Danh mục bài soạn

 

CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

CHƯƠNG 3: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC

CHƯƠNG 4: OXI - KHÔNG KHÍ

CHƯƠNG 5: HIDRO - NƯỚC

Giải hóa học 8: Bài tập 6 trang 94

Câu 6 : Trang 94 sgk hóa 8

Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.

a) Tính số gam sắt và oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxit sắt từ ?

b) Tính số gam kali penmanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên, biết rằng khi nung nóng 2 mol KMnO4 thì thu được 1 mol O2.

Cách làm cho bạn:

a) Số mol Fe3O4 cần điều chế là:

 \(n_{Fe_{3}O_{4}}=\frac{2,32}{(56.3+16.4)}\) = 0,01 (mol).

Phương trình hóa học.

                  3Fe      +      2O2     →       Fe3O4

Phản ứng                                          0,01 mol.

Theo phương trình phản ứng cần dùng:

nFe = 3nFe3O4 = 0,03 (mol) ;   nO2 = 2nFe3O4 = 2.0,01= 0,02 (mol)

Vậy khối lượng sắt và oxi cần dùng là:

mFe = \(56.\frac{3.0,01}{1}=1,68\) (g).

mO2 = \(32.\frac{2.0,01}{1}=0,64\) (g).

b) Phương trình hóa học :

2KMnO4   →(to)   K2MnO4   +   O2

2mol                                          1mol

=>Số mol KMnO4 cần dùng để điều chế 0,02 mol O2 là: 0,04 mol

Vậy số gam penmangarat cần dùng là : m= 0,04. (39 + 55 +64) = 6,32 g.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận