Danh mục bài soạn

Soạn SBT lịch sử 8 sách kết nối bài 8: Phong trào Tây Sơn

Hướng dẫn soạn văn bài 8: Phong trào Tây Sơn sách bài tập lịch sử 8 bộ sách kết nối. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong học tập.

A. TRẮC NGHIỆM

Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một phương án đúng.

1.1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình Đàng Trong từ giữa thế kỷ XVIII?

A. Bộ máy quan lại tham nhũng.

B. Ruộng đất bị địa chủ, cường hào lấn chiếm.

C. Chế độ tô thuế, lao dịch nặng nề.

D. Đời sống nhân dân được cải thiện.

Lời giải:

D. Đời sống nhân dân được cải thiện.

1.2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ năm 1771 là do nguyên nhân nào sau đây? 

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền Đàng Trong.

B. Mâu thuẫn giữa ba anh em Tây Sơn và chúa Nguyễn.

C. Nguy cơ xâm lược của quân Xiêm.

D. Yêu cầu khai phá vùng đất phía Nam.

Lời giải:

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền Đàng Trong.

1.3. Căn cứ ban đầu của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là ở đâu?

A. Tây Sơn thượng đạo.

B. Tây Sơn hạ đạo.

C. Quảng Nam.

D. Bình Thuận.

Lời giải:

A. Tây Sơn thượng đạo.

1.4. Trong bối cảnh nào Nguyễn Nhạc phải tạm hoà hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn?

A. Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ một vùng rộng lớn.

B. Nghĩa quân Tây Sơn đối mặt với tình thế bất lợi.

C. Chúa Trịnh hoà hoãn với chúa Nguyễn.

D. Chúa Nguyễn bị bắt, giết.

Lời giải:

B. Nghĩa quân Tây Sơn đối mặt với tình thế bất lợi

1.5. Sự kiện nào đánh dấu chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ?

A. Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ một vùng rộng lớn (1774).

B. Nghĩa quân Tây Sơn đã bốn lần đánh vào Gia Định (1776 – 1783).

C. Nghĩa quân Tây Sơn tiến đánh, bắt giết chúa Nguyễn (1777). 

D. Chúa Nguyễn xin hàng, trao quyền cho nghĩa quân Tây Sơn.

Lời giải:

C. Nghĩa quân Tây Sơn tiến đánh, bắt giết chúa Nguyễn (1777). 

1.6. Quân Tây Sơn giành được thắng lợi quan trọng nào vào ngày 19 – 1 – 17857?

A. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn.

B. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh.

C. Tiêu diệt quân Xiêm xâm lược.

D. Tiêu diệt quân Thanh xâm lược.

Lời giải:

C. Tiêu diệt quân Xiêm xâm lược.

1.7. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785)?

A. Trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử dân tộc.

B. Một trong những trận thuỷ chiến lớn của lịch sử dân tộc.

C. Đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của phong trào Tây Sơn.

D. Trận thuỷ chiến đầu tiên đánh thắng quân Xiêm.

Lời giải:

B. Một trong những trận thuỷ chiến lớn của lịch sử dân tộc.

1.8. Đánh thắng quân Xiêm xâm lược có ý nghĩa lịch sử quan trọng thế nào đối với khởi nghĩa Tây Sơn?

A. Mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc.

B. Đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của phong trào Tây Sơn. 

C. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn trở thành phong trào dân tộc.

D. Hoàn thành nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm.

Lời giải:

C. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn trở thành phong trào dân tộc.

1.9. Quân Tây Sơn giành được thắng lợi quan trọng nào vào tháng 7 – 1786?

A. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh. 

B. Chiếm được thành Phú Xuân.

C. Giải phóng toàn bộ Đàng Trong.

D. Giải phóng toàn bộ Đàng Ngoài

Lời giải:

A. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh. 

1.10. Nhà Thanh viện cớ nào để xâm lược nước ta (cuối năm 1788)?

A. Vua Lê Chiêu Thống cầu cứu.

B. Chính quyền Lê – Trịnh sụp đổ. 

C. Nguyễn Ánh cầu cứu.

D. Chính quyền chúa Nguyễn sụp đó.

Lời giải:

A. Vua Lê Chiêu Thống cầu cứu.

1.11. Trước thế mạnh của quân Thanh khi tiến vào Thăng Long, quân Tây Sơn không thực hiện kế sách nào sau đây?

A. Rút khỏi kinh thành Thăng Long.

B. Lui về phòng thủ ở phía nam.

C. Xây dựng phòng tuyến thuỷ – bộ liên hoàn. 

D. Chặn đánh quân Thanh ngay từ biên giới.

Lời giải:

D. Chặn đánh quân Thanh ngay từ biên giới.

1.12. Chỉ trong vòng 5 ngày (từ đêm 30 đến mùng 5 Tết Kỷ Dậu), quân Tây Sơn đã giành được thắng lợi quan trọng nào? 

A. Quét sạch quân Thanh xâm lược.

B. Giải phóng kinh thành Thăng Long.

C. Hoàn thành thống nhất đất nước. 

D. Lật đổ chính quyền phong kiến.

Lời giải:

A. Quét sạch quân Thanh xâm lược.

1.13. Nhận định nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược?

A. Chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc. 

B. Một trong những chiến công vĩ đại trong lịch sử dân tộc.

C. Quét sạch toàn bộ quân xâm lược.

D. Hoàn thành thống nhất đất nước.

Lời giải:

B. Một trong những chiến công vĩ đại trong lịch sử dân tộc.

Bài tập 2. Hãy ghép ô thông tin ở bên trái với ô bên phải cho phù hợp về một số thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn.

1. Năm 1777

a. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh.

2. Năm 1785

b. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn.

3. Năm 1786

c. Tiêu diệt đồn tiền tiêu của giặc Thanh.

4. Năm 1788

d. Đánh tan quân Xiêm xâm lược.

5. Đêm 30 Tết Kỷ Dậu (1789)

e. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế.

6. Đêm mùng 3 Tết Kỷ Dậu (1789)

g. Tấn công đồn Ngọc Hồi - Đống Đa, giải phóng Thăng Long. Đánh tan quân Thanh xâm lược.

7. Mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789)

h. Tiêu diệt đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội)

Lời giải:

1. Năm 1777 - b. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn.

2. Năm 1785 - d. Đánh tan quân Xiêm xâm lược.

3. Năm 1786 - a. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh.

4. Năm 1788 - e. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế.

5. Đêm 30 Tết Kỷ Dậu (1789) - c. Tiêu diệt đồn tiền tiêu của giặc Thanh.

6. Đêm mùng 3 Tết Kỷ Dậu (1789) - h. Tiêu diệt đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội)

7. Mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789) - g. Tấn công đồn Ngọc Hồi - Đống Đa, giải phóng Thăng Long. Đánh tan quân Thanh xâm lược.

Bài tập 3. Hãy tìm các từ hoặc cụm từ thích hợp để hoàn thành câu sau cho phù hợp với ghi chép của sử Triều Nguyễn. 

“...(1)... từ sau ...(2)... năm Giáp Thìn, miệng tuy nói khoác mà trong lòng thì sợ ...(3)... như sợ cọp".

Lời giải:

Người Xiêm từ sau bại trận năm Giáp Thìn, miệng tuy nói khoác mà trong lòng thì sợ Tây Sơn như sợ cọp.

B. TỰ LUẬN

Bài tập 1. Hãy lập và hoàn thành bảng thống kê (theo gợi ý dưới đây) về những sự kiện chính của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789.

Thời gian

Sự kiện / thắng lợi tiêu biểu

Kết quả, ý nghĩa

Năm 1771

  

Năm 1777

  

Năm 1785

  

Năm 1786

  

Năm 1788

  

Năm 1789

  

Lời giải:

Thời gian

Sự kiện / thắng lợi tiêu biểu

Kết quả, ý nghĩa

Năm 1771

Dựng cờ khởi nghĩa

Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia.

Năm 1777

Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn

Chúa Nguyễn bị bắt và giết, Nguyễn Ánh chạy thoát.

Năm 1785

Đánh tan quân Xiêm

Một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta.

Năm 1786

Lật đổ chính quyền chúa Trịnh

Giao lại chính quyền cho vua Lê.

Năm 1788

Triều Lê sụp đổ, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế

Nguyễn Huệ lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến năm đạo quân Tây Sơn ra Thăng Long.

Năm 1789

Đại phá quân Thanh

5 ngày đêm quét sạch quân xâm lược Thanh; chiến công vĩ đại và hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm.

Bài lập 2. Khai thác tư liệu và dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

Tư liệu:

Trong buổi lễ tuyên thệ, Quang Trung đã đọc lời dụ tướng sĩ, thể hiện rõ quyết tâm đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc:

Đánh cho để tóc dài,

Đánh cho để răng đen,

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn,

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.

(Theo Phan Huy Lê (Chủ biên)Lịch sử Việt Nam, Tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.615)

Lời giải:

  • Nguyên nhân thắng lợi:

Phong trào Tây Sơn giành được thắng lợi trước hết là nhờ tinh thần yêu nước, sự đồng lòng và ý chí chiến đấu dũng cảm của quân dân ta. Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung – Nguyễn Huệ và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi.

  • Ý nghĩa lịch sử:

Phong trào Tây Sơn đã có nhiều đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc: lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, xoá bỏ tình trạng chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài, đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào này còn đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.

Ca ngợi công lao của vua Quang Trung, công chúa Ngọc Hân đã viết: 

Mà nay áo vải cờ đào,

Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình.

Bài tập 3. Tìm hiểu thông tin qua sách, báo, internet, em hãy giới thiệu ngắn gọn về lễ hội Gò Đống Đa (Hà Nội) diễn ra vào ngày mùng 5 tết Nguyên đán hàng năm theo gợi ý sau:

  • Mục đích, ý nghĩa của lễ hội.

  • Địa điểm diễn ra lễ hội.

  • Các hoạt động trong lễ hội.

  • Cảm nhận của em (nếu đã từng tham dự lễ hội).

Lời giải:

Lễ hội Gò Đống Đa (Hà Nội)

  • Mục đích và ý nghĩa của lễ hội:

Lễ hội Gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 Tết Nguyên đán nhằm tưởng nhớ và tôn vinh một sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam - trận chiến Gò Đống Đa. Trận chiến này xảy ra năm 1789, khi vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) dẹp tan cuộc nổi loạn của quan lại Trịnh, chấm dứt thời kỳ chia cắt nội bộ đất nước. Lễ hội không chỉ thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với sự hy sinh của những anh hùng, mà còn tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, quyết tâm đấu tranh chống ngoại xâm và bảo vệ tự do cho đất nước.

  • Địa điểm diễn ra lễ hội:

Lễ hội Gò Đống Đa diễn ra tại gò Đống Đa, thuộc phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.

  • Các hoạt động trong lễ hội:

    • Lễ tế, rước kiệu vua Quang Trung và hoàng hậu Ngọc Hân.

Một trong những hoạt động chính là lễ hội gò Đống Đa Hà Nội đó chính là lễ tế, rước kiệu vua Quang Trung và hoàng hậu Ngọc Hân. Những bô lão trong làng sẽ tụ họp từ 5 giờ sáng để chuẩn bị cho đại lễ. 

Tại thời điểm này, cửa đình Khương Thượng sẽ được thắp hương thơm ngát, lễ tước thần sẽ được khởi hành từ Khương Thượng đến Đống Đa và thực hiện dâng 6 tuần rượu, sau khi nghe 3 hồi 9 tiếng trống thì đám rước bắt đầu lên đường. 

Cờ Tiết Mao sẽ được đặt ở đầu đoàn rước để thể hiện uy đức của thần linh. Lễ tễ, rước kiệu được diễn ra trong không khí tưng bừng, đoàn người di chuyển chậm rãi để bất kỳ người dân và du khách nào cũng có thể nhìn thấy được sự hoành tráng, quy mô của lễ hội.

    • Lễ dâng hương và đọc diễn văn

Sau khi đám rước về đến gò Đống Đa sẽ tiến hành thực hiện lễ dâng hương và đọc diễn văn. Hoạt động dâng hương sẽ được thực hiện dưới chân tượng đài của Quang Trung. Sau đó, đại diện địa phương sẽ tiến hành đọc diễn văn để ôn lại những chiến thắng vẻ vang của dân tộc trong trận đấu Ngọc Hồi – Đống  Đa.

    • Lễ cầu siêu

Nghi lễ cầu siêu sẽ được diễn ra vào buổi chiều cùng ngày tại chùa Bộc và chùa Đông Quang. Chùa Bộc là nơi cầu siêu cho những chiến sĩ nhà Tây Sơn để tưởng nhớ công ơn của họ đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc. Còn tại chùa Đông Quang sẽ là buổi lễ cầu siêu cho những kẻ xâm lược, đây được xem là hành động đẹp đẽ của dân ta dành cho những đối tượng xâm lăng.

  • Cảm nhận của em:

Lễ hội Gò Đống Đa thực sự là một sự kiện đầy ý nghĩa và hào hùng. Em được tham gia cùng hàng ngàn người dân trong việc tôn vinh Vua Quang Trung và những người lính trong trận Gò Đống Đa thời kỳ cách mạng Tây Sơn là một trải nghiệm đáng nhớ. Phần lễ dâng hương tại gò Đống Đa thật sự làm em cảm nhận được sức mạnh của tình cảm quê hương và tình đoàn kết của người Việt Nam. Lễ hội không chỉ là việc tưởng nhớ lịch sử mà còn là dịp để chúng ta học hỏi và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước.

Bài tập 4. Tìm hiểu thông tin trên internet, em hãy viết ra ít nhất hai lý do nên đến thăm Bảo tàng Quang Trung (Tây Sơn, Bình Định). Nếu đã từng đến tham quan và học tập ở đây, hãy chia sẻ điều em ấn tượng nhất với bảo tàng này.

Lời giải:

Bảo tàng Quang Trung ở Tây Sơn, Bình Định, là một điểm đến hấp dẫn cho những ai quan tâm đến lịch sử và văn hóa của khu vực này. Dưới đây là hai lý do nổi bật nên đến thăm Bảo tàng Quang Trung:

  • Gắn liền với Phong trào Tây Sơn và lưu giữ tư liệu lịch sử:

Bảo tàng Quang Trung là một trong những bảo tàng nổi tiếng tại Bình Định, liên quan chặt chẽ đến phong trào Tây Sơn - một giai đoạn lịch sử quan trọng của Việt Nam. Bảo tàng này lưu giữ và trưng bày nhiều tư liệu lịch sử về vị vua tài ba Quang Trung cùng những thời kì phát triển và chiến đấu của phong trào Tây Sơn. Đến đây, bạn có cơ hội hiểu rõ hơn về cuộc sống, sự khởi đầu, những chiến công và tầm ảnh hưởng của Quang Trung đối với lịch sử quốc gia.

  • Lưu truyền tinh thần võ Tây Sơn:

Bảo tàng không chỉ đơn thuần là một nơi trưng bày các hiện vật lịch sử, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và truyền bá tinh thần võ Tây Sơn - một môn võ thuật truyền thống của Bình Định. Khám phá bảo tàng giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của võ thuật trong văn hóa và tinh thần của người dân địa phương, đồng thời thấy được sự kiên định và sự hy sinh của những người lính Tây Sơn trong cuộc chiến đấu vì độc lập và tự do.

Bài tập 5. Lập thẻ nhớ về Nguyễn Huệ – Quang Trung theo gợi ý dưới đây.

THẺ NHỚ NHÂN VẬT: NGUYỄN HUỆ - QUANG TRUNG

1. Tranh vẽ nhân vật (Chú thích ảnh và dẫn nguồn tư liệu)

2. Câu nói ấn tượng của nhân vật

3. 1753 - 1792

4. Tóm tắt tiểu sử và đặc điểm của nhân vật

5. Vai trò của nhân vật

6. Điểm em yêu thích nhất / bài học ở nhân vật

7. Dấu ấn của nhân vật đến hiện nay: con đường / ngôi trường mang tên nhân vật hoặc di tích / lễ hội gắn với nhân vật.

Lời giải:

THẺ NHỚ VỀ NGUYỄN HUỆ - QUANG TRUNG

Hình 8.1

  • Câu nói ấn tượng của nhân vật:

"Ta chỉ sợ dựa vào thần lực mà không có tri thức, sợ dựa vào tri thức mà không có thần lực." - Nguyễn Huệ.

  • 1753 - 1792.

  • Tóm tắt tiểu sử và đặc điểm của nhân vật:

Nguyễn Huệ, còn được gọi là Quang Trung, là một vị vua nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Ông nổi lên từ vị trí một người lính tài ba, dẫn dắt phong trào Tây Sơn để đánh bại quân Minh đô hộ và tiến vào Thăng Long, lập nên triều đại Tây Sơn ngắn ngủi. Nguyễn Huệ có cá tính quyết đoán, trí tuệ và khả năng lãnh đạo xuất sắc, là một trong những nhân vật lịch sử quan trọng của Việt Nam.

  • Vai trò của nhân vật:

Nguyễn Huệ không chỉ là một vị vua có tài thao trận và lãnh đạo, mà còn là người tiên phong trong việc đấu tranh cho độc lập và tự do của dân tộc. Ông thể hiện tầm nhìn chiến lược bằng việc tái thiết cơ cấu quân đội, cải thiện cuộc sống của người dân, và thực hiện những cải cách quan trọng trong triều đại Tây Sơn.

  • Điểm em yêu thích nhất / bài học ở nhân vật:

Điều em yêu thích ở Nguyễn Huệ là sự kiên định và quyết tâm trong việc thúc đẩy sự phục hưng của dân tộc. Từ vị trí một người lính, ông đã xây dựng một cuộc cách mạng mạnh mẽ, đánh bại các thế lực đối địch để giành lại độc lập cho đất nước. Bài học về sự kiên nhẫn, dũng cảm và ý chí mạnh mẽ của ông đã khơi gợi niềm tự hào và tinh thần quốc gia trong tôi.

  • Dấu ấn của nhân vật đến hiện nay:

Nguyễn Huệ - Quang Trung vẫn còn được tưởng nhớ thông qua nhiều di tích và kỷ yếu. Một trong những dấu ấn đáng chú ý là Con đường Nguyễn Huệ ở TP.HCM, ngôi đền Quang Trung tại Phú Yên, cũng như các lễ hội và sự kiện kỷ niệm về cuộc đời và công lao của ông trong lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT lịch sử 8 KNTT, Giải SBT lịch sử, Giả SBT KNTT 8 môn lịch sử
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn SBT lịch sử 8 sách kết nối bài 8: Phong trào Tây Sơn . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Hoàng Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận