Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 7 CTST Bài 2 - Đọc Mở Rộng Theo Thể Loại. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Giáo án Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 2 - Đọc Mở Rộng Theo Thể Loại. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

TIẾT…: ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI. CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật không gian, thời gian.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Biết yêu thương, bạn bè, người thân, biết ứng xử đúng mực, nhân văn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

b. Nội dung: GV cho HS chia sẻ cảm nhận về khi bị đói của bản thân.

c. Sản phẩm: HS chia sẻ cảm nhận khi bị đói của bản thân.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Các em đã từng đói bụng bao giờ chưa? Khi đói bụng, cơ thể chúng ta thường như thế nào? Khi đó, chúng ta có mong muốn gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV đặt câu hỏi, suy nghĩ để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn vào bài học mới: Khi đói bụng, cả cơ thể chúng ta đều mệt nhọc. Có thể thấy các bộ phận của con người có sự kết nối chặt chẽ với nhau. Trong một tập thể cũng vậy, chỉ cần một thành viên, một mắt xích gặp vấn đề thì tập thể đó sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể của ảnh hưởng này như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản của văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về thông tin cơ bản của văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

c. Sản phẩm học tập: Kiến thức HS tiếp thu được về thông tin cơ bản của văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu đọc thông tin trong SGK để trả lời: Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng được trích dẫn từ đâu?.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn, liệt kê những dấu hiệu giúp nhận biết văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là truyện ngụ ngôn:

Các yếu tố cần xem xét

Dấu hiệu nhận biết yếu tố của truyện ngụ ngôn trong Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Đề tài

 

Sự kiện, tình huống

 

Cốt truyện

 

Nhân vật

 

Không gian, thời gian

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhận phiếu học tập, thảo luận theo bàn để hoàn thành yêu cầu GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Nguồn gốc, xuất xứ

- Trích từ Tuyển tập Văn học Dân gian Việt Nam, tập III, Truyện cười – Truyện trạng cười – Truyện ngụ ngôn, Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (biên soạn, tuyển chọn), NXB Giáo dục, 2007.

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đọc, kể, tóm tắt

- Đề tài: Sự đoàn kết trong tập thể.

- Sự kiện:

+ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng vốn sống hòa thuận với nhau.

+ Nhưng Chân, Tay, Tai và Mắt bắt đầu cảm thấy Miệng chẳng làm gì cũng được hưởng lợi, còn bản thân mình thì phải làm lụng vất vả.

+ Chân, Tay, Tai, Mắt quyết định không làm nữa, bỏ đói Miệng.

+ Tất cả đều mệt mỏi, uể oải.

+ Chân, Tay, Tai, Mắt lúc này hiểu ra tầm quan trọng của việc Miệng được ăn và đã đi tìm đồ ăn cho Miệng.

- Tình huống: Chân, Tay, Tai, Mắt thấy mình phải làm cho lão Miệng được ăn nên quyết định không làm gì nữa.

- Cốt truyện: Chân, Tay, Tai, Mắt vốn sống hòa thuận với Miệng. Nhưng họ nhận thấy mình phải làm lụng suốt ngày còn lão Miệng không phải làm gì cả. Thế là cả bọn không làm nữa, để lão Miệng nhịn đói. Nhưng rồi bọn họ cũng trở nên yếu đi và hiểu vai trò của lão Miệng. Tất cả lại làm lụng để cho lão Miệng được ăn.

- Nhân vật: Các bộ phận cơ thể người, tên là những danh từ chung.

- Không gian, thời gian: Phiếm định.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án ngữ văn 7 chân trời, soạn mới giáo án ngữ văn 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án ngữ văn 7 chân trời Bài 2 - Đọc Mở Rộng Theo Thể Loại. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 7 CTST Bài 2 - Đọc Mở Rộng Theo Thể Loại. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án ngữ văn 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận