Danh mục bài soạn

Soạn SBT địa lí 8 sách cánh diều bài 8 Tác động của biến đổi khí hậu với khí hậu và thủy văn văn Việt Nam

Hướng dẫn soạn văn bài 8 Tác động của biến đổi khí hậu với khí hậu và thủy văn văn Việt Nam sách bài tập địa lí 8 bộ sách cánh diều. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong học tập.

Câu 1. Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp tới các yếu tố của khí hậu, trước hết là:

A. áp suất khí quyển, độ ẩm và hoàn lưu khí quyển.

B. nhiệt độ, lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan.

C. hướng gió, các hiện tượng thời tiết cực đoan và độ ẩm. 

D. nhiệt độ, áp suất khí quyển và lượng mưa vùng núi.

Lời giải:

B. nhiệt độ, lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Câu 2. Một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở nước ta là

A. nhiệt độ tăng lên.

B. động đất xuất hiện nhiều hơn.

C. băng tuyết giảm dần.

D. ô nhiễm môi trường biển.

Lời giải:

A. nhiệt độ tăng lên.

Câu 3. Biến đổi khí hậu làm cho lượng mưa ở nước ta có xu hướng

A. tăng lên ở mọi nơi trên cả nước.

B. giảm ở đồng bằng, tăng ở miền núi.

C. tăng vào đầu và cuối năm, giảm vào giữa năm.

D. giảm ở phía bắc, tăng ở phía nam.

Lời giải:

D. giảm ở phía bắc, tăng ở phía nam.

Câu 4. Hiện tượng thời tiết cực đoan nào sau đây là đặc trưng ở miền khí hậu phía bắc?

A. Mưa đá, lũ lụt.

B. Rét đậm, rét hại.

C. Nắng nóng, khô hạn.

D. Bão và áp thấp nhiệt đới.

Lời giải:

B. Rét đậm, rét hại.

Câu 5. Ý nào sau đây là tác động của biến đổi khí hậu đối với thuỷ văn ở miền Nam nước ta?

A. Mặn hóa nguồn nước ngọt.

B. Tăng diện tích đất nhiễm mặn.

C. Hạn chế sự phát triển của sinh vật.

D. Suy giảm nguồn lợi thuỷ hải sản.

Lời giải:

D. Suy giảm nguồn lợi thuỷ hải sản.

Câu 6. Đối với thuỷ văn, biến đổi khí hậu ít làm

A. thay đổi chế độ dòng chảy.

B. gia tăng lũ lụt, sạt lở bờ sông. 

C. mực nước biển, đại dương tăng lên.

D. thay đổi dòng biển và chế độ thuỷ triều.

Lời giải:

D. thay đổi dòng biển và chế độ thuỷ triều.

Câu 7. Sự thất thường về chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta chủ yếu là do

A. địa hình phức tạp.

B. biến động lượng mưa.

C. xây dựng công trình thuỷ điện. 

D. cản trở dòng chảy.

Lời giải:

B. biến động lượng mưa.

Câu 8. Vùng nào sau đây cỏ nguy cơ bị ngập nhiều nhất do nước biển dâng?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Duyên hải miền Trung.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Lời giải:

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 9. Ý nào sau đây là giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu?

A. Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ.

B. Cải tiến công nghệ để tiết kiệm nguồn năng lượng.

C. Phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo.

D. Thay đổi cơ cấu mùa vụ; lựa chọn các cây trồng, vật nuôi.

Lời giải:

D. Thay đổi cơ cấu mùa vụ; lựa chọn các cây trồng, vật nuôi.

Câu 10. Quan sát các hình sau. Cho biết hình nào phù hợp với giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và hình nào phù hợp với giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Hình 1

Lời giải:

  • Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu: hình 8.1 và hình 8.2

  • Giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu: hình 8.3 và hình 8.4

Câu 11. Nếu một số giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu được sử dụng ở địa phương em. Bản thân em có thể làm gì để góp phần vào việc ứng phó với biến đổi khí hậu?

Lời giải:

Để góp phần vào việc ứng phó với biến đổi khí hậu, bản thân em có thể thực hiện các hành động sau:

  • Tiết kiệm năng lượng: Sử dụng đèn LED, tắt đèn khi không cần thiết, tắt thiết bị điện khi không sử dụng, không để các thiết bị ở chế độ chờ, sử dụng máy lạnh, quạt điều hòa một cách hiệu quả.

  • Sử dụng năng lượng tái tạo:  Khuyến khích việc sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, tham gia vào các chương trình cài đặt pin mặt trời tại gia đình.

  • Sử dụng phương tiện công cộng hoặc xe điện: Sử dụng xe buýt, xe đạp hoặc đi bộ thay vì sử dụng ô tô riêng, hợp tác với bạn bè để sử dụng chung xe.

  • Hạn chế sử dụng nhựa dùng một lần: Sử dụng túi vải thay vì túi nhựa, sử dụng các sản phẩm không đóng gói bằng nhựa, tìm cách tái sử dụng chai lọ và bao bì.

  • Trồng cây: Tham gia vào các hoạt động trồng cây xanh tại các khu vực dân cư hoặc tham gia vào các chương trình bảo vệ môi trường.

  • Phân loại rác và tái chế: Phân loại rác thải để tái chế, giảm lượng rác thải phát sinh ra.

  • Giảm lượng nước tiêu thụ: Sử dụng nước một cách tiết kiệm, không lãng phí nước trong sinh hoạt hàng ngày.

  • Tăng nhận thức về biến đổi khí hậu: Tham gia vào các hoạt động tạo ý thức như tham gia diễn đàn, hội thảo, chia sẻ thông tin về biến đổi khí hậu với bạn bè và gia đình.

  • Ứng dụng công nghệ xanh: Sử dụng thiết bị điện tử tiết kiệm năng lượng, tìm hiểu và ứng dụng các ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý năng lượng và tài nguyên một cách hiệu quả.

  • Hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường: Tham gia vào các hoạt động tình nguyện, góp tiền hoặc tham gia các chương trình bảo vệ môi trường để ủng hộ các dự án liên quan đến biến đổi khí hậu.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT địa lí 8 CD, Giải SBT địa lí, Giả SBT CD 8 môn địa lí
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn SBT địa lí 8 sách cánh diều bài 8 Tác động của biến đổi khí hậu với khí hậu và thủy văn văn Việt Nam . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT lịch sử và địa lí 8 cánh diều. Phần trình bày do Hoàng Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận