Tải giáo án Công dân 8 CD Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Giáo án Công dân 8 Cánh diều Bài 4: Bảo vệ lẽ phải được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Công dân chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 4: BẢO VỆ LẼ PHẢI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.
  • Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
  • Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải; phê phán những thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể phù hợp với lứa tuổi; khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải, phê phán thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được một số hiện tượng, sự kiện, vấn đề của đời sống xã hội về bảo vệ lẽ phải; bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin, tìm hiểu một số hiện tượng, sự kiện, tình huống về bảo vệ lẽ phải trong đời sống thực tế; lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết vấn đề bảo vệ lẽ phải trọn một số tình huống cụ thể.
  1. Phẩm chất:
  • Trung thực, khách quan, dũng cảm.
  • Có trách nhiệm trong việc bảo vệ lẽ phải.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- SHS, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 8.

- Thiết bị dạy học:

+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.

+ Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung về việc bảo vệ lẽ phải.

  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục công dân 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.20.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những việc làm đúng, sai của học sinh trong việc thực hiện nội quy của trường học.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em hãy kể tên những việc làm đúng, sai của học sinh trong việc thực hiện nội quy của trường học.

+ Theo em, với những việc làm đúng, làm sai đó, chúng ta cần có thái độ như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:

* Những việc làm đúng của học sinh trong việc thực hiện nội quy của trường học:

+ Tuân thủ lịch học;

+ Tuân thủ quy định về thời gian điểm danh;

+ Dừng xe ở những nơi quy định sẵn;

+ Làm bài tập, đọc sách và học tập thật tốt;

+ Tuân thủ quy định về trang phục;

* Những việc làm sai của học sinh trong việc thực hiện nội quy của trường học:

+ Nói tục chửi bậy trong lớp học;

+ Đi học muộn

+ Sử dụng đồ vật của trường học để làm những việc không được phép;

+ Sử dụng điện thoại di động trong lớp học

+ Đi vào các phòng học mà không có sự cho phép của giáo viên;

+ Đùa giỡn, nói xấu người khác.

* Với những việc làm đúng cần tiếp tục và phát huy, với những việc làm sai cần nghiêm chỉnh nhìn nhận và sửa sai.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới:  Ai cũng muốn hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Để đạt được điều đó, chúng ta cần tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. Vậy để tìm hiểu về sự cần thiết của việc bảo vệ lẽ phải và những hành động bảo vệ lẽ phải, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay - Bài 4. Bảo vệ lẽ phải.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát hình ảnh, đọc câu chuyện, làm rõ sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải

  1. Mục tiêu: HS giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.
  2. Nội dung:

-  GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc câu chuyện trong SHS tr.20-21 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về khái niệm, sự cần thiết bảo vệ lẽ phải.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm, sự cần thiết bảo vệ lẽ phải.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và đọc câu chuyện “Chu Văn An và Thất trảm sớ” SHS tr.20-21.

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ) và yêu cầu HS quan sát hình, đọc câu chuyện để thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Em hãy chỉ rõ hành động, việc làm, lời nói thể hiện việc bảo vệ lẽ phải của các nhân vật trong mỗi hình ảnh trên.

+ Nhóm 3, 4: Em hãy cho biết tại sao thầy giáo Chu Văn An lại dâng "Thất trảm sớ". Theo em, việc làm đó có phải là bảo vệ lẽ phải không?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là bảo vệ lẽ phải? Vì sao chúng ta cần bảo vệ lẽ phải?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc câu chuyện SHS tr.20-21 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về khái niệm bảo vệ lẽ phải theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 - 3 HS trả lời câu hỏi:

+ Hình ảnh 1: Tuyên truyền mọi người chấp hành quy định về an toàn giao thông

+ Hình ảnh 2: "Sao bạn không liên hệ với cơ quan điều tra để cung cấp thông tin về vụ tai nạn giao thông mà bạn chứng kiến hôm qua?"

+ Câu chuyện: Thầy giáo Chu Văn An lại dâng "Thất trảm sớ" bởi vì chứng kiến cảnh vua ham chơi, lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước, ông khuyên can vua nhưng vua không nghe.

-> Việc làm đó là bảo vệ lẽ phải.

- GV mời HS nêu khái niệm, sự cần thiết của bảo vệ lẽ phải.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Quan sát hình ảnh, đọc câu chuyện, làm rõ sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải

- Khái niệm về lẽ phải:

Là những điều đúng đắn, được xác định dựa trên những quy ước chung của con người, phù hợp với quy tắc, chuẩn mực và lợi ích chung của xã hội.

- Khái niệm bảo vệ lẽ phải:

Là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ đúng đắn.

- Ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải:

+ Giúp con người có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp.

+ Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, công bằng, phát triển.

Hoạt động 2: Đọc các trường hợp, tình huống làm rõ việc thực hiện bảo vệ lẽ phải

  1. Mục tiêu: HS thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc trường hợp, tình huống trong SHS tr.22 và thực hiện yêu cầu.

- GV rút ra kết luận về biểu hiện, việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về biểu hiện, việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải.
  2. Tổ chức hoạt động:

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công dân 8 CD Bài 4: Bảo vệ lẽ phải . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới công dân 8 cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận