Danh mục bài soạn

TUẦN 1

TUẦN 2

TUẦN 3

TUẦN 4

TUẦN 9

TUẦN 10

TUẦN 11

TUẦN 12

Tìm hiểu giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

Bài tập 2: (Trang 59 - SGK Ngữ văn 11) Tìm hiểu giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

Cách làm cho bạn:

Lí tưởng đạo đức:

  • Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho yêu nước nên tình thần đạo đức và nhân nghĩa mang màu sắc Nho giáo. Tuy nhiên nét riêng đó chính là phong cách gần gũi, giản dị, dân dã nên được đông đảo người dân đón nhận. Lí tưởng đạo đức đó là

Trai thời trung hiếu làm đầu
 Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.

  • Trung, hiếu, tiết hạnh là những chuẩn mực đạo đức , lễ nghĩa của đạo Nho. Trang nam nhi phải trung với vua, hiếu thảo với cha mẹ, phụ nữ phải có tứ đức. Nhưng sống và sáng tác trong thời đại phong ba bão táo, lại có những tư tưởng gần gũi, gắn bó với nhân dân nên tinh thần nhân nghĩa của ông đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc.
  • Nguyễn Đình Chiểu viết Lục Vân Tiên nhằm truyền đạo đức làm người chân chính qua những tấm gương: lòng thương cha, kính mẹ của Lục Vân Tiên, tình yêu chung thủy của Kiều Nguyệt Nga với Lục Vân Tiên, Hớn Minh, Tử Trực, ông Tiều, ông Ngư.. những con người nhân hậu, thủy chung, dám đấu tranh.
  • Nguyễn Đình Chiểu sáng tác thơ văn yêu nước ở thời kì đầu chống Pháp xâm lược bảo vệ Tổ quốc. Thơ văn yêu nước của ông là tiếng khóc than cho Tổ quốc buổi đầu gặp thương đau, đồng thời hết lòng ngợi ca những sĩ phu như Trương Định đã một lòng vì nước, vì dân. Ông dựng bức tượng đài bất tử về những người dân ấp, dân lân: "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh" (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). Ngay cả lúc bờ cõi đã chia đất khác, Nguyễn Đình Chiểu vẫn nuôi giữ một niềm tin vào ngày mai: "Một trận mưa nhuần rửa núi sông" (Xúc cảnh), vẫn kiên trì một thái độ bất khuất trước kẻ thù: "Sự đời thà khuất đôi tròng thịt – Lòng đạo xin tròn một tấm gương" (Ngư tiều y thuật vấn đáp)

Lòng yêu nước, thương dân:

  • Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác trong hoàn cảnh đất nước đau thương, giặc Pháp xâm lược, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
  • Thơ văn ông ghi lại chân thực một thời đại đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân. Đồng thời nhiệt liệt biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu, hi sinh cho Tổ Quốc:

“Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan,
Ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ”.
“Sự đời thà khuất đôi tròng thịt,
Lòng đạo xin tròn một tấm gương”.

  • Ông còn tố cáo tội ác xâm lăng gây bao thảm họa cho nhân dân. Ông khóc than cho đất nước gặp buổi đau thương. Ông căm uất chửi thẳng vào mặt kẻ thù. Ông dựng lên bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ.
  • Như vậy, các tác phẩm đã ghi lại chân thực một thời đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta, đồng thời nhiệt liệt biểu dương những anh hùng, nghĩa sĩ đã chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã đáp ứng xuất sắc những yêu cầu của cuộc sống và chiến đấu đương thời, có tác dụng động viên, khích lệ không nhỏ tình thần và ý chí cứu nước của nhân dân.

Sắc thái Nam Bộ độc đáo trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

  • Thể hiện rõ ở từng nhân vật trong tác phẩm của ông: Lời ăn tiếng nói mộc mạc, bình dị, tâm hồn nồng hậu, chất phác. Họ sống vô tư, phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi những phép tắc, lễ nghi và sẵn sàng xả thân vì nghĩa. Họ nóng nảy, bộc trực nhưng lại rất đằm thắm, ân tình. Đó là những nét rất riêng của người dân Nam Bộ trong vẻ đẹp chung của con người Việt Nam.
  • Các sáng tác thiên về chất chuyện kể, mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong văn học dân gian Nam Bộ.
  • Có nhiều đóng góp, nhất là văn chương trữ tình đạo đức. Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành, đầy tình yêu thương, nồng đậm hơi thở của cuộc sống.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận