A. Kiến thức trọng tâm
1. Châu Phi
- Khái quát:
- Là châu lục lớn, giàu tài nguyên
- Là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại.
- Qúa trình các nước thực dân xâm lược:
- Giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân bắt đầu xâm lược châu Phi
- Đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở Châu Phi căn bản hoàn thành.
Đề quốc |
Thuộc địa |
Anh |
Ai Cập, Đông xuđăng, Kênia, Nam Phi, Nigiêria |
Pháp |
Angiêri, Tây Phi, Mađagaxca |
Đức |
Tây Nam Phi, Camorun |
Bỉ |
Công Gô |
Bồ Đào Nha |
Mô Dăm Bích, Ăng gô la |
- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Châu Phi.
Thời gian |
Phong trào đấu tranh |
Kết quả |
1830 – 1874 |
Cuộc đấu tranh của Áp-đen Ca-đê ở Angiêri thu hút đông đảo lực lượng tham gia
|
Pháp mất nhiều thập niên mới chinh phục được nước này. |
1879 – 1882 |
Ở Ai Cập Atmet Arabi lãnh đạo phong trào “Ai Cập trẻ”
|
Năm 1882 các đế quốc mới ngăn chặn được phong trào |
1882 – 1898 |
Mu-ha-met At-mét đã lãnh đạo nhân dân Xu-Đăng chống thực dân Anh
|
Năm 1898 phong trào bị đàn áp đẫm máu nên thất bại |
1889 |
Nhân dân Ê-ti-ô-pi-a tiến hành kháng chiến chống thực dân Italia.
|
- Ngày 01/3/1896 Italia thất bại, Êtiôpia giữ được độc lập -Cùng với Libêria là những nước châu Phi giữ được độc lập ở cuối thế kỉ XIX đến XX. |
* Nhận xét:
- Các phong trào diễn ra sôi nổi, thể hiện tinh thần yêu nước
- Đa số thất bại (trừ Ê – ti – ô – pi –a, Li – bê – ri – a).
2. Khu vực Mĩ La Tinh
* Phong trào đấu tranh giành độc lập
- Từ thế kỉ XVI, XVII đa số trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
- Đầu thế kỉ XIX, phần lớn các nước Mĩ La Tinh giành được độc lập.
Quốc gia |
Thời gian giành độc lập |
Mê hi cô |
1821 |
Áchentina |
1816 |
Urugoay |
1828 |
Paragoay |
1811 |
Braxin |
1822 |
Pê-ru |
1821 |
Colômbia |
1830 |
Ecuađo |
1830 |
*Tình hình Mĩ La-tinh sau khi giành độc lập và chính sách bành trướng của Mĩ
- Sau khi giành độc lập, các nước Mĩ La-tinh có tiến bộ về kinh tế xã hội: Braxin trồng nhiều bông và cao su, cung cấp một nửa cà phê cho thị trường thế giới. Achentina sản xuất len, da cừu, thịt bò xuất khẩu sang Anh... Các đồn điền trồng lúa mì, cây công nghiệp, chăn nuôi lấy thịt, sữa và lông phát triển mạnh trở thành nguồn hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước. Dân số tăng nhanh do người nhập cư ngày càng đông.
- Mĩ âm mưu biến Mĩ La-tinh thành “sân sau” của Mĩ ở Mĩ La-tinh.
- Để thực hiện được âm mưu của mình, Mĩ đã đưa ra thủ đoạn tuyên truyền học thuyết: “Châu Mĩ của người châu Mĩ” (1823), thành lập “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” ( Liên Mỹ )dưới sự chỉ huy của Oa-sinh-tơn.
- Năm 1898 Mỹ hất cẳng Tây Ban Nha (người châu Âu) khởi châu Mĩ.
- Đầu thế kỉ XX, dùng chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đô la” để khống chế khu vực này.
- Mĩ La-tinh trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
Bình luận