echo 12344444;die;

Giáo án word chuyên đề môn mĩ thuật 11 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512. Giáo án có đủ các bài trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. mĩ thuật chuyên đề 11 kết nối tri thức chương trình mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án word chuyên đề môn mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giáo án word chuyên đề môn mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giáo án word chuyên đề môn mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giáo án word chuyên đề môn mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giáo án word chuyên đề môn mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giáo án word chuyên đề môn mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giáo án word chuyên đề môn mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giáo án word chuyên đề môn mĩ thuật 11 kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: THỰC HÀNH VẼ TRANH BỐ CỤC NHÂN VẬT

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Thông qua bài học này, giúp HS:

-       Biết lựa chọn đề tài và chất liệu để thể hiện tranh bố cục nhân vật.

-       Sử dụng được các nguyên lí cân bằng, tương phản, nhịp điệu, chính phụ, tỉ lệ, nhấn mạnh,…và các yếu tố tạo hình để tạo được tranh bố cục nhân vật.

-       Thể hiện được quan điểm cá nhân trong phân tích và đánh giá sản phẩm mĩ thuật.

-       Có ý thức tìm hiểu, sáng tạo và phát huy những giá trị thẩm mĩ của thế hệ họa sĩ đi trước.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

-       Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

-       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

-       Nhận thức và tư duy lịch mĩ thuật:Thể hiện được quan điểm cá nhân trong phân tích và đánh giá sản phẩm mĩ thuật.

-       Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Biết lựa chọn đề tài và chất liệu để thể hiện tranh bố cục nhân vật; Thể hiện được quan điểm cá nhân trong phân tích và đánh giá sản phẩm mĩ thuật.

3. Phẩm chất

-       Có ý thức tìm hiểu, sáng tạo và phát huy những giá trị thẩm mĩ của thế hệ họa sĩ đi trước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

-       SHS, SGV Chuyên đề học tập Mĩ thuật 11.

-       Kế hoạch bài dạy.

-       Một số ảnh chụp, bài mẫu thực hành vẽ tranh bố cục nhân vật.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       Sách chuyên đề học tập Mĩ thuật 10.

-       Đồ dùng học tập, giấy vẽ, tẩy, bút chì, …

-       Hình ảnh, tranh vẽ liên quan đến nội dung bài học Thực hành vẽ tranh bố cục.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các nguyên lí tạo hình trong xây dựng bố cục nhân vật

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các nguyên lí tạo hình trong xây dựng bố cục nhân vật.

b. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS thảo luận và chỉ ra các nguyên lí: chính – phụ, cân bằng, tương phản, chuyển động,…trong tác phẩm Đan Len của họa sĩ Trần Văn Cẩn và Tổ đan mây của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh theo cảm nhận.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các nguyên lí tạo hình trong xây dựng bố cục nhân vât.

c. Sản phẩm:

- HS nêu cảm nhận về các nguyên lí trong tác phẩm Đan Len của họa sĩ Trần Văn Cẩn và Tổ đan mây của họa sĩ Nguyễn Phan.

- HS trình bày các nguyên lí tạo hình trong xây dựng bố cục nhân vật và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS cả lớp quan sát hai tác phẩm:

Đan Len của họa sĩ Trần Văn Cẩn

Tổ đan mây của họa sĩ Nguyễn Phan.

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ).

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Nhóm 1, 2: Chỉ ra các nguyên lí: chính – phụ, cân bằng, tương phản, chuyển động,…trong tác phẩm Đan Len của họa sĩ Trần Văn Cẩn theo cảm nhận.

+ Nhóm 3, 4:  Chỉ ra các nguyên lí: chính – phụ, cân bằng, tương phản, chuyển động,…trong tác phẩm Tổ đan mây của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh theo cảm nhận.

- GV hướng dẫn HS cả lớp đọc thông tin SGK tr.56, rút ra kết luận và trả lời câu hỏi: Trình bày các nguyên lí tạo hình trong xây dựng bố cục nhân vật.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng  thành viên trong nhóm, tìm hiểu về các nguyên lí trong 2 tác phẩm và rút ra kết luận về các nguyên lí tạo hình trong xây dựng bố cục nhân vật.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên trong nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm nêu cảm nhận về các nguyên lí trong hai tác phẩm.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về các nguyên lí tạo hình trong xây dựng bố cục nhân vật.

- GV yêu cầu HSlắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các nguyên lí tạo hình trong xây dựng bố cục nhân vật.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu các nguyên lí tạo hình trong xây dựng bố cục nhân vật

- Nguyên lí chính - phụ: Là sự thể hiện yếu tố chính (mảng chính/ nhân vật chính) trong tranh và có sự hỗ trợ của các yếu tố phụ (mảng phụ/ nhân vật phụ).

+ Yếu tố chính có diện tích to, được miêu tả tập trung, rõ nét.

+ Yếu tố phụ có diện tích nhỏ hơn, ít được tập trung hơn, nhẹ nhàng hơn nhằm tôn yếu tố chính.

- Nguyên lí cân bằng:

+ Là sự ổn định về mặt thị giác, mỗi khu vực cho thấy một lượng thông tin về hình ảnh được sắp xếp, phân bố đồng đều của đối tượng.

+ Có 2 dạng chính vê cân bằng:

·      Cân bằng đối xứng: là sự phân bỏ đồng đều vệ hình ảnh trên - dưới, trái - phải.

àThường gây ra sự buôn tẻ nên ít được sử dụng.

·      Cân bằng bắt đối xứng là sự phân bố không đồng đều các yếu tố to - nhỏ, ít - nhiều, đậm - nhạt, nóng - lạnh,...

à Tạo sự thú vị và đa dạng nên thường được sử dụng.

- Nguyên lí tương phản:

+ Là sự sắp xếp các thành tố mang tính chất đối lập, tạo ra ấn tượng mạnh đề hấp dẫn thị giác.

+ Nhờ sự tương phản, tương hỗ, bổ sung của các cặp đối lập mà tác phẩm có sự cân bằng.

- Nguyên lí chuyển động/ nhịp điệu:  Là sự nhắc lại một cách có chủ đích đối với các yếu tố hình khối, màu sắc, đậm nhạt...

 

- Ngoài các nguyên lí nêu trên, còn một số nguyên lí khác như nhân mạnh, tỉ lệ, đơn giản, đồng nhất,... có thể áp dụng khi thực hiện xây dựng tranh bố cục nhân vật.

 

 

PHỤ LỤC:

PHÂN TÍCH TÁC PHÂM ĐAN LEN (HỌA SĨ TRẦN VĂN CẨN) VÀ TỔ ĐAN MÂY (HỌA SĨ NGUYỄN PHAN CHÁNH)

Đan len –

họa sĩ Trần Văn Cẩn

- Tác giả đã vẽ năm người phụ nữ và hai em bé, tạo ra một bố cục hoàn chỉnh. Ngay chính giữa tranh là hình ảnh một cô gái đang chăm chú vói công việc đan len với dáng dấp hết sức thư nhàn. Bên phải tranh là nhóm hai cô gái đứng ngoài say sưa nói chuyện nhưng vẫn không quên công việc của mình đang làm. Động mà lại không động, động ở đôi bàn tay thoăn thoát đan len và không động với một dáng ngồi hết sức thoải mái, là những dáng đứng rất tự nhiên. - Họa sĩ lồng vào hình ảnh một bà mẹ đang ngồi dạy con học. Tuy không thấy bóng dáng một người đàn ông nhưng người xem vẫn thấy được khung cảnh của một gia đình đang tất bật chuẩn bị chờ mùa đông đến.

àQua cách chọn nhân vật và những công việc họ làm, tác giả đã khéo léo nói lên được phần nào hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam đảm việc nhà, chăm lo hạnh phúc gia đình, điều này càng góp phần làm tăng giá trị ý nghĩa của bức tranh.

-Màu vàng của vàng thật được dát mỏng lên trên bề mặt tranh. Màu trắng được bố trí theo nhịp điệu rất vui mắt, trắng đi từ ô cửa đến tà áo dài của cô gái và xuống đến nền gạch. Độ đậm được bố trí rải rác khắp mặt tranh chạy theo một đường tròn. Tông chủ đạo của bức tranh là màu đỏ với nhiều sắc độ khác nhau của son xen lẫn các độ trắng của trứng để đấy không gian ra xa. Màu nóng trong sơn mài chiếm ưu thế hơn hẳn so với màu lạnh. Mùa đông lạnh lẽo nhưng tranh sơn mài mang đến cho người xem một cảm giác vôn cùng ấm áp và làm tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ.

- Năm dáng phụ nữ được bố cục theo một đường chuyển động bao quát toàn tranh, đó là những đường lượn của tóc, mảng quân và hình thể của chân tay. Để bố trí cho khoảng trống còn lại của bức

tranh tác giả đã xây dựng hình ảnh đầu hồi của một ngôi nhà cổ Việt Nam trên tròn, dưới vuông được nhìn ra vườn và mở rộng về hai phía trước.

- Cách lựa chọn đồ vật đưa vào tranh của tác giả cho thấy Trần Văn Cẩn thực sự tinh tế và yêu những thứ đã xưa cũ. Đó là hàng hiên đầu hồi, những mặt gạch rất Việt Nam, là chiếc chõng tre, chiếc mành treo trên hàng hiên. Tất cả những đồ vật đó đã thể hiện quan niệm của người nghệ sĩ và thực sự đã ăn sâu vào con người mang tâm hồn Việt Nam bình dị.

- Chất cảm là một yếu tố vô cùng quan trọng trong tác phẩm. Chất cảm đánh giá sự rung cảm và tình cảm người họa sĩ đặt trong bức tranh. Trong bức tranh, miêu tả một mảng quần, không đơn giản là một màu đen kịt mà trong đó vẫn có đậm nhạt và nét để làm mềm mại hơn chất quần áo. Có những lúc tác giả tả chất bằng màu nhưng để thay đổi và làm phong phú hơn vẫn là tả chất bằng hình. Đó chính là hình của những viên gạch lát nền nhà. Lựa chọn một số điểm sáng nhất để kéo nền gạch trên tường xuống và phủ cánh gián lên phần gạch gần mép tranh nhất để tạo sự khác nhau về chất trên cùng một đồ vật.

- Trong bức tranh  nổi bật là hiện thực trang trí. Thực mà lại không thực, sắp xếp những mảng hình bằng đường nét và đậm nhạt. Cái thực trong tranh rất quan trọng, vẽ mà không thực thì người xem sẽ không thể nhận ra mình vẽ gì nhưng nếu thiếu đi sự sáng tạo mà dựa hoàn toàn vào cái thực thì lại khô cứng. Trong tranh, cái cây thực sự là một cái cây với màu xanh của lá, màu nâu của than đặt trong tương quan không hợp sẽ làm giảm đi thẩm mỹ của bức tranh. Chính vì thế, người nghệ sĩ đã tinh đòi, lựa chọn màu sắc để đưa vào trong tranh kết hợp với chất liệu. Đó chính là cái đẹp sáng tạo.

Kết luận: Qua bức tranh này cho thấy nhãn quan thẩm mỹ của tác giả đã gần như đạt đến độ toàn bích, từ cách lựa chọn chất liệu đề tài, nhân vật để thể hiện,và cách sử lý bề mặt tác phẩm. Trần Văn Cẩn thực sự xứng đáng là một trong tứ danh họa hiện Việt Nam. Những tác phẩm của ông không những có giá trị về mặt nghệ thuật

mà còn là tài sản rất đáng giá trong kho tàng mỹ thuật Việt Nam.

Tổ đan mây – họa sĩ

Nguyễn Phan Chánh

 

Hoạt động 2: Những điều cần chú ý khi xây dựng bố cục tranh nhân vật

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những điều cần chú ý khi xây dựng bố cục tranh nhân vật.

b. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 1 – 7 SGK tr.57 – 58 và đưa ra nhận xét theo cảm nhận cá nhân ở mỗi hình:

+ Cách thức xây dựng bố cục, điểm phù hợp hoặc chưa phù hợp.

+ Hình dáng, tỉ lệ, khoảng cách giữa các nhân vật.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về những điều cần chú ý khi xây dựng bố cục tranh nhân vật.

c. Sản phẩm:

- HS nêu cảm nhận về cách thức xây dựng bố cục, điểm phù hợp (hoặc chưa phù hợp), hình dáng, tỉ lệ, khoảng cách giữa các nhân vật ở Hình 1 – Hình 7.

- HS nêu những điều cần lưu ý khi xây dựng bố cục tranh nhân vật và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 – Hình 7 SGK tr. 57, 58.

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Nêu cảm nhận về cách thức xây dựng bố cục, điểm phù hợp (hoặc chưa phù hợp), hình dáng, tỉ lệ, khoảng cách giữa các nhân vật ở Hình 1 – Hình 7.

- GV hướng dẫn HS cả lớp đọc thông tin SGK tr.57, rút ra kết luận và trả lời câu hỏi: Trình bày những điều cần chú ý khi xây dựng tranh bố cục nhân vật.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng  thành viên trong nhóm, tìm hiểu về cách thức xây dựng bố cục, điểm phù hợp (hoặc chưa phù hợp), hình dáng, tỉ lệ, khoảng cách giữa các nhân vật ở Hình 1 – Hình 7; rút ra những điều cần chú ý khi xây dựng tranh bố cục nhân vật.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên trong nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm nêu cảm nhận về về cách thức xây dựng bố cục, điểm phù hợp (hoặc chưa phù hợp), hình dáng, tỉ lệ, khoảng cách giữa các nhân vật ở Hình 1 – Hình 7.

-- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày những điều cần chú ý khi xây dựng tranh bố cục nhân vật.

- GV yêu cầu HSlắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về những điều cần chú ý khi xây dựng tranh bố cục nhân vật.

- GV mở rộng: Trong quá trình sáng tạo, có những tác phẩm họa sĩ dùng chính các yếu tố tạo hình trái ngược nguyên lí thông thường để đạt được ý tưởng và nội dung cần truyền tải. Đó chính là sự thú vị của nghệ thuật tạo hình, đòi hỏi họa sĩ phải tìm tòi, khám phá để tìm ra cái mới.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Những điều cần chú ý khi xây dựng bố cục tranh nhân vật

- Nhân vật quá to hoặc quá nhỏ so với khuôn tranh:

+ Nhân vật to quá thường gây cảm giác chật chội trong khuôn tranh; + + Nhân vật nhỏ quá thì gây cảm giác trống trải, rời rạc, thiếu sự liên kết.

- Để mảng nhân vật chính nằm ở vị trí chính tâm hoặc lệch ra 4 góc tranh:

+ Bố cục này tạo cảm giác lệch và mắt cân đối.

+ Trong tạo hình, người ta quy ước tỉ lệ vàng là trọng tâm điểm nhìn thuận mắt nhất nằm ở vị trí 1⁄3 các chiều của bức tranh.

-  Nhân vật bị cắt hoặc sát các mép khuôn khô tranh: Cách sắp xếp này gây cảm giác hụt hãng, khó chịu, tức mắt, dễ bị phân tán và có xu hướng làm cho nhân vật bị bật ra khỏi tranh.

- Hình dáng, chỉ tiết, khoảng cách các nhân vật giống nhau:

+ Bố cục này gây cảm giác đơn điệu, không có điểm nhấn.

+ Hướng nhìn của các nhân vật cũng phải có chủ đích, tạo cảm giác các nhân vật có sự trao đổi thông tin.

- Một số yếu tố khác cần chú ý như: không nên để các đường thắng cắt nhau dồn tại một điểm, đường chéo chạy đúng vào góc tranh; tránh để các sự vật vô tình dàn thành hàng ngang hoặc theo hàng thẳng đứng tạo cảm giác đơn điệu, buồn tẻ,...

B. LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

Nhiệm vụ 1: Tham khảo các bước thể hiện bố cục tranh nhân vật theo đề tài tự chọn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước thể hiện bố cục tranh nhân vật theo đề tài tự chọn.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát Hình 1 – 6 SGK tr.59 và nêu các bước thể hiện bố cục tranh nhân vật theo đề tài tự chọn.

c. Sản phẩm: HS nêu các bước thể hiện bố cục tranh nhân vật theo đề tài tự chọn và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị: giấy, chì, màu, tẩy, nước, bảng pha màu,…

- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 – 6 SGK tr.59.

- GV hướng dẫn HS rút ra các bước thể hiện bố cục tranh nhân vật theo đề tài tự chọn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát Hình 1 – 6 và rút ra các bước thể hiện bố cục tranh nhân vật theo đề tài tự chọn.

- GV quan sát, theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lên bảng chỉ từng hình kết hợp nêu các bước thể hiện bố cục tranh nhân vật theo đề tài tự chọn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận các bước thể hiện bố cục tranh nhân vật theo đề tài tự chọn:

+ Phác thảo đen trắng:

·      Lựa chọn hình thức bố cục, phác mảng chính - phụ của nhân vật.

·      Vẽ chi tiết hình nhân vật và thêm bối cảnh cho bố cục thêm sinh động

·      Thể hiện và điều chỉnh đậm - nhạt để sản phẩm có không gian và bố cục hợp lí.

+ Vẽ màu:

·      Vẽ nét và các mảng bằng màu chủ đạo theo phác thảo đen trắng.

·      Vẽ màu và điêu chỉnh hoà sắc và đậm - nhạt theo phác thảo.

·      Vẽ thêm chi tiết và hoàn thiện sản phẩm.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Thực hiện một bố cục tranh nhân vật

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện được một bố cục tranh nhân vật.

b. Nội dung: HS thực hiện một bố cục tranh nhân vật theo đề tài tự chọn.

c. Sản phẩm: Bài bố cục tranh nhân vật của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện một bố cục tranh nhân vật theo yêu cầu:

+ Đề tài: Tự chọn (lao động, sinh hoạt, học tập, lễ hội,…)

+ Khuôn khổ: 30 x 40 cm

+ Chất liệu: tùy chọn.

- GV trình chiếu cho HS tham khảo bài mẫu:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện một bố cục tranh nhân vật theo đề tài tự chọn.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS hoàn thành bài thực hành.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa một số lỗi mắc phải trong bài vẽ của HS (nếu có).

C. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trưng bày sản phẩm và thảo luận nhóm về SPMT.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HSthảo luận nhóm về SPMT theo gợi ý SGK.

c. Sản phẩm: HS phân tích, đánh giá về SPMT trước lớp.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm trước lớp.

- GV chia HS thành 6 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận theo những nội dung sau:

+ Trình bày thứ tự các bước tiến hành thể hiện sản phẩm mĩ thuật (từ xây dựng phác thảo đến hoàn thiện).

+ Chỉ ra các nguyên lí tạo hình được sử dụng trong sản phẩm mĩ thuật. Nguyên lí nào được thể hiện rõ nhất?

+ Đưa ra quan điểm của mình khi nhận xét sản phẩm mĩ thuật của bạn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm về SPMT theo gợi ý.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm phân tích, đánh giá SPMT theo gợi ý.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nội dung mới.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được các phương pháp xây dựng bố cục tranh nhân vật đã học, tìm tư liệu cho bài học thông qua việc chụp ảnh, kí họa (ghi chép).

b. Nội dung: HS tìm tư liệu cho bài học thông qua việc chụp ảnh, kí họa (ghi chép).

c. Sản phẩm: Ảnh chụp, kí họa của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS vận dụng các phương pháp xây dựng bố cục tranh nhân vật đã học, tìm tư liệu cho bài học thông qua việc chụp ảnh, kí hoạ (ghi chép).

- GV gợi ý cho HS:

+ Chụp ảnh (khuôn hình):

·      Chọn đề tài đề chụp ảnh như: góc chợ, cảnh lao động của công nhân ngoài công

·      trường hoặc nhà máy, cảnh sinh hoạt trong gia đình, cảnh lễ hội,...

·      Lựa chọn nhóm người có bố cục (theo kiên thức đã học về bố cục tranh nhân vật) đề chụp, nên chụp từng nhóm nhỏ có ít người.

+ Kí hoạ (bố cục):

·      Vẽ kí hoạ bằng các nét đơn giản từng nhóm 3 đến 4 nhân vật, có bố cục.

·      Vẽ thêm đồ vật tạo sự liên kết giữa các nhân vật.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện tại nhà.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS báo cáo sản phẩm vào bài học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Các nguyên lí tạo hình trong xây dựng bố cục nhân vật

+ Những điều cần chú ý khi xây dựng bố cục tranh nhân vật

- Hoàn thành SPMT (nếu chưa xong).

- Chuẩn bị cho tiết Trưng bày sản phẩm.

 

 

Từ khóa tìm kiếmgiáo án chuyên đề mĩ thuật 11, giáo án chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức, giáo án chuyên đề lớp 11 kết nối tri thức, giáo án chuyên đề môn mĩ thuật 11 kết nối tri thức

Giáo án word chuyên đề môn mĩ thuật 11 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Khi đặt: nhận đủ giáo án kì I + 1/2 kì 2
  • 15/12: bàn giao đủ cả năm

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN POWERPOINT:

  • Khi đặt: nhận đủ giáo án kì 1
  • 30/11: bàn giao 1/2 kì 2
  • 30/01: bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

Với môn Toán, Ngữ văn:

  • Word: 350k/ kì/ mỗi môn - 400k/ cả năm/ mỗi môn
  • Powerpoint: 450k/ kì/ mỗi môn - 500k/ cả năm/ mỗi môn
  • Word +Powerpoint: 600k/ kì/ mỗi môn - 700k/ cả năm/ mỗi môn

Với các môn còn lại:

  • Word: 300k/ kì/ mỗi môn - 350k/ cả năm/ mỗi môn
  • Powerpoint: 400k/ kì/mỗi môn - 450k/ cả năm/ mỗi môn
  • Word +Powerpoint: 500k/ kì/ mỗi môn - 600k/ cả năm/ mỗi môn

=> Khi đặt: tặng kèm luôn mẫu đề kiểm  tra ma trận+ 5 phiếu trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Xem thêm giáo án các môn khác

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay