[ Kết nối tri thức] Giải SBT ngữ văn 7 tập 1 bài 1: Bầu trời tuổi thơ ( Đọc hiểu và thực hành tiếng việt)

Soạn bài 1: Bầu trời tuổi thơ ( Đọc hiểu và thực hành tiếng việt) - Sách bài tập ngữ văn 7 tập 1 kết nối tri thức. Phần dưới sẽ hướng dẫn giải bài tập và trả lời các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

Bài tập 1. Đọc lại văn bản Bầy chim chia uôi trong SGK (tr. 11 – 16) và trả lời các câu hỏi:

1. Tóm tắt nội dung cuộc trò chuyện của hai anh em Men và Mon ở phần (1).

2. Mền và Mon sinh ra và lớn lên ở đâu? Chỉ ra một vài chi tiết giúp em nhận biết điều đó.

3. Tìm một số chi tiết miêu tả suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật Mon về bầy chim chìa vôi. Từ đó, nêu nhận xét về tính cách của nhân vật Mon.

4. Nêu cảm nhận của em về nhân vật Mên. Những chi tiết nào khiến em có cảm nhận đó?

5. Em hãy đóng vai nhân vật Mên, viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) kể lại sự việc hai anh em chèo đò ra bãi cát giữa sông để cứu bầy chim chìa vôi.

Trả lời: 

1. Tóm tắt nội dung: Nội dung cuộc trò chuyện của hai anh em Mên và Mon xoay quanh việc trời đang mưa to; và hai anh em lo lắng rằng nước sông dâng lớn có thể khiến tổ của những chú chim chiền chiện non bị cuốn trôi.

2.

  •  Mên và Mon sinh ra và lớn lên ở một vùng quê có dòng sông và khúc sông chảy qua làng, bãi cát giữa sông 
  • Một vài chi tiết: Bầy chim chìa vôi làm tổ bãi cát giữa sông và bay lên trong buổi bình minh..
  • Bố và Mon đi kéo chũm ngoài cống sông và bay lên trong buổi bình minh.

3. Trong cuộc trò chuyện ở phần (2), Mon đã bàn với Mên để tìm cách đưa những con chim chìa vôi non vào bờ và nói với Mên là mình đã thả con cá bống mà bố kéo chũm được.

  •  Nội dung cuộc trò chuyện ấy giúp em nhận ra Mon là một nhân vật trong sáng, yêu thương động vật.

4. Một số chi tiết miêu tả nhân vật Mên ở phần (3):

  •  Đối với em Mon:
  • Tỏ vẻ người lớn với em trai ("Chứ còn sao", nhận phần khó về mình - kéo đò, để cho em đẩy đò).
  • Thái độ tỏ ra có chút phiền với những câu hỏi liên tiếp của người em, nhưng vẫn quan tâm, trả lời.
  • Trêu em.
    • Sợ bố dậy biết hai anh em chạy ra ngoài
    • Căng mắt, im lặng nhìn đàn chim bay vào bờ. Khi thấy đàn chim đã vào bờ thì khóc.

=> Qua đó, ta thấy được Mên là nhân vật còn trẻ con (khi cố tỏ ra người lớn với em trai), tính cách tưởng như khó gần khi hay trả lời em trai bằng những câu cộc lốc nhưng ẩn sau đó lại là một trái tim ấm áp, giàu lòng trắc ẩn.

5. Lúc đó, trời vẫn còn mưa. Hai anh em chúng tôi nín lặng, ngồi im như khi xem đến đoạn phim gay cấn nhất. Tôi và anh Mên chỉ lo nhỡ con chim non kia có mệnh hệ gì... Thế rồi chuyện mà hai anh em tôi lo sợ đã xảy ra, con chim non suýt thì rơi xuống dòng nước. Tôi và anh Mên suýt thì hét lên theo tiếng hốt hoảng của chim mẹ. Nhưng may mắn thay, ở nhịp quyết định, con chim non đã bay vượt lên cao. Khi đàn chim đã bay vào bờ, hai anh chúng tôi vẫn không dám nhúc nhích vì sợ có gì bất trắc, nước mắt chúng tôi cứ giàn ra. Cuối cùng bầy chim non đã thực hiện xong chuyến bay quan trọng, đầu tiên và kì vĩ nhất trong đời chúng.

Bài tập 2. Đọc lại văn bản Bầy chim chia uôi (từ Mùa mưa năm nay đến cứ lấy đò của ông Hảo mà đi) trong SGK (tr. 13 – 14) và trả lời câu hỏi:

1. Chỉ ra những câu văn không phải là lời của nhân vật. Em dựa vào đặc điểm nào để xác định như vậy?

2. Hai anh em Mền và Mon trò chuyện với nhau về những gì? Điều gì khiến hai bạn nhỏ đặc biệt quan tâm?

3. Qua những lời đối thoại của hai anh em Mên và Mon, em có cảm nhận như thế nào về từng nhân vật?

4. Em có thích những lời đối thoại của hai nhân vật Men và Mon không? Vì sao?

5. Tìm trong đoạn trích trên một câu có thành phần trạng ngữ và cho biết chức năng của trạng ngữ trong câu đó.

6. Tim từ láy và giải thích nghĩa của mỗi từ trong các câu sau:

a. Mấy ngày mưa liên miên và nước sông dâng lên rất nhanh.

b. Mày có nhìn thấy cái chấm đen to to ở vây nó không. Thử thay các từ láy em đã tìm được bằng những từ ngữ đồng nghĩa.

Trả lời:

1. Những câu văn không phải lời của nhân vật: 

  • Mùa mưa năm nay như về sớm hơn. Mấy ngày mua liên miên và nước sông dăng lên rất nhanh.
  • Hai đứa trẻ nằm im lặng. Mưa vẫn đổ xuống mái nhà và gió vẫn thổi vào phên của tiếp cành cạch.

=> Đây là các câu văn không phải của nhân vật mà là của người dẫn chuyện (người kể chuyện)

2. Cuộc trò chuyện của hai anh em nói về tổ chim vì mưa to nên Mon sợ tổ chim sẽ bị chìm. Hai anh em bàn nhau tìm cách để đưa tổ chim vào bờ cho an toàn. Và thêm nữa Mên và Mon còn nói đến chuyện bố kéo được một con cá măng cả một con cá bống rất to và đẹp. Và Mon đã lấy trộm và thả xuống cống sông.

  •  Điều khiến hai bạn nhỏ đặc biệt quan tâm là: tổ chim mưa to sẽ bị chìm mất.

3. Cảm nhận về

  •  Nhân vật Mon: Là một cậu bé đáng yêu, và rất yêu quý động vật.
  • Nhân vật Mên: Là một người anh luôn lắng nghe và tìm cách giúp đỡ cũng như động viên đứa em của một, cũng là một người yêu quý động vật.

4. Câu đối thoại em thích đó là: 

  • Cái hốc cắm sào đò ngập bủm rồi anh nhỉ?
  • Ngập từ chiều hôm qua kia rồi,  Ngập đến mái nhà con bống cũng chẳng sợ.

=> Vì: Câu đối thoại thấy hai nhân vật rất đáng yêu và tinh nghịch.

5. Câu văn có chứa trạng ngữ:

  • Chiều qua bố kéo chũm được một con cá măng.
  • Chức năng: Làm trạng ngữ chỉ nơi nơi trốn trong câu.

6. Từ láy: 

a. liên miên có nghĩa là: kéo dài không dứt, lâu dài

b. to to có nghĩa là: chỉ một cái gì đó khá là to và có thể nhìn rõ

  • Thay thế: 

a. miên man => liên miên

b. to to => to cực

Giải đáp câu hỏi và bài tập

 Bài tập 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Mươi ngày trước, hai anh em thằng Mên đã trốn bố mẹ lội ra dải cát nổi giữa sông. [...] Hai anh em thằng Mên tìm đến cái ổ chim chìa vôi. Thấy động, những con chim chìa vôi non kêu líu ríu. Hai đứa bé ý tứ quỳ xuống bên cạnh.

- Anh bảo bao giờ thì chúng nó bay được? – Thằng Mon hỏi.

Mấy ngày nữa.

Thế mẹ chúng đi kiếm ăn à?

- Chim chìa vôi có ăn được hến không?

- Tao không biết, nhưng bố mẹ nó vẫn lội kiếm ăn ở ven sông.

- Mình bắt hến bỏ vào tổ cho chúng ăn anh nhé?

tintie - Ừ thì đi.

Hai đứa bé đi ra mép nước. Chúng tìm những cái lỗ hang nhỏ. Trong những

cái hang nhỏ ấy luôn luôn có một con hến hoặc một con trùng trục. Chỉ một loảng hai đứa đã bắt được một nắm hến. Chúng xếp những con hến dính đầy đất cát bên tổ chim. Trước khi rời dải cát, Mên nói với em nó:

Mày không được nói cho đứa nào biết cái tổ chim này nhé. Mày mà nói tạo không cho mày ra đây nữa.

(Nguyễn Quang Thiều, Bầy chim chìa vôi,

in trong Mùa hoa cải bên sông, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2012, tr. 138 – 139)

1. Đoạn trích trên nằm ở vị trí trước hay sau đoạn kể về sự việc hai anh em Mến và Mon chèo đò ra bãi cát giữa sông để cứu bầy chim chìa vôi trong SGK? Nhờ đâu em nhận biết được vị trí của đoạn trích?

2. Trong đoạn trích trên, tính cách của hai nhân vật Mền và Mon chủ yếu được nhà văn khắc hoạ qua những chi tiết nào?

3. Tìm trong đoạn trích trên một câu có thành phần trạng ngữ là một cụm từ.

4. Xác định trạng ngữ trong các câu sau:

a. Mươi ngày trước, hai anh em thằng Mên đã trốn bố mẹ lội ra dải cát nổi giữa sông.

b. Chỉ một loảng hai đứa đã bắt được một nằm hến.

Bài tập 4. Đọc đoạn trích Đi lấy mật trong SGK (tr. 18 – 23) và trả lời các câu hỏi:

1. Đoạn trích được kể bằng lời của nhân vật nào? Hãy giới thiệu ngắn gọn về nhân vật ấy.

2. Nêu sự việc chính được kể trong đoạn trích.

3. Nhân vật An và nhân vật Cò, ai là người thông hiểu về thiên nhiên rừng U Minh? Nêu một vài chi tiết giúp em nhận biết điều đó.

4. Chỉ ra một số chi tiết thể hiện tình cảm của tía nuôi và má nuôi dành cho An.

5. Nêu cảm nhận chung của em về cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích.

 

 

Bài tập 5. Đọc lại văn bản Đi lấy mật (từ Chúng tôi tiếp tục đi tới một cái trảng rộng đến trông cái miệng thấy ghét quá) trong SGK (tr. 21 – 22) và trả lời các câu hỏi:

1. Nhân vật An có những cảm xúc gì khi quan sát cảnh rừng U Minh?

2. Điều gì khiến nhân vật An cảm thấy “bực mình” với người bạn đồng hành của mình?

3. Vì sao nhân vật Cò có thái độ “lơ là”, không hưởng ứng những cảm xúc của nhân vật An?

4. Nêu nhận xét về cách nhà văn miêu tả lời nói và cảm xúc, suy nghĩ của hai nhân vật An và Cò.

5. Chủ ngữ (in đậm) trong câu sau là một cụm từ. Hãy thử rút gọn cụm từ này và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi chủ ngữ được rút gọn. Giữa vùng cỏ tranh khô vàng, gió thổi lao xao, một bầy chim hàng nghìn con vọt cất cánh bay lên.

6. Vị ngữ trong các câu sau là một cụm từ. Hãy thử rút gọn vị ngữ trong mỗi câu và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn.

a. Chúng tôi tiếp tục đi tới một cái trảng rộng.

b. Tôi nhìn theo ngón tay nó trỏ lên một kèo ong gác trên cây tràm thấp.

Bài tập 6. Đọc lại văn bản Ngôi nhà trên cây (từ Khi thấy bạn đi qua trước mặt đến đã bắt đầu như thế đó) trong SGK (tr. 33 – 34) và trả lời các câu hỏi:

1. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?

2. Điều gì khiến Tốt-tô-chan thôi“nhìn ngang nhìn ngửa” và chăm chú “dán mắt” nhìn Ya-ma-mô-tô Ya-sư-a-ki bước đi?

3. Vì sao Tốt-tô-chan cảm thấy rất vui khi nghe thấy giọng nói khoẻ khoắn của Ya-ma-mô-tô Ya-su-a-ki?

4. Nêu cảm nhận của em về nhân vật Tốt-tô-chan trong đoạn trích.

5. Chỉ ra một số chi tiết giúp em nhận biết được tính cách của nhân vật Ya-ma-mô-tô Ya-sư-a-ki. Em hình dung Ya-ma-mô-tô Ya-sư-a-ki là một bạn nhỏ như thế nào?

6. Tìm trong đoạn trích trên một câu có thành phần trạng ngữ là một cụm danh từ.

7. So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ của câu bằng cụm từ.

a.

  • Bạn nam trả lời Tốt-tô-chan.
  • Bạn nam nhẹ nhàng trả lời Tốt-tô-chan bằng giọng hiền lành.

b.

  •  Nói xong, bạn ấy chìa tay ra, bàn tay với những ngón dài co quắp.
  • Nói xong, bạn ấy chìa tay ra, bàn tay với những ngón dài co quắp như dính cả vào nhau.

Bài tập 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Chúng tôi chỉ được nghỉ có hai ngày, ấy thế mà tôi tưởng như đã trải qua một thời gian vô tận không được gặp Ga-ro-nê. Càng hiểu cậu, tôi càng yêu cậu; cả lớp tôi đều có thiện cảm với cậu, trừ những đứa độc ác, vì Ga-ro-nê chống lại những hành động độc ác của chúng; mỗi khi có một đứa lớn định trêu ghẹo hay hà hiếp một đứa bé, mà đứa bé gọi Ga-ro-nê đến thì đứa lớn kia buộc phải đứng yên ngay.

Bố Ga-ro-nê là thợ máy xe lửa. Vì bị ốm liền hai năm, nên Ga-ro-nê đi học hơi chậm. Nay cậu là người lớn và khoẻ nhất lớp; cậu có thể nhấc cái ghế dài chỉ một tay thôi... Khoẻ vậy, mà lại tốt nữa... Ai hỏi bất cứ cái gì: con dao, cây bút, cải tẩy, tờ giấy, cậu vui vẻ cho mượn hoặc cho hẳn ngay. [...] Thứ Bảy tuần trước, cậu đã cho một học sinh lớp Một hai xu, vì cậu này để ai lấy mất tiền, không có để mua cuốn vở. Giờ Ga-ro-nê đang bận viết một bức thư dài tám trang trên một loại giấy có nền hoa to màu rực rỡ, để mừng sinh nhật của mẹ. Bà mẹ của Ga-ro-nê, một người cao, béo, rất dễ mến, thường hay đến trường đón con. Thầy giáo nhìn Ga-ro-nê vẻ hiền từ và mỗi khi đến gần thầy lại tát yêu vào má cậu. Tất nhiên, tôi yêu bạn Ga-ro-nê lắm! Tôi rất vui thích được nắm chặt bàn tay to tướng của cậu trong tay mình. Tôi tin chắc rằng cậu sẽ không ngại liều mình để cứu một người, cậu sẽ đem hết sức mình để che chở cho bạn: cứ nhìn vào đôi mắt của Ga-ro-nê thì thấy rõ điều đó! Giọng nói của cậu tuy hơi cộc, nhưng người ta cảm thấy rằng đó là tiếng vọng của một tấm lòng cao thượng và hào hiệp.

(Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Bạn Ga-ro-nê của tôi, trích Những tấm lòng cao cả, Hoàng Thiếu Sơn dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2016, tr. 41 – 42)

1. Tình cảm của nhân vật “tôi” với bạn Ga-ro-nê như thế nào? Những chi tiết nào trong văn bản trực tiếp thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật “tôi” với bạn Ga-ro-nê?

2. Thái độ của các bạn trong lớp và thầy giáo đối với Ga-ro-nê như thế nào?

3. Nêu cảm nhận của em về nhân vật Ga-ro-nê.

4. Em biết nhân vật văn học nào có tính cách giống như bạn Ga-ro-nê trong

đoạn trích? Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) để giới thiệu về nhân vật đó.

5. So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ và thành phần chính của câu bằng cụm từ.

a. – Thứ Bảy, cậu đã cho một học sinh lớp Một hai xu, vì cậu này để ai lấy mất tiền, không có để mua cuốn vở.

– Thứ Bảy tuần trước, cậu đã cho một học sinh lớp Một hai xu, vì cậu này để ai lấy mất tiền, không có để mua cuốn vở.

b. - Giờ Ga-ro-nê đang bận viết một bức thư, để mừng sinh nhật của me. – Giờ Ga-ro-nê đang bận viết một bức thư dài tám trang trên một loại giấy có nền hoa to màu rực rỡ, để mừng sinh nhật của mẹ.

c. – Tất nhiên, tôi yêu bạn Ga-ro-nê!

– Tất nhiên, tôi yêu bạn Ga-ro-nê lắm!

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống, giải vở bài tập Ngữ văn 7 tập 1 KNTT, giải BT Văn 7 Kết nối bài Giải SBT bài 1: Bầu trời tuổi thơ ( Đọc hiểu và thực hành tiếng việt)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: [ Kết nối tri thức] Giải SBT ngữ văn 7 tập 1 bài 1: Bầu trời tuổi thơ ( Đọc hiểu và thực hành tiếng việt) . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT ngữ văn 7 tập 1 kết nối tri thức. Phần trình bày do Ngoc Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận