Danh mục bài soạn

Giải toán 11 sách cánh diều bài 1 Phép tính lũy thừa với số mũ thực

Hướng dẫn học môn toán 11 tập 2 sách mới cánh diều. Dưới đây là lời giải bài 1 Phép tính lũy thừa với số mũ thực.Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

A. Hoạt động hoàn thành kiến thức 

I. Phép tính lũy thừa với số mũ hữu tỉ

1. Phép tính lũy thừa với số mũ nguyên

Hoạt động 1 trang 27 Toán 11 tập 2 Cánh diều

a) Cho n là một số nguyên dương. Với a là số thực tùy ý, nêu định nghĩa lũy thừa bậc n của a

b) Với a là số thực tùy ý khác 0, nêu quy ước xác định lũy thừa bậc 0 của a

Trả lời

a) Lũy thừa bậc n của a, kí hiệu là $a^{n}$, là tích của n thừa số a: $a^{n}$ = a.a.a...a (n thừa số a) với n là số nguyên dương. Số a được gọi là cơ số, n được gọi là số mũ.

b) Quy ước xác định lũy thừa bậc 0 của a (với a khác 0) là: $a^{0}=1$

Luyện tập 1 trang 28 Toán 11 tập 2 Cánh diều. Tính giá trị của biểu thức 

$M=\left ( \frac{1}{3} \right )^{12}\cdot \left ( \frac{1}{27} \right )^{-5}+(0,4)^{-4}.25^{-2}\cdot \left ( \frac{1}{32} \right )^{-1}$

Trả lời

$M=\left ( \frac{1}{3} \right )^{12}\cdot \left ( \frac{1}{27} \right )^{-5}+(0,4)^{-4}.25^{-2}\cdot \left ( \frac{1}{32} \right )^{-1}$

$= \left ( \frac{1}{3} \right )^{12}\cdot 27^{5}+\left ( \frac{5}{2} \right )^{4}\cdot \frac{1}{25^{2}}\cdot 32$

$=\frac{27^{5}}{3^{12}}+\frac{5^{4}}{2^{4}.25^{2}}\cdot 32$

$=\frac{3^{15}}{3^{12}}+\frac{5^{4}}{2^{4}.5^{4}}\cdot 32$

$=3^{3}+\frac{32}{2^{4}}=29$

2. Căn bậc n

Hoạt động 2 trang 28 Toán 11 tập 2 Cánh diều

a) Với a là số thực không âm, nêu định nghĩa căn bậc hai của a

b) Với a là số thực tùy ý, nêu định nghĩa căn bậc ba của a

Trả lời

a) Đối với a là số thực không âm, căn bậc hai của a được định nghĩa như sau: Căn bậc hai của a (ký hiệu là √a) là một số nguyên dương sao cho khi nhân với chính nó (bình phương), ta sẽ thu được giá trị a. Ký hiệu: √a = b có nghĩa là bình phương của b là a.

b) Đối với a là số thực tùy ý, căn bậc ba của a được định nghĩa như sau: Căn bậc ba của a (ký hiệu là ∛a) là một số sao cho khi nhân với chính nó (lập phương), ta sẽ thu được giá trị a. Toán ký hiệu: ∛a = b có nghĩa là lập phương của b là a.

Luyện tập 2 trang 28 Toán 11 tập 2 Cánh diều: Các số 2 và -2 có là căn bậc 6 của 64 hay không

Trả lời

Các số 2 và -2 là căn bậc 6 của 64

Hoạt động 3 trang 29 Toán 11 tập 2 Cánh diều

a) Với mỗi số thức a, so sánh $\sqrt{a^{2}}$ và $\left | a \right |$; $\sqrt[3]{a^{3}}$ và a

b) $\sqrt{a.b}$ và $\sqrt{a}.\sqrt{b}$

Trả lời

a)$\sqrt{a^{2}}$ = $\left | a \right |$ nếu a chẵn 

$\sqrt[3]{a^{3}}=a$ nếu a là số lẻ 

b) $\sqrt{a.b}=\sqrt{a}.\sqrt{b}$

Luyện tập 3 trang 29 Toán 11 tập 2 Cánh diều. Rút gọn mỗi biểu thức sau 

a) $\sqrt[3]{\frac{125}{64}}\cdot \sqrt[4]{81}$

b) $\frac{\sqrt[5]{98}.\sqrt[5]{343}}{\sqrt[5]{64}}$

Trả lời

a) $\sqrt[3]{\frac{125}{64}}\cdot \sqrt[4]{81}$

$=\sqrt[3]{\left ( \frac{5}{4} \right )^{3}}\cdot \sqrt[4]{(3)^{4}}$

$=\frac{5}{4}\cdot3=\frac{15}{4}$

b) $\frac{\sqrt[5]{98}.\sqrt[5]{343}}{\sqrt[5]{64}}$

$=\frac{\sqrt[5]{33614}}{\sqrt[5]{64}}$

$=\frac{\sqrt[5]{2}.\sqrt[5]{7^{5}}}{\sqrt[5]{2}.\sqrt[5]{2^{5}}}=\frac{7}{2}$

3. Phép tính lũy thừa với số mũ hữu tỉ 

Hoạt động 4 trang 29 Toán 11 tập 2 Cánh diều. Thực hiện các hoạt động sau:

a) So sánh $2^{\frac{6}{3}}$ và $2^{2}$

b) So sánh $2^{\frac{6}{3}}$ và $\sqrt[3]{2^{6}}$

Trả lời

a) $2^{\frac{6}{3}}=2^{2}$

b) $2^{\frac{6}{3}}=\sqrt[3]{2^{6}}$

Luyện tập 4 trang 30 Toán 11 tập 2 Cánh diều. Rút gọn biểu thức:

$N=\frac{x^{\frac{4}{3}}y+xy^{\frac{4}{3}}}{\sqrt[3]{x}+\sqrt[3]{y}}$ (x > 0; y > 0)

Trả lời

$N=\frac{x^{\frac{4}{3}}y+xy^{\frac{4}{3}}}{\sqrt[3]{x}+\sqrt[3]{y}}$

$N=\frac{\sqrt[3]{x^{4}}y+x\sqrt[3]{y^{4}}}{\sqrt[3]{x}+\sqrt[3]{y}}$

$N=\frac{\sqrt[3]{x^{3}}.\sqrt[3]{x}.y+x.\sqrt[3]{y^{3}}.\sqrt[3]{y}}{\sqrt[3]{x}+\sqrt[3]{y}}$

$N=\frac{xy(\sqrt[3]{x}+\sqrt[3]{y})}{\sqrt[3]{x}+\sqrt[3]{y}}$

$N=xy$

II. Phép tính lũy thừa với số mũ thực 

Hoạt động 5 trang 30 Toán 11 tập 2 Cánh diều: Nêu dự đoán về giá trị của số $3^{\sqrt{2}}$ (đến hàng phần trăm)

Trả lời

$3^{\sqrt{2}}$ xấp xỉ bằng 4,73

Luyện tập 5 trang 31 Toán 11 tập 2 Cánh diều: So sánh $10^{\sqrt{2}}$ và 10 

Trả lời

Có $10^{\sqrt{2}}$ > 10 

Hoạt động 6 trang 31 Toán 11 tập 2 Cánh diều: Nêu những tính chất của phép tính lũy thừa với số mũ nguyên của một số thực dương

Trả lời

Em tham khảo phần ghi nhớ trang 31

Luyện tập 6 trang 32 Toán 11 tập 2 Cánh diều. Không sử dụng máy tính cầm tay, hãy so sánh $2^{2\sqrt{3}}$ và $2^{3\sqrt{2}}$

Trả lời

Có $2\sqrt{3}$ < $3\sqrt{2}$

=> $2^{2\sqrt{3}}$ < $2^{3\sqrt{2}}$

Luyện tập 7 trang 32 Toán 11 tập 2 Cánh diều: Dùng máy tính cầm tay để tính (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm) 

a) $(-2,7)^{-4}$

b) $(\sqrt{3}-1^{\sqrt[3]{4}+1})$

Trả lời

a) $(-2,7)^{-4}$ xấp xỉ bằng 0,02

b) $(\sqrt{3}-1^{\sqrt[3]{4}+1})$ xấp xỉ bằng 0,45

B. Giải bài tập vận dụng

Bài 1 trang 33 Toán 11 tập 2 Cánh diều. Tính:

a) $\left ( \frac{1}{256}\right )^{-0,75} + \left ( \frac{1}{27}\right )^{\frac{-4}{3}}$

b) $\left ( \frac{1}{49}\right )^{-1,5} - \left ( \frac{1}{125}\right )^{\frac{-2}{3}}$

Trả lời

a) $\left ( \frac{1}{256}\right )^{-0,75} + \left ( \frac{1}{27}\right )^{\frac{-4}{3}}$

$=256^{\frac{3}{4}}+27^{\frac{4}{3}}$

$=\sqrt[4]{(4^{3})^{4}}+\sqrt[3]{(3^{4})^{3}}$

$=4^{3}+3^{4}=145$

b) $\left ( \frac{1}{49}\right )^{-1,5} - \left ( \frac{1}{125}\right )^{\frac{-2}{3}}$

$=49^{\frac{3}{2}}-125^{\frac{2}{3}}$

$=\sqrt[2]{(7^{3})^{2}}-\sqrt[3]{(5^{2})^{3}}$

$=7^{3}-5^{2}=318$

Bài 2 trang 33 Toán 11 tập 2 Cánh diều. Cho a, b là những số thực dương. Viết các biểu thức sau dưới dạng lũy thừa với số mũ hữu tỉ 

a) $a^{\frac{1}{3}}\cdot \sqrt{a}$

b) $b^{\frac{1}{2}}\cdot b^{\frac{1}{3}}\cdot \sqrt[6]{b}$

c) $a^{\frac{4}{3}}:\sqrt[3]{a}$

d) $\sqrt[3]{b}:b^{\frac{1}{6}}$

Trả lời

a) $a^{\frac{1}{3}}\cdot \sqrt{a}=a^{\frac{1}{3}+\frac{1}{2}}=a\frac{5}{6}$

b) $b^{\frac{1}{2}}\cdot b^{\frac{1}{3}}\cdot \sqrt[6]{b}=b^{\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+\frac{1}{6}}=b$

c) $a^{\frac{4}{3}}:\sqrt[3]{a}=a^{\frac{4}{3}}\cdot a^{\frac{-1}{3}}=a^{\frac{4}{3}-\frac{1}{3}}=a$

d) $\sqrt[3]{b}:b^{\frac{1}{6}}=b^{\frac{1}{3}-\frac{1}{6}}=b^{\frac{1}{6}}$

Bài 3 trang 33 Toán 11 tập 2 Cánh diều: Rút gọn mỗi biểu thức sau

a) $\frac{a^{\frac{7}{3}}-a^{\frac{1}{3}}}{a^{\frac{4}{3}}-a^{\frac{1}{3}}}$

b) $\sqrt[3]{\sqrt{a^{12}b^{6}}}=\sqrt[3]{(a^{12}b^{6})^{\frac{1}{2}}}$

Trả lời

a) $\frac{a^{\frac{7}{3}}-a^{\frac{1}{3}}}{a^{\frac{4}{3}}-a^{\frac{1}{3}}}= \frac{a^{\frac{1}{3}}\cdot (a^{2}-1)}{a^{\frac{1}{3}}\cdot (a-1)}=\frac{a^{2}-1}{a-1}=a+1$

b) $\sqrt[3]{\sqrt{a^{12}b^{6}}}=\sqrt[3]{(a^{12}b^{6})^{\frac{1}{2}}}=(a^{12}b^{6})^{\frac{1}{6}}=a^{2}.b$

Bài 4 trang 33 Toán 11 tập 2 Cánh diều: Viết các số theo thứ tự tăng dần

a) $1^{1,5}; 3^{-1}; \left ( \frac{1}{2} \right )^{-2}$

b) $2022^{0}; \left ( \frac{4}{5} \right )^{-1}; 5^{\frac{1}{2}}$

Trả lời

a) - Có a) $1^{1,5}=1$

$3^{-1}= \frac{1}{3}$

$\left ( \frac{1}{2} \right )^{-2}=2^{2}=4$

=> Thứ tự là: $3^{-1}; 1^{1,5}; 4$

b) Có $2022^{0}=1$

$\left ( \frac{4}{5} \right )^{-1}=\frac{5}{4}$

$5^{\frac{1}{2}}=\sqrt{5}$

=> Thứ tự là: $2022^{0}; \left ( \frac{4}{5} \right )^{-1}; 5^{\frac{1}{2}}$

Bài 5 trang 33 Toán 11 tập 2 Cánh diều: Không sử dụng máy tính cầm tay, hãy so sánh các số sau:

a) $6^{\sqrt{3}}$ và 36

b) $(0,2)^{\sqrt{3}}$ và $(0,2)^{\sqrt{5}}$

Trả lời

a) Có 36=6^{2} mà $\sqrt{3} < 2$ => $6^{\sqrt{3}}$ < $36$

b) Có $\sqrt{3}<\sqrt{5}$ => $(0,2)^{\sqrt{3}}$ > $(0,2)^{\sqrt{5}}$

Bài 6 trang 33 Toán 11 tập 2 Cánh diều: Định luật thứ ba của Kepler về quỹ đạo chuyển động cho biết cách ước tính khoảng thời gian P (tính theo năm Trái Đất) mà một hành tinh cần để hoàn thành một quỹ đạo quay quanh Mặt Trời. Khoảng thời gian đó được xác định bởi hàm số $P=d^{\frac{3}{2}}$, trong đó d là khoảng cách từ hành tinh đó đến Mặt Trời tính theo đơn vị thiên văn AU (1 AU là khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, tức là 1 AU khoảng 93 000 000 dặm) (Nguồn: R.I. Charles et al., Algebra 2, Pearson). Hỏi Sao Hoả quay quanh Mặt Trời thì mất bao nhiêu năm Trái Đất (làm tròn kết quả đến hàng phần nghìn)? Biết khoảng cách từ Sao Hoả đến Mặt Trời là 1,52 AU.

Trả lời

Có $P=d^{\frac{3}{2}}=1.52^{\frac{3}{2}}≈1,87$ (năm)

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải toán 11 Cánh diều tập 2 Chương VI bài 1 Phép tính lũy thừa với số mũ thực, giải toán 11 Cánh diều tập 2 bài 1, Giải SGK toán 11 Cánh diều tập 2 Chương VI bài 1 Phép tính lũy thừa với số mũ thực
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải toán 11 sách cánh diều bài 1 Phép tính lũy thừa với số mũ thực . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải toán 11 tập 2 cánh diều. Phần trình bày do Phạm Trang CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận