Danh mục bài soạn

Array

Đọc bài thơ Tiếng ve của Thanh Thảo và trả lời các câu hỏi:

Bài tập 2. Đọc bài thơ Tiếng ve của Thanh Thảo và trả lời các câu hỏi:

Tiếng ve bùng lên

Cồn cào như lửa

Tiếng ve màu đỏ

Cháy trong vòm cây

[...] Tiếng ve thức giấc

Long lanh ảnh ngày

Tiếng ve toả chậm

Mùi hoa ngất say

Tiếng ve loáng thoáng

Đuôi sóc chuyền cây

Tiếng ve dai dẳng

Cưa ngang rừng dày

Tiếng ve xanh ngát

Trầm trầm mây bay

Tiếng ve loá mắt

Trảng tranh nắng đầy

Tiếng ve trên cao

Oà như thác đổ

Tiếng ve len lỏi

Suối chảy một mình

Giai điệu thành hình

Qua từng âm sắc

Tiếng ve nín bặt

Trái tim tiếp lời.

(Thanh Thảo, Dấu chân qua trảng cỏ, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015, tr. 67 – 69)

1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Kẻ bảng vào vở và điền thông tin về bài thơ Tiếng ve theo mẫu sau:

  • Số tiếng trong mỗi dòng
  • Số dòng trong mỗi khổ
  • Cách gieo vần
  • Cách ngắt nhịp
  • Đặc điểm thể thơ
  • Hình ảnh

2. Tiếng ve là âm thanh hiện diện xuyên suốt bài thơ. Qua miêu tả, tiếng ve hiện lên với những đặc điểm gì?

3. Em hãy nêu một số biện pháp tu từ được dùng để miêu tả tiếng ve và tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

4. Qua cách miêu tả tiếng ve, em cảm nhận như thế nào về người lính trong bài thơ.

5. Hãy tìm những từ láy trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng:

Tiếng ve thức giấc

Long lanh ảnh ngày

Tiếng ve toả chậm

Mùi hoa ngất say

Tiếng ve loáng thoáng

Tiếng ve dai dẳng

Đuôi sóc chuyền cây

Cưa ngang rừng dày.

 

Cách làm cho bạn:

1.

Số tiếng trong mỗi dòng: 4

Số dòng trong mỗi khổ: tự do

Cách gieo vần: gieo vần tự do

Cách ngắt nhịp: 4/4 

Đặc điểm thể thơ: 

  • Số chữ trong mỗi câu không hạn định : ít nhất một từ, và nhiều thì có thể trên một chục từ.
  • Số câu cũng không hạn định, và không chia ra thành khổ 4 câu như cũ nữa
  • Không có những khái niệm về Niêm , Luật, Đối .
  •  Về Vần : cũng không có một luật lệ cố định nào. Nói chung là vần muốn gieo ở đâu cũng được cả.

Hình ảnh: mộc mạc, giản dị.

2. Tiếng ve có những đặc điểm:

  • Tiếng ve: bùng lên, màu đỏ, thức giấc, toả chậm,loáng thoáng, dai dẳng, xanh ngắt, loá mắt, trên cao, len lỏi, nín bặt.

3. Biện pháp tu từ được sử dụng: nhân hoá, so sánh => Biện pháp: Tăng tính biểu đạt, hấp dẫn, sống động

4. Qua cách miêu tả, em cảm nhận được người lính trong bài đã đi qua biết bao cái khó khăn vất vả, khắc nhiệt nhất của mùa hè.

5. Từ láy được sử dụng: long lanh, loáng thoáng => Tăng tính biểu đạt, nhấn mạnh của khổ thơ.

 

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận