi lần nắng mới hắt bên song”, ý chỉ luồng ánh sáng được chiếu vào song cửa. Đây là chi tiết khơi gợi, đánh thức tâm tư, kỉ niệm ùa về của tác giả khi bắt đầu bài thơ nói về người mẹ.

+ Với động từ “reo” trong câu thơ “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội”, ý chỉ sự nhấn mạnh về hình ảnh nắng gần gũi, thân thiện, tạo nên một không gian sinh động, qua đó ta thấy được tình cảm gắn bó, nỗi nhớ da diết của tác giả.

Câu 7. Trong kí ức tuổi thơ của nhân vật “tôi” ở bài Nắng mới, người mẹ hiện lên qua những hình ảnh được lựa chọn, để lại ấn tượng sâu đậm cho tác giả.

Với em, hình ảnh, chi tiết nào về người mẹ của mình khiến em thấy yêu thương nhất? Hãy chia sẻ bằng một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).

Bài giải

Người mẹ của tôi là hình ảnh yêu thương và hùng mạnh nhất trong cuộc sống. Bàn tay mẹ luôn ấm áp và dịu dàng, luôn dành cho tôi những nụ cười và lời động viên. Khi tôi gặp khó khăn, mẹ luôn đứng ở bên, trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy. Ánh mắt của mẹ là biển cả tình thương và sự hiểu biết vô hạn. Mẹ không chỉ là người yêu thương gia đình mà còn là người truyền cảm hứng và khích lệ tôi luôn tự tin bước đi trên con đường mình đã chọn. Từng sự hy sinh, từng bữa ăn nấu công phu, tôi luôn cảm nhận sự ân cần và tình mẹ không bao giờ hết. Mẹ là trái tim và tâm hồn của gia đình, luôn điều hướng chúng tôi về phía ánh sáng và hạnh phúc.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải ngữ văn 8 cánh diều bài 2 Nắng mới, bảy chữ, giải ngữ văn 8 sách CD bài 2 Nắng mới, giải bài 2 Nắng mới ngữ văn 8
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải Ngữ văn 8 tập 1 sách Cánh diều bài 2 Nắng mới . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải ngữ văn 8 tập 1 cánh diều. Phần trình bày do Đình Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận