Danh mục bài soạn

Tải giáo án Âm nhạc 8 Cánh diều Bài 3 Tiết 1: Hát bài Bản làng tươi đẹp; Trải nghiệm và khám phá: Sưu tầm một số câu thơ lục bát được dùng để phát triển thành lời ca trong Dân ca quan họ Bắc Ninh

Giáo án Âm nhạc 8 Cánh diều Bài 3 Tiết 1: Hát bài Bản làng tươi đẹp; Trải nghiệm và khám phá: Sưu tầm một số câu thơ lục bát được dùng để phát triển thành lời ca trong Dân ca quan họ Bắc Ninh được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án âm nhạc 8 chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

 

CHỦ ĐỀ 2: EM YÊU LÀN ĐIỆU DÂN CA - BÀI 3

Yêu cầu cần đạt:

  • Hát: Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca của bài hát Bản làng tươi đẹp, biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp, vận động theo nhạc.
  • Nghe nhạc: Cảm nhận được vẻ đẹp của bài hát Cây trúc xinh; biết động vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
  • Thường thức âm nhạc: Nhận biết và nêu được vài nét về Dân ca quan họ Bắc Ninh.

 

BÀI 3 - TIẾT 1

HÁT – BÀI HÁT BẢN LÀNG TƯƠI ĐẸP

TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: SƯU TẦM MỘT SỐ CÂU THƠ LỤC BÁT ĐƯỢC DÙNG ĐỂ PHÁT TRIỂN THÀNH LỜI CA TRONG DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau tiết học này, HS sẽ:

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Bản làng tươi đẹp; biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc vận động theo nhạc.

- Biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua hoạt động trải nghiệm và khám phá.

- Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.

- Biết yêu quý, trân trọng âm nhạc dân tộc và các di sản văn hoá của Việt Nam; tự hào về truyền thống của quê hương, đất nước.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.

Năng lực âm nhạc:

  • Thể hiện âm nhạc: Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Bản làng tươi đẹp.
  • Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Bản làng tươi đẹp.
  • Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua hoạt động trải nghiệm và khám phá.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.
  • Trách nhiệm: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
  • Yêu nước: Trân trọng và giữ gìn các câu thơ lục bát.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị dạy học
  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 8 (Cánh diều).
  • Đàn phím điện tử.
  • Nhạc cụ gõ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Học liệu
  • File audio (hoặc video) nhạc đệm và hát mẫu bài Bản làng tươi đẹp
  • File audio (hoặc video) dân ca quan họ Bắc Ninh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

(Khoảng 1 – 2 phút)

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS nhắc lại các bài dân ca đã học.
  3. Sản phẩm: HS kể được tên các bài dân ca đã học.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS kể tên những bài dân ca đã được học ở lớp 6 và lớp 7.

- Sau khi HS kể tên các bài hát, GV yêu cầu HS hát lại 1 bài dân ca tùy chọn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình nghe nhạc (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày câu trả lời:

Gợi ý:

  • Lớp 6 có các bài: Lí cây đa, Đi cắt lúa
  • Lớp 7 có các bài: Đi cấy, Vui kéo lưới

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét phần trình bày của bạn

- GV cùng bắt nhịp cho cả lớp hát bài “Đi cấy”

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hát – Bài hát Bản làng tươi đẹp

(Khoảng 31 - 33 phút)

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được tên bài hát và nội dung của bài hát Bản làng tươi đẹp

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Bản làng tươi đẹp; biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc; biết biểu diễn bài hát.

  1. Nội dung: GV lần lượt hướng dẫn HS tìm hiểu bài hát thông qua các hoạt động:

- Tìm hiểu bài hát Bản làng tươi đẹp

- Hướng dẫn khởi động giọng

- Tập hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”.

- Hướng dẫn HS hát hoàn chỉnh cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng theo nhịp hoặc vận động theo nhạc theo tổ, nhóm, cá nhân.

  1. Sản phẩm: HS bước đầu hát và biểu diễn được bài hát Bản làng tươi đẹp.
  2. Tổ chức thực hiện:

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án âm nhạc 8 cánh diều, soạn mới giáo án âm nhạc 8 cánh diều công văn mới, soạn giáo án âm nhạc 8 cánh diều Bài 3 Tiết 1: Hát bài Bản làng tươi đẹp; Trải nghiệm và khám phá: Sưu tầm một số câu thơ lục bát được dùng để phát triển thành lời ca trong Dân ca quan họ Bắc Ninh
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Âm nhạc 8 Cánh diều Bài 3 Tiết 1: Hát bài Bản làng tươi đẹp; Trải nghiệm và khám phá: Sưu tầm một số câu thơ lục bát được dùng để phát triển thành lời ca trong Dân ca quan họ Bắc Ninh . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới âm nhạc 8 cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận