Danh mục bài soạn

Soạn SBT địa lí 8 sách cánh diều bài 9 Thổ nhưỡng Việt Nam

Hướng dẫn soạn văn bài 9 Thổ nhưỡng Việt Nam sách bài tập địa lí 8 bộ sách cánh diều. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong học tập.

Câu 1. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta không điển hình ở quá trình nào sau đây?

A. Quá trình fe-ra-lit.

B. Quá trình pốt-dôn.

C. Quá trình thoái hoá.

D. Quá trình xói mòn – rửa trôi — tích tụ.

Lời giải:

B. Quá trình pốt-dôn.

Câu 2. Quá trình hình thành đất đặc trưng ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa là

A. quá trình fe-ra-lit.

B. quá trình pốt-dôn.

C. quá trình thoái hoá.

D. quá trình mặn hoá.

Lời giải:

A. quá trình fe-ra-lit.

Câu 3. Quá trình tích tụ thường xảy ra ở khu vực nào sau đây?

A. Đồi núi và trung du.

B. Cao nguyên và đồng bằng.

C. Đồng bằng và vùng cửa sông.

D. Đồi núi và ven suối.

Lời giải:

C. Đồng bằng và vùng cửa sông.

Câu 4. Đất ở khu vực đồi núi nước ta bị thoái hoá nhanh là do quá trình nào sau đây?

A. Vận chuyển – tích tụ.

B. Xói mòn – rửa trôi.

C. Mài mòn – sạt lở.

D. Rửa trôi — tích tụ.

Lời giải:

B. Xói mòn – rửa trôi.

Câu 5. Nhóm đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta?

A. Nhóm đất fe-ra-lit.

B. Nhóm đất phù sa.

C. Nhóm đất mùn.

D. Nhóm đất xám.

Lời giải:

A. Nhóm đất fe-ra-lit.

Câu 6. Đất đỏ ba-dan có đặc điểm nào sau đây?

A. Chua, nghèo mùn, tầng đất mỏng. 

B. Màu nâu, tầng đất mỏng, nhiều sét.

C. Tơi, xốp, nghèo mùn, tầng đất mỏng.

D. Màu đỏ vàng, tầng đất dày, giàu dinh dưỡng.

Lời giải:

D. Màu đỏ vàng, tầng đất dày, giàu dinh dưỡng.

Câu 7. Vùng nào sau đây của nước ta tập trung nhiều đất đỏ ba-dan?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Đông Bắc.

D. Tây Bắc.

Lời giải:

B. Tây Nguyên.

Câu 8. Vùng nào sau đây của nước ta tập trung nhiều đất phù sa nhất?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Duyên hải miền Trung,

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Lời giải:

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 9. Ghép ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp.

Cột A. Nhóm đất

Cột B. Đặc điểm, phân bố và giá trị sử dụng


1. Đất fe-ra-lit

A. Giàu mùn, màu đen và nâu đen

B. Chua, tầng mùn mỏng

C. Các đồng bằng châu thổ và vùng ven biển

2. Đất phù sa

D. Độ phì cao, ít chua, giàu dinh dưỡng

E. Thích hợp với các câu công nghiệp lâu năm

3. Đất mùn núi cao

G. Đồi núi thấp

H. Thích hợp trồng lúa và hoa màu

I. Vùng núi cao

Lời giải:

1. Đất fe-ra-lit

B. Chua, tầng mùn mỏng

G. Đồi núi thấp

E. Thích hợp với các câu công nghiệp lâu năm

2. Đất phù sa

D. Độ phì cao, ít chua, giàu dinh dưỡng

C. Các đồng bằng châu thổ và vùng ven biển

H. Thích hợp trồng lúa và hoa màu

3. Đất mùn núi cao

A. Giàu mùn, màu đen và nâu đen

I. Vùng núi cao

Câu 10. Dựa vào bảng số liệu sau:

Nhóm đất

Đất fe-ra-lit

Đất phù sa

Đất mùn núi cao

Tỉ lệ (%)

65

24

11

a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích các nhóm đất chính ở Việt Nam năm 2020.
b. Nhóm đất nào chiếm tỉ lệ lớn nhất? Tại sao?

Lời giải:

a. 

Hình 1

b. Nhóm đất fe-ra-lit chiếm tỉ lệ (diện tích) lớn nhất. Do vị trí địa lí nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới ẩm, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp nên quá trình hình thành đất fe-ra-lit diễn ra nhanh.

Câu 11. Quan sát các hình sau. Cho biết việc bón phân hoá học hay sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ có tác động như thế nào đối với đất. Tại sao?

Hình 2

Lời giải:

Việc bón nhiều phân hóa học và phun thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm cho đất bị thoái hoá. Vì phân hoá học sẽ làm cho đất ngày càng chặt, mất dần chất dinh dưỡng, đất trở nên chua,...; phun thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm ô nhiễm đất, chất độc xâm nhập vào sâu trong đất, cần rất nhiều thời gian để phân huỷ.

Câu 12.

a. Nêu một số giải pháp chống thoái hoá đất thường được người dân sử dụng tại địa phương em hoặc địa phương khác mà em biết.

b. Em có liên hệ gì với bản thân mình trong việc bảo vệ tài nguyên đất của nước ta?

Lời giải:

a. Một số giải pháp chống thoái hoá đất thường được người dân sử dụng là:

  • Trồng cây che phủ bề mặt.

  • Sử dụng các loại phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.

  • Xây dựng công trình thuỷ lợi để cung cấp nước vào mùa khô, khắc phục tình trạng đất bị khô hạn.

  • Luân canh các loại cây trồng quanh năm.

b. Là học sinh, để góp phần bảo vệ tài nguyên đất, em có thể có những hành động như: phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt đúng quy định, tham gia vào các hoạt động cộng đồng như: trồng cây, tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ tài nguyên đất,...

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT địa lí 8 CD, Giải SBT địa lí, Giả SBT CD 8 môn địa lí
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn SBT địa lí 8 sách cánh diều bài 9 Thổ nhưỡng Việt Nam . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT lịch sử và địa lí 8 cánh diều. Phần trình bày do Hoàng Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận