Giải Tiếng Việt 4 sách Cánh diều bài 14 Bài ca giữ nước

Hướng dẫn học môn Tiếng Việt 4 sách mới Cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 14 Bài ca giữ nước. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

CHIA SẺ: TRÒ CHƠI: HÁI HOA LỊCH SỬ

Câu hỏi 1: Chuẩn bị một số bông hoa giấy ghi yêu cầu cho người chơi.

Câu hỏi 2: Mỗi học sinh hái một bông hoa và tiếp nối nhau thực hiện yêu cầu viết trên bông hoa đó.

Bài giải

Học sinh có thể tham khảo các yêu cầu sau:

  • Bạn hãy nói tên vị vua có công dẹp loạn 12 sứ quân.
  • Ai là người lập ra nhà Trần.
  • Vị vua nào đã lập ra nhà Lý?

BÀI ĐỌC 1: NGÔ QUYỀN ĐẠI PHÁ QUÂN NAM HÁN

Câu hỏi 1: Vua Nam Hán mượn cớ gì để xâm lược nước ta?

Bài giải

Vua Nam Hán mượn cớ nước ta có loạn để xâm lược nước ta.

Câu hỏi 2: Trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng diễn ra như thế nào?

Bài giải

Trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng: Ngô Quyền sai người lấy gôc tốt vạt nhọn đầu, bịt sắt rồi ngâm xuống đóng 2 bên cửa sông, thủy triều lên quân ta chèo thuyền nhẹ ra khiêu chiến giả thua dụ địch đuổi theo lọt sâu vào vùng cắm cọc lúc thủy triều xuống. Lúc này tung quân ra đánh khiến giặc rối loạn, thuyền bị lật úp và vỡ. Quân giặc thua và tháo chạy.

Câu hỏi 3: Những chi tiết nào cho thấy Ngô Quyền là một vị chỉ huy rất mưu lược?

Bài giải

Những chi tiết như nghe tin Hoàng Tháo sắp đến, biết địch từ xa đến mỏi mệt, mất kẻ nội ứng, quân ta đang khỏe ắt phá được chúng và dùng cọc để ngầm đóng xuống biển.... cho thấy Ngô Quyền là một vị chỉ huy rất mưu lược.

Câu hỏi 4: Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử nước ta?

Bài giải

Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt mộng xâm lăng của giặc phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài trong lịch sử nước ta.

Câu hỏi 5: Chủ đề của câu chuyện này là gì?

Bài giải

Chủ đề của câu chuyện này là công cuộc giữ nước lịch sử của Ngô Quyền.

BÀI VIẾT 1: LUYỆN TẬP TẢ CON VẬT

Câu 1: Nhận xét về cách tả ngoại hình của con vật ở các đoạn văn in nghiêng dưới đây:

a, " Meo,meo"!. Đấy, chú bạn mới của tôi lại đến chơi với tôi đấy.

Chà, nó có bộ lông mới đẹp làm sao! Màu lông hung hung có sắc vằn đo đỏ, rất đúng với cái tên mà tôi đã đặt cho nó. Mèo Hung có cái đầu tròn tròn, hai cái tai dong dỏng dựng ban đêm, đôi mắt ấy sáng lên giúp mèo nhìn rõ mọi vật. Bộ ria mép vểnh lên có vẻ oai lắm. Bốn chân thì thon thon, bước đi một cách nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Cái đuôi dài trông thướt tha duyên dáng. Mèo Hung trông thật đáng yêu!

HOÀNG ĐỨC HẢI, Con mèo Hung

b, Những con ngan nhỏ mới nở được ba hôm chỉ to hơn cái trứng một tí.

Chúng có bộ lông vàng óng. Một màu vàng đáng yêu như màu của những con tơ nõn mới guồng. Nhưng đẹp nhất là đôi mắt với cái mỏ. Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ. Một cái mỏ màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, mọc ngăn ngắn đằng trước. Cái đầu xinh xinh, vàng nuột và ở dưới bụng, lủn chủn hai cái chân bé tí màu đỏ hồng.

TÔ HOÀI, Đàn ngan mới nở

Bài giải

a, 

- Tác giả đã tả bộ lông và hình dáng bề ngoài, đặc điểm hình dáng của con mèo.

- Các chi tiết được miêu tả theo trình tự từ trên xuống dưới.

- Các chi tiết thể hiện sự quan sát chính xác của tác giả như: Màu lông hung hung có sắc vằn đo đỏ, hai cái tai dong dỏng dựng ban đêm, đôi mắt ấy sáng lên, bước đi một cách nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất

- Các hình ảnh so sánh và nhân hóa như: bước đi một cách nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất....

-> Tác giả thể hiện tình cảm đối với con mèo thông qua các từ ngữ như: đáng yêu, chú bạn

b,

- Tác giả đã tả bộ lông và hình dáng bề ngoài, đặc điểm hình dáng của con ngan.

- Các chi tiết được miêu tả theo trình tự từ trên xuống dưới.

- Các chi tiết thể hiện sự quan sát chính xác của tác giả như: Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh như có nước....

- Các hình ảnh so sánh và nhân hóa như: Một màu vàng đáng yêu như màu của những con tơ nõn mới guồng

-> Tác giả thể hiện tình cảm đối với con mèo thông qua các từ ngữ như: xinh xinh

Câu 2: Dựa theo dàn ý đã lập ở bài 13, hãy viết đoạn văn tả ngoại hình của con vật mà em yêu thích.

Bài giải

Hôm ba mới đưa về, chị chỉ bằng cái quả dưa chuột lớn. Mỗi bữa chị chỉ ăn vài hạt cơm và một miếng cá hoặc miếng thịt nhỏ rồi tìm chỗ ấm leo lên nằm. Có lần chị ốm hai ngày liền, không ăn một hạt cơm vào bụng. Người mềm nhũn, bước đi không vững, em phải liên tục mớm cơm cho chị. Những tưởng chị sẽ “ra đi vĩnh viễn”. Thế mà giờ đây, chị đã trở thành một thiếu nữ khỏe khoắn và xinh đẹp nữa. Bộ lông ba sắc màu, vàng, đen, trắng xen kẽ nhau mượt mà như những sợi tơ nhuộm màu, đem lại cho chị một bộ y phục tuyệt diệu. Cái đầu thì tròn tròn bằng nắm tay người lớn được điểm sáng bằng cái mũi nhỏ nhỏ, xinh xinh với hai cái lỗ ươn ướt màu hồng nhạt. Hai bên khóe miệng những sợi râu mép trắng như cước lúc nào cũng cử động liên tục. Cái miệng xinh xinh được viền bằng một nét kẻ màu hồng phấn, cứ tưởng chị ta vừa mới trang điểm chuẩn bị cho một cuộc “khiêu vũ” đâu đó. Cái đuôi ước chừng độ hai gang tay của em, tròn lẳn với ba sắc quấn tròn. Lúc thì cuộn hình xoáy trên ốc, lúc thì duỗi thẳng đườn đượt, ngoe nguẩy trông đến là ngộ. Bộ móng vuốt của chị thì thật lợi hại, vừa cong vừa nhọn như một lưỡi dao quắm và sắc bén chẳng khác gì lưỡi dao bào. Đó là thứ vũ khí mà kẻ thù của chị phải kinh hoàng bạt vía mỗi lần đụng độ với chị.

KỂ CHUYỆN: DANH TƯỚNG LÝ THƯỜNG KIỆT

1. Nghe và kể lại câu chuyện dựa theo các câu hỏi

Câu hỏi 1: Lý Thường Kiệt đã làm gì để chủ động phá âm mưu xâm lược của địch?

Bài giải

Ngồi yên đợi giặc sao bằng đánh trước để bẻ gãy mũi nhọn của nó!

Chủ trương thực hiện một chiến lược đánh đòn phủ đầu, Tiên phát chế nhân, ông quyết định mở trận tiến công quy mô sang đất Tống.

Câu hỏi 2: Lần thứ nhất vượt sông, quân địch bị đánh bại như thế nào?

Bài giải

Quân Tống bị chặn lại ở sông Như Nguyệt (sông Cầu), bị tiêu hao sinh lực, giảm sút tinh thần rồi sa vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.

Câu hỏi 3: Quân địch tiếp tục thảm bại như thế nào trong lần thứ hai vượt sông?

Bài giải

 

Câu hỏi 4: " Bài thơ thần" đã khích lệ quân sĩ như thế nào?

Bài giải

“Nam quốc sơn hà. Nam đế cư.

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.

Bài thơ xuất hiện vào lúc gay go nhất của cuộc chiến, đã cổ vũ tinh thần cho quân ta không ngại gian khổ mà chiến đấu, làm cho quân Tống không thể tiến lên được.

Câu hỏi 5: Lý Thường Kiệt đã làm gì để sớm kết thúc chiến tranh?

Bài giải

Để đỡ hao tổn xương máu của cả hai dân tộc, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng một cuộc giảng hòa để quân Tống rút quân về nước.

2. Trao đổi về câu chuyện trên:

a, Câu chuyện cho thấy điều gì về tài năng của Lý Thường Kiệt?

b, Chi tiết nào trong câu chuyện gây ấn tượng mạnh nhất đối với em? Vì sao?

Bài giải

a. Lý Thường Kiệt là một vị tướng tài năng, kiệt xuất, có những đường lối lãnh đạo quân đội đúng đắn

b. Chi tiết gây ấn tượng mạnh nhất đối với em là chi tiết "Ngồi không chờ giặc tới chi bằng tấn công giặc trước". Điều này chưa từng có trong lịch sử, thay vì ở tâm thế là người bị tấn công, ta tấn công giặc trước nhằm gây suy yếu cho kẻ địch.

BÀI ĐỌC 2: MỪNG ĐỘC LẬP

Câu hỏi 1: Hình ảnh cờ đỏ sao vàng bay trước bót cỏ nói lên điều gì?

Bài giải

Hình ảnh cờ đỏ sao vàng bay trước bót cỏ nói lên nước nhà đã độc lập, kết thúc chiến tranh.

Câu hỏi 2: Tìm những hình ảnh người dân nô nức về dự cuộc mít tinh.

Bài giải

Những hình ảnh người dân nô nức về dự cuộc mít tinh là: người từ các nơi đổ về đứng chật cả sân chợ....

Câu hỏi 3: Những chi tiết nào thể hiện niềm vui vô bờ bến của người dân mừng nước nhà độc lập?

Bài giải

Những chi tiết thể hiện niềm vui vô bờ bến của người dân mừng nước nhà độc lập là: mệnh ai người nấy hét, vừa hét vừa giơ cao tay vẫy cờ, tất cả cùng cất tiếng hòa theo....

Câu hỏi 4: Tiếng hét vang của mọi người được so sánh với gì?

Bài giải

Tiếng hét vang của mọi người được so sánh với bài hát vang mãi với đời người.

Câu hỏi 5: Theo em, vì sao " bài hát" ấy chỉ cất lên một lần mà " vang mãi với đời người?

Bài giải

Theo em, " bài hát" ấy chỉ cất lên một lần mà " vang mãi với đời người" vì đó là bài hát của chiến thắng, bài hát mà chỉ trong một khoảnh khắc duy nhất đó sau bao nhiêu năm chịu sự áp bức, đô hộ mà được cất lên không gì có thể sánh bằng.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TRẠNG NGỮ

I, Nhận xét

1. Bộ phận in đậm trong mỗi câu sau bổ sung cho câu những thông tin gì? Tìm ý đúng

a, Ở Ea Lâm, nhà nào cũng có cuộc sống đầy đủ, dễ chịu.1, Thời gian diễn ra sự việc

b, Bây giờ, nhà nào cũng có cuộc sống đầy đủ, dễ chịu.

2, Địa điểm diễn ra sự việc
c, Vì chịu khó lao động, nhà nào cũng có cuộc sống đầy đủ, dễ chịu.3, Mục đích của hoạt động
d, Bằng hai bàn tay lao động, người dân Ea Lâm đã thay đổi cuộc sống của mình.4, Nguyên nhân của sự việc
e, Để có cuộc sống đầy đủ, dễ chịu, nhà nào cũng chịu khó lao động.5, Phương tiện thực hiện hoạt động

Bài giải

1- b; 2- a; 3- e; 4- c; 5- d

2. Mỗi bộ phận trên trả lời cho câu hỏi nào?

  • Ở đâu?
  • Bao giờ?
  • Vì sao?
  • Để làm gì?
  • Bằng gì?

Bài giải

  • Ở đâu? -> Địa điểm diễn ra sự việc
  • Bao giờ? -> Thời gian diễn ra sự việc
  • Vì sao? -> Nguyên nhân của sự việc
  • Để làm gì? -> Mục đích của hoạt động
  • Bằng gì? -> Phương tiện thực hiện hoạt động

II. Bài học

III. Luyện tập

1. Tìm trạng ngữ trong các câu sau:

a, Tháng 12 năm 1075, Lý Thường Kiệt đme quân phá tan ba thành trì của địch. Vì bị mất lương thảo và vũ khí tích trữ ở đó, hơn một năm sau, nhà Tống mới cử Quách Quỳ chỉ huy đại quân tràn vào Đại Việt.

Danh tướng Lý Thường Kiệt

b, Trên dòng sông mênh mông, những chiếc xuồng với lá cờ mỗi lúc mỗi gần nhau, đổ về bến chợ.

Theo NGUYỄN QUANG SÁNG

Bài giải

a, Tháng 12 năm 1075; Vì bị mất lương thảo và vũ khí tích trữ ở đó, hơn một năm sau,

b, Trên dòng sông mênh mông, 

2. Đặt một câu nói về hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc hoạt động kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ở trường em, trong câu có trạng ngữ.

Bài giải

Nhân ngày kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, trường em tổ chức hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

-> Trạng ngữ là: Nhân ngày kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

BÀI VIẾT 2: LUYỆN TẬP TẢ CON VẬT

1. Nhận xét về cách tả tính tình, hoạt động của con vật ở hai đoạn văn dưới đây:

a, Có một hôm, tôi đang ngôi học, bỗng thấy nó rón rén bước từng bước nhẹ nhàng đến bên bồ thóc ngồi rình. A! Con mẻo này khôn thật! Chả là ngày thường chuột hay vào bồ ăn vụng thóc nên mèo mới rình ở đây. Bỗng nhiên nó chụm bốn chân lại, dặt dặt cái đuôi lấy đà rồi "phốc" một cái. Thế lò một con chuột đã nằm gọn ngay trong vuốt của nó... Nhiều lúc tôi đang học bài, chú ta đến dụi dụi vào tay, muốn tôi vuốt ve bộ lông mượt như nhung hoặc đùa với chú một tí.

HOÀNG ĐỨC HẢI, Con mèo Hung

b, Con mèo hay nằm lim dim ngoài sân để sưởi nắng và cũng để rình bắt lũ thần lằn. Lần đầu tiên, khi phóng đôi chân nhỏ yếu để vượt qua một độ cao quá sức, nơi con thằn lằn đang nghiêng đầu ngó nó, con mèo trượt ngã một cú nặng, phải nằm thở đốc. Tôi thương quá, vội chạy đến ôm nó vào lòng, Không ngờ nó vùng khỏi tay tôi, kêu lên một tiếng “meo" giộn dỗi rồi phóng mình lên cao mội lần nữa, lần nữa. Cứ mỗi lần ngã là một lần nó bật kêu một tiếng "meo” đầy tức giận, rồi lại tiếp tục phóng lên. Lần cuối cùng, nó phóng lên được đúng độ cao cần đạt thì con thằn lằn đã rút êm sang chỗ khác. Tuy vậy, nó vẫn ngồi trên gờ tường cửa sổ, nhìn xuống tôi và kêu lên những tiếng "meo, meo,..." đầy hãnh diện.

BẠCH NGUYÊN, Người thầy của tuổi thơ.

Bài giải

a,

- Tác giả tả hoạt động bắt chuột và muốn vuốt ve của con mèo.

- Các chi tiết về hoạt động của con mèo được miêu tả theo trình tự thời gian

- Hoạt động của con mèo thể hiện sự năng động của nó.

- Tác giả thể hiện tình cảm qua việc sử dụng các từ như: khôn thật

b,

- Tác giả tả hoạt động sưởi nắng và rình bắt lũ thằn lằn của con mèo.

- Các chi tiết về hoạt động của con mèo được miêu tả theo trình tự thời gian.

- Hoạt động của con mèo thể hiện sự năng động và kiên trì, không cam chịu của nó.

- Tác giả thể hiện tình cảm qua việc sử dụng các từ như: tôi thương quá

2. Dựa vào dàn ý đã lập ở bài 13, hãy viết đoạn văn về tính tình, hoạt động của con vật mà em yêu thích.

Bài giải

Một lần tình cờ, em chứng kiến cảnh Mi Mi bắt chuột thật là ngoạn mục. Cô nàng nép mình sau lu gạo kiên trì rình rập. Dường như đến cả hơi thơ cô nàng cũng cố giữ cho thật khẽ. Thấy im ắng quá, một thằng chuột nhắt từ trong hốc bếp chui ra, ngó ngang ngó dọc ra chiều cảnh giác. Thằng chuột có vẻ yên tâm từ từ tiến về phía lu gạo, Mi Mi vẫn bất động. Thằng chuột và lu gạo mỗi lúc một gần, Mi Mi khẽ thu mình lại. Thằng chuột đã đến gần lu gạo và chắc mẩm sẽ được một bữa no nê. Tựa như chiếc lò xo bị nén chỉ chờ bật ra, Mi Mi phốc tới như một mũi tên. Thằng chuột nhắt đáng ghét đã nằm gọn dưới mười chiếc vuốt nhọn hoắt, Mi Mi của em bắt chuột thật là tài.

BÀI ĐỌC 3: BỨC ẢNH

Câu hỏi 1: Hai mẹ con cô bé được tổ trinh sát phát hiện trong hoàn cảnh nào?

Bài giải

Hai mẹ con cô bé được tổ trinh sát phát hiện trong hoàn cảnh người mẹ bị trúng đạn địch, nằm ngất bên đường mòn.

Câu hỏi 2: Theo em, vì sao bức ảnh cô bộ đội trẻ bế cháu lại gây xúc động lớn?

Bài giải

Theo em, bức ảnh cô bộ đội trẻ bế cháu lại gây xúc động lớn vì thể hiện sự giúp đỡ, đùm bọc nhau trong hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh liên miên.

Câu hỏi 3: Những ai đã giúp cô bé trong bức ảnh năm xưa tìm lại được ân nhân của mình?

Bài giải

Một nhóm phóng viên đã giúp cô bé trong bức ảnh năm xưa tìm lại được ân nhân của mình.

Câu hỏi 4: Cuộc gặp gỡ của cô Hiền và bà Mùi diễn ra như thế nào?

Bài giải

Cuộc gặp gỡ của cô Hiền và bà Mùi diễn ra đầy xúc động trong một căn nhà đơn sơ. Cô Mùi trào nước mắt, lao tới giường bệnh và gọi mẹ ơi.

Câu hỏi 5: Qua câu chuyện trên, em hiểu các chiến sĩ quyết tâm bảo vệ từng tấc đấc của Tổ quốc là vì ai?

Bài giải

Qua câu chuyện trên, em hiểu các chiến sĩ quyết tâm bảo vệ từng tấc đấc của Tổ quốc là nhân dân, vì tất cả mọi người trên đất nước này.

BÀI VIẾT 3: LUYỆN TẬP TẢ CON VẬT

Đề bài: Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài văn tả một con vật mà em yêu thích.

Bài giải

Học sinh tham khảo bài văn tả con Mèo:

      Vào ngày sinh nhật lần thứ 8 của em , bà ngoại có tặng em một chú mèo rất dễ thương và đáng yêu. Vừa nhìn thấy chú là em đã vui mừng và thích thú lắm!Em thường gọi chú với cái tên dễ thương là Mi.

      “Meo, meo, meo”, hôm nào cũng vậy, cứ khi em ngồi vào bàn học bài là chú Mi lại đến nằm dụi đầu vào chân em. Mi thân thiết và gắn bó với em từng ngày.

      Ngày bà ngoại cho, con mèo chỉ bằng chai nước khoáng nhỏ nhưng bây giờ thì nó đã to bằng cái chai Cô-ca đại bự. Toàn thân chú được bao phủ một màu vàng và điểm thêm vài vệt trắng làm cho chiếc áo của chú lại càng thêm đẹp. Cái đầu của chú to hơn quả bóng ten-nít một chút. Đôi mắt tròn như hai hòn bi ve và sáng như đèn pha. Cái mũi phơn phớt hồng, lúc nào cũng ươn ướt như người bị cúm sổ mũi vậy. Cái tai của chú mới thính làm sao ! Chỉ một tiếng động nhỏ, chú đều phát hiện được đó là tiếng gì, có cần phải giải quyết hay không. Cái tai và cái mũi đó chính là cái ra-đa của chú để phát hiện những tên chuột láu lỉnh hay phá hoại, ăn trộm thóc gạo của người. Cổ Mi được quàng một chiếc khăn màu trắng đục. Bốn cái chân không cao lắm so với thân hình chú nhưng lại chạy rất nhanh. Dưới bàn chân là một lớp thịt dày, mịn, màu hồng nhạt.

      Bà em bảo những miếng thịt đó giúp Mi di chuyển nhẹ nhàng, không gây một tiếng động nhỏ, làm cho nhiều chú chuột không ngờ. Những chiếc vuốt của chú rất nhọn và sắc. Đã có lần, những chiếc vuốt đó đã để lại dấu vết trên tay em khi em đùa vui, nghịch ngợm với chú. Chính những chiếc vuốt đó là thứ vũ khí lợi hại của chú mà mỗi con chuột khi nhìn thấy phải kinh hoàng. Mỗi khi muốn chơi với em, chú lại dùng đầu dụi vào tay em rồi lấy những cái vuốt ấy cào cào nhẹ vào bàn tay em. Chao ôi ! Cái đuôi của chú mới dẻo làm sao ! Chiếc đuôi như một cái dấu ngã, chẳng giấu vào đâu được. Hôm nào cũng vậy, chú ta cứ ngủ khì. Thế nhưng lũ chuột cũng chẳng dám ra quấy phá vì chú rất tinh, cũng có thể lũ chuột cảnh giác, nghĩ là Mi đang rình chúng đấy. Ban đêm, Mi ta mới đi làm cho chủ. Chú ta biết hết đường đi lối lại của bọn chuột.

      Không con chuột nào chạy thoát nếu chú đã phát hiện được. Có lần, em được chứng kiến nó bắt chuột ban ngày. Có lẽ, con chuột đó đói quá phải đi ăn trộm ban ngày. Chú Mi ngụy trang rất khéo, chú nằm khuất sau cái chổi cạnh chân hòm cáng thóc. Một con chuột nhắt rất tinh ranh, mắt lấm lét, đi nhẹ nhàng đến định trèo lên hòm thóc để chui vào ăn thóc. Mi nằm yên như đang ngủ. Bỗng “chụp” một cái, chỉ nghe thấy tiếng“chít” tuyệt vọng, Mi ta đã vồ gọn con mồi trong móng vuốt của chú. Hả hê với chiến thắng của mình, Mi tha con chuột đó ra vườn. Chú nhả con chuột ra, lấy cái chân trước vờn đi vờn lại con chuột đó. Con chuột vội chạy đi nhưng chạy sao thoát. Em nghĩ con chuột đó chỉ sợ đã chết. Thế rồi, chú ta ung dung ngồi chén hết con chuột nhắt đó. Mỗi lần chú bắt được chuột, em đều vuốt ve động viên chú. Đến bữa, em lại thưởng cho chú những miếng ăn ngon nhất. Mi tỏ vẻ sung sướng lắm.

      Mi ăn rất ít, hàng ngày chú ta ăn không hết một bát cơm. Khi ăn, chú ta cứ nhỏ nhẻ từng tí một. Em thường nghe mọi người nói “ăn như mèo” quả không sai. Dù đói đến đâu thì Mi cũng ăn rất từ tốn. Khác với Vàng- chú cún tinh nghịch nhà em, cứ ăn hùng hục. Vàng và Mi rất thân với nhau. Ngày nào, chúng cũng chơi đùa với nhau mà không có xích mích gì cả.

      Buổi sáng, khi nắng vàng trải khắp sân, Mi nằm duỗi dài bốn chân, mắt lim dim, trông thật đáng yêu. Thỉnh thoảng , nó lại cho tay lên mặt cào cào, như là nó đang rửa mặt. Buổi tối, khi cả nhà ăn cơm xong, bao giờ Mi cũng tranh thủ ngồi vào lòng em nũng nịu.

      Em rất yêu quý Mi. Míu không chỉ là vật kỉ niệm của bà ngoại tặng cho em mà nó còn là “dũng sĩ diệt chuột” của nhà em. Mi giúp nhà em rất nhiều trong chiến dịch diệt chuột. Từ ngày có Mi, nhà em không còn lo lũ chuột quấy phá. Em sẽ chăm sóc Mi cho khỏe, chơi với Mi vui vẻ để làm theo đúng lời dặn của bà em khi bà tặng Mi cho em.

TRAO ĐỔI: TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:

1. Phát biểu cảm nghĩ của em về một câu chuyện đã học ở bài 14.

2. Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng yêu nước.

Bài giải

Học sinh có thể tham khảo: Ý kiến về biểu hiện của lòng yêu nước

      Khi nhắc đến nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt, chúng ta không thể bỏ qua tình yêu nước sâu sắc. Yêu nước không chỉ là một khái niệm thể hiện tình cảm, mà nó còn đại diện cho sự gần gũi, tinh tế và đầy cảm hứng, dẫn nguồn từ niềm tôn trọng và sự trân trọng mà chúng ta dành cho những gì xung quanh, cho những người mà chúng ta yêu mến.

      Biểu hiện của tình yêu nước có mặt trong ý thức và hành động hằng ngày của mỗi người. Trong thời chiến, tình yêu nước tràn đầy sức sống và quẩy chầy cùng các cuộc khởi nghĩa, cùng với những nỗi niềm sẵn sàng hy sinh tính mạng khi đi quốc tịch. Trong thời bình, mỗi người thể hiện tình yêu nước bằng cách chăm chỉ học tập, lao động và rèn luyện đạo đức với mong muốn tạo ra một cuộc sống tươi đẹp hơn cho bản thân, gia đình và dân tộc. Vậy lòng yêu nước đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn năng lượng vô giá và sợi dây kết nối trái tim của những "con Lạc cháu Hồng", giúp chúng ta tạo ra những chiến công "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

       Tình yêu nước của thế hệ trước đã tạo nên sự tin tưởng cho thế hệ sau. Mặc dù các thế hệ trẻ có thể sống và làm nghề tại nhiều nơi trên toàn thế giới, những người Việt Nam vẫn giữ trong trái tim mình niềm tình yêu nước sâu sắc, để nhớ, để tôn vinh và cũng để muốn có thể làm gì đó cho đất nước yêu quý hình chữ S của Việt Nam.

BÀI ĐỌC 4: TRƯỜNG SA

Câu hỏi 1: Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy Trường Sa từ rất lâu đời đã gắn bó với Tổ quốc Việt Nam?

Bài giải

Những từ ngữ, hình ảnh cho thấy Trường Sa từ rất lâu đời đã gắn bó với Tổ quốc Việt Nam là: Rồng Tiên thuở ấy sinh thành Trường Sa, gửi hồn cha ông.

Câu hỏi 2: Bốn từ chung lặp lại ở khổ thơ thứ 2 nói lên điều gì về tình cảm của các chiến sĩ Trường Sa với đồng đội và với đất liền?

Bài giải

Bốn từ chung lặp lại ở khổ thơ thứ 2 nói lên tình cảm của các chiến sĩ Trường Sa với đồng đội và với đất liền là như nhau, cùng một lòng không khác gì nhau dù là ai và dù ở đâu thì cũng sẽ như thế

Câu hỏi 3: Việc nhắc tên một số đảo ở Trường Sa thể hiện tình cảm của tác giả bài thơ như thế nào?

Bài giải

Việc nhắc tên một số đảo ở Trường Sa thể hiện tình cảm của tác giả bài thơ thể hiện sự đồng lòng của tác giả với các chiến sĩ, các đảo thể hiện tình cảm này sẽ mãi tồn tại cùng thời gian.

Câu hỏi 4: Khổ thơ cuối cho em cảm nhận điều gì về cuộc sống của các chiến sĩ ở Trường Sa?

Bài giải

Khổ thơ cuối cho em cảm nhận cuộc sống của các chiến sĩ ở Trường Sa rất vất vả và thiếu thốn nhưng với tình yêu nước thì các chiến sĩ vẫn vui vẻ đối mặt.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TRẠNG NGỮ

I. Nhận xét

1. Tìm trạng ngữ trong mỗi câu sau:

     Ngày hôm đó, mầm cỏ đã lấm tấm xanh khắp các ngọn đồi. Đêm ấy, trời mưa phùn. Đêm hôm sau, lại mưa tiếp. Sáng ngày thứ ba, Nhẫn lùa đàn bò ra đi.

Theo HỒ PHƯƠNG

Bài giải

Trạng ngữ là: Ngày hôm đó; Đêm hôm sau; Sáng ngày thứ ba

2. Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong mỗi câu trên?

Bài giải

Trạng ngữ đứng ở vị trí đầu câu

3. Trạng ngữ được ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bằng dấu câu nào?

Bài giải

Trạng ngữ được ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bằng dấu phẩy

II. Bài học

III. Luyện tập

1. Tìm trạng ngữ trong mỗi câu sau:

       Thuở xưa, nước ta bị giặc Minh xâm lược. Bấy giờ, có ông Lê Lợi khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn. Trong buổi đầu, vì còn yếu, nghĩa quân nhiều lần bị thua. Để giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, Đức Long Quân đã cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đó. Sau khi đuổi giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi vua. Một năm sau, khi nhà vua cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên lấy lại thanh gươm thần. Từ đó, hồ mang lên Hồ Gươm.

Theo truyện Sự tích Hồ Gươm

Bài giải

Trạng ngữ là: Thuở xưa; Bấy giờ; Trong buổi đầu; Để giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm; Từ khi có gươm thần; Sau khi đuổi giặc Minh về nước; Một năm sau; Từ đó.

2. Dựa vào nội dung bài đọc Trường Sa, viết một đoạn văn ngắn ( 4-5 câu) về các chiến sĩ ở Trường Sa, trong đó ít nhất một câu có trạng ngữ. Chỉ ra trạng ngữ trong câu đó.

Bài giải

Nay trong thời bình, hàng trăm ngàn những người lính đã gác lại đời tư, tạm biệt những vùng quê, tạm biệt những thành phố phồn hoa đô hội để đến với biển đảo canh giấc ngủ bình yên cho nhân dân. Giữa bao nhiêu thiếu thốn và cô đơn, những người lính ấy vẫn quyết bám đảo, bám biển để bảo vệ vùng trời biển thiêng liêng mà bao liệt sĩ đã ngã xuống khi cuộc đời còn rất trẻ. Mặc dù chiến tranh tàn khốc đã thôi không trở lại, nhưng những âm mưu độc chiếm, âm mưu muốn tranh giành lãnh thổ của các nước ‘’láng giềng’’ vẫn còn sôi sục đó đây. Biển vẫn ngày đêm sóng dữ chưa nguôi. Các anh, những người lính trẻ không màng khó khăn, ngày đêm và ngày đêm chiến đấu. Các anh mang trong mình tư thế sẵn sàng, tay cầm súng, đầu mang chí lớn đối mặt với hiểm nguy nhưng can trường và vững chãi, hiên ngang giữa mênh mông biển cả.

-> Trạng ngữ: Nay trong thời bình

GÓC SÁNG TẠO: NHỮNG TRANG SỬ VÀNG

Câu 1: Chọn 1 trong 2 đề sau:

a, Viết đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta.

b, Viết đoạn văn ( hoặc đoạn nhật kí, bài thơ) về hoạt động ở trường em kỉ niệm một sự kiện lịch sử của ngước ta. 

Câu 2: Giới thiệu và bình chọn bài viết hay, có hình ảnh đẹp.

Bài giải

Học sinh có thể tham khảo đoạn văn về anh hùng Võ Thị Sáu:

      Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại quận Đất Đỏ, nay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chị làm liên lạc cho công an quận.

      Chị là người mưu trí, dũng cảm. Chị Sáu đã có nhiều chiến công hiển hách. Năm 1948, chị được tổ chức phân công đánh phá buổi lễ mít tinh mừng ngày Quốc khánh nước Pháp 14/7/1948. Chị tung lựu đạn vào khán đài có tính trưởng Lê Thành Trường để giải tán buổi lễ. Chiến công này tạo cho chị nhiều cơ hội lập công mới. Chị được Đảng giao cho nhiệm vụ trừ gian diệt tề. Tháng 2 năm 1950, trong một lần làm nhiệm vụ, không may chị sa vào tay quân thù. Giặc dùng đủ mọi cực hình tra tấn chị nhưng chị không khuất phục và không khai báo điều gì. Địch đày chị ra Côn Đảo. Bảy giờ sáng ngày 23/1/1952, chúng xử tử chị, khi ấy chị mới tròn mười chín tuổi. Ngày 3/6/1993, chị Võ Thị Sáu được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

TỰ ĐÁNH GIÁ

A, Đọc và làm bài tập

CHIẾC VÕNG CỦA BỐ

( PHAN THẾ CÁI - SGK Tiếng việt 4 tập 2 cánh diều trang 62)

Câu 1: Bạn nhỏ cảm nhận được những gì khi nằm trên chiếc võng bố cho? Tìm các ý đúng:

a, Cảm thấy chiếc võng dập dình như sóng

b, Cảm thấy chiếc võng cong như vầng trăng

c, Cảm thấy chiếc võng êm như tay bố nâng

d, Cảm thấy chiếc võng mang hơi ấm và những kỉ niệm của bố ở chiến trường.

Bài giải

c, Cảm thấy chiếc võng êm nhưu tay bố nâng

d, Cảm thấy chiếc võng mang hơi ấm và những kỉ niệm của bố ở chiến trường.

Câu 2: Chiếc võng gắn với những kỉ niệm nào của bố? Tìm các ý đúng:

a, Chiếc võng êm như tay bố nâng

b, Chiếc võng gắm với những đêm bố vượt rừng

c, Chiếc võng gắn với những cơn mưa rào bố trải qua

d, Chiếc võng gắn với những đêm trăng ở Trường Sơn.

Bài giải

b, Chiếc võng gắm với những đêm bố vượt rừng

c, Chiếc võng gắn với những cơn mưa rào bố trải qua

d, Chiếc võng gắn với những đêm trăng ở Trường Sơn.

Câu 3: Theo em, vì sao bạn nhỏ biết được những kỉ niệm ấy? Tìm ý đúng:

a, Vì bạn nhỏ được bố kể cho nghe

b, Vì bạn nhỏ được chiếc võng kể cho nghe

c, Vì bạn nhỏ dược những cơn mưa rào kể cho nghe

d, Vì bạn nhỏ được vầng trăng Trường Sơn kể cho nghe.

Bài giải

a, Vì bạn nhỏ được bố kể cho nghe

Câu 4: Tìm trạng ngữ trong câu sau:

Hôm ở chiến trường về, bố cho em một chiếc võng màu xanh lá cây.

Bài giải

Trạng ngữ là: Hôm ở chiến trường về

Câu 5: Đóng vai trò bạn nhỏ, viết một đoạn văn nói về cảm xúc của em khi nằm trên chiếc võng của bố cho.

Bài giải

Khi nằm trên chiếc võng đó, em cảm nhận được những gian khổ mà bố phải trải qua trên chiến trường. Chiếc võng là nhân chứng cho những ngày chiến đấu vất vả, hiểm nguy của bố. Từ những giấc ngủ êm đềm trên cánh võng, những nỗi gian lao của bố được hiện lên từ đó mà em ý thức được đầy đủ hơn công lao của những người như bố và em càng biết trân trọng hòa bình hơn.

B, Tự nhận xét

1. Em đạt yêu cầu ở mức nào?

2. Em cần cố gắng thêm về mặt nào?

Bài giải

Học sinh tự thực hiện

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải Tiếng Việt 4 cánh diều, Giải Tiếng Việt 4 Cánh diều tập 2 bài 14 Bài ca giữ nước, Giải Tiếng Việt 4 cánh diều tập 2 bài 14
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải Tiếng Việt 4 sách Cánh diều bài 14 Bài ca giữ nước . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 4 cánh diều. Phần trình bày do Đình Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận