Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 12.2: TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC VÔ CƠ
BÀI 3: TÌM HIỂU VỀ TÁI CHẾ KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ý nghĩa của quá trình tái chế kim loại nói chung.
- Quy trình tái chế kim loại (nhôm, sắt, đồng,…) của các nước tiên tiến và của Việt Nam.
- Tác động đến môi trường của quy trình tái chế thủ công.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về tái chế kim loại.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, làm việc nhóm hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết tốt các tình huống xảy ra trong quá trình thảo luận và làm việc nhóm
Năng lực hóa học:
- Năng lực nhận thức hóa học: Trình bày được ý nghĩa của quá trình tái chế kim loại nói chung.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Trình bày được quy trình tái chế kim loại (nhôm, sắt, đồng,…) của các nước tiên tiến và của Việt Nam.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được tác động đến môi trường của quy trình tái chế thủ công.
3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT.
- Máy tính, máy chiếu
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
a. Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ học tập cơ bản của bài học.
b. Nội dung: GV nêu câu hỏi mở đầu, HS suy nghĩ trả lời theo ý kiến cá nhân.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chiếu Hình 3.1 và giới thiệu: - GV chiếu Hình 3.1 và giới thiệu: Để tái chế kim loại, trước tiên cần tách chúng ra khỏi hỗn hợp phế liệu.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu: - GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu:
Theo em, quá trình tái chế kim loại được thực hiện như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS cho ý kiến, các HS khác chú ý lắng nghe để nhận xét.
Gợi ý đáp án:
Quá trình tái chế kim loại được thực hiện:
1. Thu gom, phân loại phế liệu.
2. Nghiền, băm nhỏ.
3. Luyện kim (nung chảy, tinh luyện).
4. Tạo vật liệu.
5. Vận chuyển.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: - GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Hiện nay, trữ lượng các mỏ quặng kim loại ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu sử dụng kim loại ngày càng tăng và lượng phế thải kim loại tạo ra ngày càng nhiều. Do đó, tái chế kim loại là công việc cần thiết, vừa đảm bảo nguồn cung, vừa gia tăng giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Vậy, tái chế kim loại là gì? Quy trình tái chế kim loại như thế nào? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Bài 3: Tìm hiểu về tái chế kim loại.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của tái chế kim loại
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được ý nghĩa của quá trình tái chế kim loại nói chung.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK để có thông tin và báo cáo, trả lời CH1 SGK trang 19.
c. Sản phẩm học tập: Ý nghĩa của tái chế kim loại; Câu trả lời cho CH1 SGK trang 19 của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu nội dung kiến thức mục I SGK trang 18 – 19 và báo cáo về ý nghĩa của tái chế kim loại. - GV cho HS đọc thêm mục Em có biết SGK trang 18. - GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời CH1 SGK trang 19: Việc tái chế sắt, thép giúp tiết kiệm được những tài nguyên nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tìm hiểu và báo cáo về ý nghĩa của tái chế kim loại, đọc mục Em có biết, suy nghĩ trả lời CH1 SGK trang 19. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo về ý nghĩa của tái chế kim loại. - GV mời 1 HS đọc mục Em có biết SGK trang 18. - GV mời 1 HS trả lời CH1 SGK trang 19: Việc tái chế sắt, thép giúp tiết kiệm được nguồn tài nguyên sắt trong tự nhiên. - Các HS khác lắng nghe để nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về ý nghĩa của tái chế kim loại. | I. Ý nghĩa của tái chế kim loại Các lợi ích cơ bản từ việc tái chế kim loại: - Tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên như quặng, đất, nước; hóa chất để xử lí quặng và tách kim loại ra khỏi quặng. - Tiết kiệm được nhiều năng lượng so với quá trình tách kim loại từ quặng. - Tiết kiệm chi phí sản xuất kim loại, tạo việc làm cho người lao động. - Giảm thiểu diện tích bãi chứa phế liệu kim loại và hạn chế ô nhiễm kim loại đối với nguồn nước ngầm. - Hạn chế được các tác động tiêu cực đến môi trường: giảm nguy cơ làm mất cân bằng sinh thái và suy thoái đất do khai thác quặng; giảm phát thải khí ô nhiễm như CO2, SO2, NOx,… và xỉ từ quá trình tách kim loại từ quặng.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình tái chế kim loại
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được quy trình tái chế kim loại (nhôm, sắt, đồng,…) của các nước tiên tiến và của Việt Nam.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, tìm hiểu, báo cáo về quy trình tái chế kim loại (nhôm, sắt, đồng) và trả lời CH2, 3, 4, 5 SGK trang 19 – 22.
c. Sản phẩm học tập: Quy trình tái chế các kim loại phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam; Câu trả lời cho CH2, 3, 4, 5 SGK trang 19 – 22.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||
Tìm hiểu quy trình tái chế kim loại Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát Hình 3.2, đọc thông tin SGK trang 19 – 21 và trình bày quy trình chung về tái chế kim loại:
+ Quy trình tái chế kim loại gồm có mấy công đoạn? Đó là những công đoạn nào? + Trình bày ý nghĩa các công đoạn của quy trình tái chế kim loại. - GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời CH2, 3, 4 SGK trang 19 – 20: 2. Theo em, công đoạn nào được mô tả trong Hình 3.2 có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất và nước? Vì sao? 3. Nêu các lợi ích của việc nghiền, ép, băm nhỏ phế liệu trong tái chế kim loại. 4. Nêu vai trò của việc tạo xỉ trong công đoạn luyện kim. - GV yêu cầu HS liên hệ trả lời câu hỏi: Theo em, quy định phân loại rác thải trong phạm vi từng hộ gia đình có tác động thế nào đến quá trình thu gom phế liệu khi tiến hành tái chế kim loại? - GV cho HS đọc thêm mục Em có biết SGK trang 21. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát Hình 3.2, trình bày quy trình tái chế kim loại, suy nghĩ trả lời CH2, 3, 4 SGK trang 19 – 20, đọc mục Em có biết và câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày quy trình tái chế kim loại. - GV mời đại diện 3 HS lần lượt trả lời các CH2, 3, 4 SGK trang 19 – 20: 2. Công đoạn luyện kim (nung chảy, tinh luyện) có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất và nước vì phát thải một lượng lớn chất thải rắn ra môi trường đất như xỉ thải và nước thải ra chứa nhiều chất như hóa chất tẩy rửa, dầu mỡ, ion kim loại nặng,… 3. Lợi ích của việc nghiền, ép, băm nhỏ phế liệu trong tái chế kim loại: + Không chiếm nhiều thế tích khi di chuyển trong băng chuyền. + Tiết kiệm năng lượng ở công đoạn nung chảy. 4. Vai trò của việc tạo xỉ trong công đoạn luyện kim: Giúp loại bớt tạp chất. - GV mời 1 HS đọc mục Em có biết SGK trang 21. - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi của GV: Quy định phân loại rác thải trong phạm vi từng hộ gia đình giúp cho việc thu gom phế liệu khi tiến hành tái chế kim loại được dễ dàng hơn. - Các HS khác lắng nghe để nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức quy trình tái chế kim loại | II. Quy trình tái chế kim loại 1. Quy trình tái chế kim loại - Công đoạn 1: Thu gom và phân loại phế liệu Phế liệu kim loại được thu gom về bãi; phân loại; tách các tạp chất không phải kim loại. - Công đoạn 2: Nghiền, băm nhỏ Phế liệu kim loại được ép, nghiền
- Công đoạn 3: Luyện kim + Nung chảy phế liệu trong lò nung. + Tinh luyện trong quá trình nung chảy bằng cách thêm chất tạo xỉ hoặc bằng phương pháp điện phân sau khi kim loại tái chế nóng chảy được làm nguội, hóa rắn,… - Công đoạn 4: Tạo vật liệu Trong quá trình làm nguội, kim loại tái chế được tạo hình thành vật liệu kim loại tái chế tùy mục đích sử dụng khác nhau.
- Công đoạn 5: Vận chuyển Vật liệu kim loại tái chế được phân loại, đóng gói, vận chuyển đến các nhà kho lưu trữ hoặc chuyển đến nơi tiêu thụ. | ||||||
Tìm hiểu đặc điểm của quy trình tái chế một số kim loại phổ biến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tìm hiểu và trình bày lại quy trình tái chế sắt, đồng và nhôm trong SGK trang 21 – 22. - GV cho HS thảo luận nhóm và trả lời CH5 SGK trang 22: Hãy kể tên một số nguồn phế liệu (đồ dùng, dụng cụ, thiết bị hỏng hoặc cũ) có thể được dùng để tái chế nhôm. - GV yêu cầu HS: Kể thêm tên một số phế liệu có thể sử dụng để tái chế sắt và đồng? - GV giới thiệu thêm cho HS về quy trình sản xuất thép ở nhà máy thép Vicasa, Việt Nam:
- GV giới thiệu thêm cho HS về biểu tượng Mobius Loop: Biểu tượng được sử dụng trong bao bì sản phẩm làm bằng các vật liệu như kim loại, nhựa, thủy tinh, giấy và các tông, gỗ, dệt may, vật liệu tổng hợp (giấy và kim loại, giấy và nhựa, thủy tinh và nhựa).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận nhóm, đọc SGK, trình bày quy trình tái chế sắt, đồng và nhôm, trả lời CH5 trang 22, câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3 HS lần lượt trình bày quy trình tái chế sắt, đồng và nhôm. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời CH5 SGK trang 22: Một số nguồn phế liệu có thể dùng để tái chế nhôm: vỏ lon, khung cửa sổ, đồ gia dụng (xoong, mâm,…) - GV mời đại diện 1 – 2 HS kể tên một số phế liệu có thể sử dụng để tái chế sắt và đồng: + Sắt: sắt xây dựng, khung xe, đinh sắt, dây sắt,… + Đồng: đồ điện, chi tiết máy,… - Các HS khác lắng nghe để nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về đặc điểm của quy trình tái chế một số kim loại phổ biến. | 2. Đặc điểm của quy trình tái chế một số kim loại phổ biến a) Tái chế sắt + Tách phế liệu thép ra khỏi hỗn hợp phế liệu bằng nam châm cỡ lớn.
+ Nung chảy phế liệu thép trong lò điện ở nhiệt độ cao (1600oC). + Thêm một số chất vào thép phế liệu nóng chảy. b) Tái chế đồng - Đồng phế liệu được nung chảy ở nhiệt độ cao (1 100oC), làm nguội thu được đồng thô. - Tinh luyện đồng thô bằng cách sử dụng chúng làm điện cực dương của bể điện phân chứa dung dịch chất điện li phù hợp. c) Tái chế nhôm - Phế liệu nhôm được nung chảy trong lò đốt ở nhiệt độ khoảng 750 oC. - Thêm hỗn hợp các muối như NaCl, KCl,… nhằm tăng hiệu quả tạo xỉ. - Bổ sung một số hóa chất khác để tăng độ tinh khiết của nhôm sau khi tái chế.
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác động đến môi trường từ việc tái chế kim loại thủ công
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tác động đến môi trường của quy trình tái chế thủ công.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và báo cáo.
c. Sản phẩm học tập: Tác động tới môi trường từ việc tái chế kim loại thủ công.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu các video về ô nhiễm môi trường ở làng tái chế nhôm (0.00s – 2.45s), video về ô nhiễm môi trường từ hoạt động thu mua tái chế phế liệu (0.30s – 2.10s) và hình ảnh:
Ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước ở làng nghề tái chế - GV yêu cầu HS xem video, hình ảnh và kết hợp với tìm hiểu nội dung kiến thức mục III SGK trang 22 để trình bày tác động tới môi trường từ việc tái chế kim loại thủ công. - GV cho HS đọc thêm mục Em có biết SGK trang 22. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS xem video, hình ảnh đọc SGK và trình bày tác động tới môi trường từ việc tái chế kim loại thủ công. - HS đọc thêm mục Em có biết SGK trang 22. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trình bày tác động tới môi trường từ việc tái chế kim loại thủ công. - GV mời 1 HS đọc trước lớp mục Em có biết SGK trang 22. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, chuẩn kiến thức về tác động tới môi trường từ việc tái chế kim loại thủ công. | III. Tác động tới môi trường từ việc tái chế kim loại thủ công Các quá trình tập kết, rửa, băm nhỏ và nung chảy phế liệu; các công đoạn thải xỉ và tẩy rửa vật liệu kim loại sau tái chế bằng hóa chất,… có thể tạo ra khói bụi, khí độc, mùi hóa chất dư thừa, gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi luyện tập
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập và câu hỏi Luyện tập SGK trang 22.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời cho các câu hỏi trong phiếu bài tập và Luyện tập SGK trang 22 của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV phát phiếu bài tập cho HS: - GV phát phiếu bài tập cho HS:
PHIẾU BÀI TẬP Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng Câu 1. Chọn phát biểu sai về lợi ích của tái chế kim loại? A. Tiết kiệm chi phí sản xuất kim loại, tạo việc làm cho người lao động. B. Giảm thiểu diện tích bãi chứa phế liệu kim loại và hạn chế ô nhiễm kim loại đối với nguồn nước ngầm. C. Tiết kiệm được ít năng lượng so với quá trình tách kim loại từ quặng. D. Tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên như quặng, đất, nước. Câu 2. Trong quy trình chung về tái chế kim loại, sau khi thu gom, phân loại phế liệu thì cần phải làm gì tiếp theo? A. Nung chảy. B. Tạo vật liệu. C. Vận chuyển. D. Nghiền, băm nhỏ. Câu 3. Trong công đoạn thu gom và phân loại phế liệu, phế liệu được phân loại dựa vào đâu? A. Màu sắc. B. Kích thước. C. Độ dẻo. D. Mùi vị. Câu 4. Ở giai đoạn nấu chảy trong quy trình tái chế thép, thép phế liệu thường được nấu chảy trong lò điện ở nhiệt độ cao khoảng A. 1 100 oC. B. 750 oC. C. 1600 oC. D. 500 oC. Câu 5. Trong công đoạn luyện kim, tại sao việc tinh luyện thường được tiến hành trong quá trình nung chảy bằng cách thêm chất tạo xỉ? A.Vì để tiết kiệm năng lượng. B. Vì để phân loại phế liệu. C. Vì để loại bớt tạp chất. D. Vì để tạo khuôn đơn giản. Câu 6. Tại sao khi tái chế đồng, để tạo ra đồng tinh khiết hơn thì đồng thô cần được tinh luyện? A. Vì để tách phế liệu đồng ra khỏi hỗn hợp phế liệu. B. Vì để điều chỉnh một số tính chất vật lí của đồng tái chế theo mong muốn. C. Vì để bù đắp lượng của một số nguyên tố bị hao hụt. D. Vì phần lớn lượng đồng tái chế được sử dụng làm dây dẫn điện. Câu 7. Trong quá trình tái chế nhôm, phế liệu nhôm được làm gì nhằm hạn chế sự oxi hóa của nhôm lỏng bởi oxygen trong không khí? A. Phế liệu nhôm được nấu chảy ở nhiệt độ cao và được thêm vôi. B. Phế liệu nhôm được sục khí oxygen để loại bỏ carbon và tạp chất dễ cháy. C. Phế liệu nhôm nóng chảy được sục khí chlorine, argon, nitrogen. D. Phế liệu nhôm được nấu chảy ở nhiệt độ cao cùng với hỗn hợp các muối như NaCl, KCl,... Câu 8. Cho các giai đoạn quy trình chung về tái chế kim loại: (1) Luyện kim (nung chảy, tinh luyện). (2) Vận chuyển. (3) Thu gom, phân loại phế liệu. (4) Tạo vật liệu. (5) Nghiền, băm nhỏ. Sắp xếp thứ tự các giai đoạn trên theo quy trình tái chế kim loại đúng là A. (5), (3), (1), (4), (2). B. (3), (5), (1), (4), (2). C. (3), (5), (1), (2), (4). D. (5), (3), (1), (2), (4). |
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Luyện tập SGK trang 22: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Luyện tập SGK trang 22: Nêu một số thiết bị cũ là nguồn phế liệu tái chế đồng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm, trả lời câu hỏi Luyện tập theo yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn. - GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Mỗi một câu trắc nghiệm, GV mời một HS trình bày đáp án: - Mỗi một câu trắc nghiệm, GV mời một HS trình bày đáp án:
1. C | 2. D | 3. A | 4. C | 5. C | 6. D | 7. D | 8. B |
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi Luyện tập SGK trang 22: - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi Luyện tập SGK trang 22:
Một số thiết bị cũ là nguồn phế liệu tái chế đồng:
+ Dây điện: dây điện bọc đồng trong các thiết bị điện tử, đèn chiếu sáng, động cơ, máy móc,…
+ Ống đồng: trong hệ thống dẫn nước, dẫn khí, dẫn dầu và hệ thống điều hòa.
+Vật dụng gia đình: chảo chống dính, xoong nồi, bát đĩa và ly.
- Các HS khác chú ý lắng nghe, đối chiếu đáp án để nhận xét và bổ sung. - Các HS khác chú ý lắng nghe, đối chiếu đáp án để nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các HS làm nhanh và chính xác. - GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các HS làm nhanh và chính xác.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn để HS trả lời câu hỏi vận dụng.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi vận dụng.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS thảo luận, suy nghĩ trả lời Vận dụng 1, 2 SGK trang 19 – 23: - GV yêu cầu HS thảo luận, suy nghĩ trả lời Vận dụng 1, 2 SGK trang 19 – 23:
1. Tìm hiểu và giải thích một số phương pháp thực tế để phân biệt phế liệu thép, phế liệu nhôm và phế liệu đồng trong phế liệu kim loại.
2. Tìm hiểu và cho biết từ các ô tô hỏng, cũ trong bãi phế liệu có thể tái chế được một số kim loại nào. Giải thích.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận nhóm, nghiên cứu trả lời câu hỏi vận dụng.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn. - GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả thảo luận:
1.
Phế liệu sắt và nhôm: Dùng nam châm cỡ lớn để tách phế liệu thép ra khỏi hỗn hợp phế liệu. Sau đó, các phế liệu nhôm như xoong, nồi, vỏ lon,… sẽ được phân loại.
Sơ đồ quy trình phân loại phế liệu của một nhà máy
- Phế liệu đồng: Trong các thiết bị gia dụng, dây điện, đường ống, ống dẫn,…
2. Từ các ô tô hỏng, cũ trong bãi phế liệu có thể tái chế được một số kim loại như thép, nhôm, đồng, chì, kẽm… được nấu chảy và đúc thành các hình dạng khác nhau.
Các kim loại quý hiếm như bạch kim, vàng, bạc, palladium được tách ra từ các bộ chế hòa khí và sử dụng cho các mục đích khác.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn nhóm trả lời tốt.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học. - Ôn lại kiến thức đã học.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung - Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 5: Công nghiệp silicate.
Bình luận