Danh mục bài soạn

Array

Đọc đoạn trích Đi lấy mật trong SGK (tr. 18 – 23) và trả lời các câu hỏi:

Bài tập 4. Đọc đoạn trích Đi lấy mật trong SGK (tr. 18 – 23) và trả lời các câu hỏi:

1. Đoạn trích được kể bằng lời của nhân vật nào? Hãy giới thiệu ngắn gọn về nhân vật ấy.

2. Nêu sự việc chính được kể trong đoạn trích.

3. Nhân vật An và nhân vật Cò, ai là người thông hiểu về thiên nhiên rừng U Minh? Nêu một vài chi tiết giúp em nhận biết điều đó.

4. Chỉ ra một số chi tiết thể hiện tình cảm của tía nuôi và má nuôi dành cho An.

5. Nêu cảm nhận chung của em về cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích.

 

 

Cách làm cho bạn:

1. Đoạn trích được kể bằng lời của nhân vật tôi - An

  •  Nhân vật An là một cậu bé có những vẻ đẹp đó được thể hiện qua ngoại hình, qua cách ứng xử của ông với cậu bé An, với thiên nhiên.
  • Một số chi tiết tiêu hiểu:
  • Hình dáng bên ngoài của tía nuôi An toát lên vẻ đẹp của một người lao động từng trải, can đảm: vóc dáng khỏe mạnh. vững chãi; cử chỉ mạnh mẽ, dứt khoát...
  • Lời nói, cách cư xử của ông với An thể hiện sự quan tâm, tình yêu thương dành cho cậu con nuôi: nghe An thở phía sau ông đã biết cậu bé mệt và cần nghỉ ngơi; chú tâm chăm lo cho An hơn Cò vì biết An chưa quen đi rừng...

2. Sự việc chính được nêu trong đoạn trích đó là: Cảnh đi lấy mật của gia đình nhà An.
3. An là người am hiểu về rừng U Minh

Chi tiết: Trong đoạn trích Đi lấy mật thì những hình ảnh, những khám phá của cậu bé An khi theo tía nuôi và Cò vào trong rừng để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Hiện lên trên những cuộc trò chuyện, những bài học kinh nghiệm mà An rút ra được chính là khung cảnh bình yên của ba người sau khoảng thời gian mệt mỏi. Họ cùng nhau ngồi ăn, thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên dưới một gốc cây tràm. Bức tranh thiên nhiên với cả nhạc và họa như tô điểm thêm vẻ đẹp vốn có của rừng già. Nơi đây có những bóng cây nghiêng nghiêng, có những con gầm gì, những chú vẹt,…. Khung cảnh người và thiên nhiên thật hòa hợp, yên bình.

4. Những chi tiết thể hiện tình cảm của má nuôi và tía nuôi dành cho An.

Tía nuôi của An là một người đàn ông từng trải và rất quan tâm đến những đứa con. Đưa các con vào rừng “ăn ong”, ông đi trước, mang theo những vật dụng cần thiết như túi, cái gù, chà gạc và dẫn đường cho chúng. Một người từng trải và nhiều kinh nghiệm đi rừng sẽ luôn đi trước để dẫn dắt. Bên cạnh đó, chi tiết ông nói các con nghỉ chân ăn cơm cho thấy ông là người cha quan tâm và yêu thương con. Tuy không cần quay lại nhìn nhưng chỉ cần nghe nhân vật “tôi” thở, ông cũng cảm nhận được cậu bé đang mệt, cần nghỉ ngơi.
5. Cảm nhận của em về cảnh sắc thiên nhiên nơi đây: rất hùng vĩ và đẹp đẽ.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận