Danh mục bài soạn

Giải toán 4 sách chân trời sáng tạo bài 15 Em làm được những gì?

Hướng dẫn học môn Toán 4 tập 1 sách mới chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 15 Em làm được những gì?. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

Bài 1(sgk tr.35) Tính bằng cách thuận tiện.

a) 36 + 12 + 14 + 38

b) 2 × 3 × 5 000

c) 9 × 13 + 9 × 7

Lời giải:

a) 36 + 12 + 14 + 38

= (36 + 14) + (12 + 38)

= 50 + 50

= 100

b) 2 × 3 × 5 000

= (2 × 5 000) × 3

= 10 000 × 3

= 30 000

c) 9 × 13 + 9 × 7

= 9 × (13 + 7)

= 9 × 20

= 180

Bài 2(sgk tr.35) Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật (theo mẫu)

a

b

P = (a + b) × 2

S = a × b

12 cm

9 cm

(12 + 9) × 2 = 42 (cm)

12 × 9 = 108 ($cm^2$)

24 cm

7 cm

...?...

...?...

Lời giải:

a

b

P = (a + b) × 2

S = a × b

12 cm

9 cm

(12 + 9) × 2 = 42 (cm)

12 × 9 = 108 ($cm^2$)

24 cm

7 cm

(24 + 7) × 2 = 62 (cm)

24 × 7 = 168 ($cm^2$)

 

Bài 3(sgk tr.35) a) Trong hình dưới đây, số hình tròn màu xanh nhiều hơn số hình tròn màu đỏ là bao nhiêu hình?

Bài 3(sgk tr.35)

Cách 1: 14 × 3 – 4 × 3 = 42 – 12 = 30

Cách 2: (14 – 4) × 3 = 10 × 3 = 30

So sánh giá trị hai biểu thức

(14 – 4) × 3 ...?... 14 × 3 – 4 × 3

b) Tính (theo mẫu)

Mẫu: 14 × 3 – 4 × 3 = (14 – 4) × 3

        = 10 × 3

        = 30

29 × 2 – 9 × 2      7 × 214 – 7 × 14

Lời giải:

a) So sánh giá trị hai biểu thức

(14 – 4) × 3 = 14 × 3 – 4 × 3

b)

29 × 2 – 9 × 2 = (29 – 9) × 2

      = 20 × 2

      = 40

7 × 214 – 7 × 14 = 7 × (214 – 14)

      = 7 × 200

      = 14 000

Bài 4(sgk tr.35) Mẹ mua 2 kg cam hết 52 000 đồng, ba mua 3 kg cam cùng loại hết 87 000 đồng. Hỏi ba và mẹ ai mua cam giá rẻ hơn, mỗi ki-lô-gam rẻ hơn bao nhiêu tiền?

Lời giải:

Mẹ mua 1 kg cam hết số tiền là:

52 000 : 2 = 26 000 (đồng)

Ba mua 1 kg cam hết số tiền là:

87 000 : 3 = 29 000 (đồng)

Ta thấy: 29 000 > 26 000 nên mẹ mua cam giá rẻ hơn.

Mẹ mua mỗi ki-lô-gam cam rẻ hơn số tiền là:

29 000 – 26 000 = 3 000 (đồng)

Đáp số: 3 000 đồng.

Bài 5(sgk tr.35) Lớp em dự định mua các tấm lưới hình vuông để lắp ráp các chuồng thỏ có dạng khối lập phương (xem hình)

15 Em làm được những gì?

a. Số?

Để lắp ráp 4 chuồng thỏ như hình bên dưới thì phải dùng ...?... đồng để mua các tấm lưới.

15 Em làm được những gì?

b. Quan sát hình ảnh 4 chuồng thỏ được lắp ráp theo cách sau.

15 Em làm được những gì?

• Tại sao với cách lắp ráp này số tấm lưới phải dùng sẽ ít đi mặc dù các chuồng vẫn riêng biệt?

• Số?

4 chuồng thỏ lắp ráp theo cách này sẽ tiết kiệm được tất cả là ...?... đồng.

Lời giải:

a. Mỗi chuồng thỏ như hình bên là một khối lập phương với mỗi mặt là 1 tấm lưới. Khối lập phương có 6 mặt nên:

Số tiền cần dùng để lắp ráp 1 chuồng thỏ là:

4 000 × 6 = 24 000 (đồng)

Số tiền cần dùng để lắp ráp 4 chuồng thỏ là:

24 000 × 4 = 96 000 (đồng)

Để lắp ráp 4 chuồng thỏ như hình bên dưới thì phải dùng 96 000đồng để mua các tấm lưới.

b. Lắp ráp như này sẽ tiết kiệm được 3 tấm lưới nối liền giữa 4 chuồng nên sẽ tiết kiệm được tất cả là: 4 000 × 3 = 12 000 (đồng).

Với cách lắp ráp này một mặt của chuồng thứ nhất sẽ được sử dụng luôn làm mặt của chuồng thứ hai, một mặt khác của chuồng thứ hai lại được dùng làm mặt của chuồng thứ ba, một mặt khác của chuồng thứ 3 lại được dùng làm mặt của chuồng thứ 4. Vì thế số tấm lưới phải dùng sẽ ít đi mặc dù các chuồng vẫn riêng biệt.

• 4 chuồng thỏ lắp ráp theo cách này sẽ tiết kiệm được tất cả là 12 000 đồng.

THỬ THÁCH/KHÁM PHÁ

Vẫn dùng các tấm lưới ở bài 5, em hãy tìm cách lắp ráp 4 chuồng thỏ để chi phí tiết kiệm hơn cách lắp ráp ở câu b. (Kích thước mỗi chuồng không thay đổi, các chuồng riêng biệt).

Lời giải:

Để chi phí tiết kiệm hơn cách lắp ráp của câu b em sẽ lắp 4 chuồng thỏ thành 1 khối hộp chữ nhật như dưới đây:

Với cách lắp ráp này em có thể tiết kiệm được 4 tấm lưới ghép giữa cách chuồng thỏ.

Số tiền tiết kiệm được là: 4 000 × 4 = 16 000 (đồng).

VUI HỌC

Quan sát bảng sau.

Khối lượng mỗi con thỏ (kg)

a

Số con thỏ trong mỗi chuồng

b

Số chuồng thỏ

c

Khối lượng thỏ trong các chuồng

a × b × c

Tính giá trị của biểu thức a × b × c với a = 3, b = 2, c = 5

Lời giải:

Với a = 3, b = 2, c = 5 thì a × b × c = 3 × 2 × 5 = 30

Vậy 30 là một giá trị của biểu thức a × b × c

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải toán 4 tập 1 CTST, Toán 4 CTST, Giải toán 4 chân trời sáng tạo, Toán 4 chân trời sáng tạo tâp 1, Giải toán 4 chân trời sáng tạo tập 1.
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải toán 4 sách chân trời sáng tạo bài 15 Em làm được những gì? . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải toán 4 tập 1 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Anh Ngọc CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận