Giải Tiếng Việt 4 sách Cánh diều bài 12 Những người dũng cảm

Hướng dẫn học môn Tiếng Việt 4 sách mới Cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 12 Những người dũng cảm. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

CHIA SẺ

Câu hỏi 1: Quan sát tranh và đọc tên các bài thơ, câu chuyện dưới đây. Hãy đoán xem các bài thơ, câu chuyện ấy nói về hành động dũng cảm nào:

a, Dũng cảm trong lao động

b, Dũng cảm trong chiến đấu

c, Dũng cảm trong bảo vệ lẽ phải

Bài giải

a, Dũng cảm trong lao động: Xả thân cứu đoàn tàu

b, Dũng cảm trong chiến đấu: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

c, Dũng cảm trong bảo vệ lẽ phải: Sự thật là thước đo chân lí

Câu hỏi 2: Trao đổi về một số biểu hiện của lòng dũng cảm ở học sinh:

a, Khi thấy bản thân mình mắc lỗi.

b, Khi thấy bạn làm điều sai trái.

c. Khi thấy cần bảo vệ lẽ phải.

Bài giải

a, Khi thấy bản thân mình mắc lỗi dám tự nhận lỗi sai của mình.

b, Khi thấy bạn làm điều sai trái nêu lên lỗi sai của bản.

c. Khi thấy cần bảo vệ lẽ phải thì đứng ra bảo vệ.

BÀI ĐỌC 1: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

Câu hỏi 1: Các chiến sĩ trong bài thơ làm nhiệm vụ gì?

Bài giải

Các chiến sĩ trong bài thơ làm nhiệm vụ vận chuyển vật dụng cần thiết cho chiến tranh

Câu hỏi 2: Những chiếc xe của họ có gì khác thường? Vì sao?

Bài giải

Những chiếc xe của họ đều không có kính vì bị bom giật, bom rung nên kính vỡ.

Câu hỏi 3: Tìm những hình ảnh, từ ngữ nói lên khó khăn, nguy hiểm mà các chiến sĩ phải trải qua.

Bài giải

Những hình ảnh, từ ngữ nói lên khó khăn, nguy hiểm mà các chiến sĩ phải trải qua là: gió vào xoa mắt đắng, không có kính ướt áo, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời, những chiếc xe từ trong bom rơi.

Câu hỏi 4: Thái độ của các chiến sĩ trước khó khăn, nguy hiểm được miêu tả ở mỗi khổ thơ nói lên điều gì?

Bài giải

Thái độ của các chiến sĩ trước khó khăn, nguy hiểm được miêu tả ở mỗi khổ thơ nói lên sự dũng cảm và thể hiện sự kiên cường, cố gắng vì chiến tranh vì đất nước.

Câu hỏi 5: Chủ đề của bài thơ là gì?

Bài giải

Chủ đề của bài thơ là ca ngợi những người lính lái xe trong đoàn xe quân sự trên con đường chiến lược Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ: dũng cảm, ngoan cường, lạc quan, yêu đời… trong mưa bom, bão đạn; quyết chiến đấu, hy sinh vì lý tưởng cao cả giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

BÀI VIẾT 1: TẢ CON VẬT

I, Nhận xét

1. Bài văn sau có mấy đoạn? Nêu tóm tắt nội dung của từng đoạn.

CON THỎ TRẮNG

( NGUYỄN VĂN BÌNH - SGK Tiếng việt 4 tập 2 cánh diều trang 19)

Bài giải

Bài văn sau có 4 đoạn:

  • Đoạn 1: Giới thiệu về con thỏ trắng
  • Đoạn 2: Miêu tả đặc điểm bên ngoài của con thỏ trăngs
  • Đoạn 3: Miêu tả tính cách của con thỏ trắng
  • Đoạn 4: Cảm nghĩ của tác giả về con thỏ trắng

2. Từ bài tập trên, em có nhận xét gì về cấu tạo của bài văn tả con vật?

Bài giải

Bài văn miêu tả con vật gồm có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài

II. Bài học

III. Luyện tập

Trình tự miêu tả của bài văn sau có gì khác bài Con thỏ trắng?

ĐIỆU MÚA TRÊN ĐỒNG CỎ

( THIÊN LƯƠNG - SGK Tiếng việt 4 cánh diều trang 20)

Bài giải

Trình tự miêu tả của bài văn sau theo trình tự thời gian, từ lúc trưởng thành đến lúc sinh nở ra con con còn bài Con thỏ trắng được miêu tả theo đặc điểm bên ngoài.

KỂ CHUYỆN: CHIẾC TẨU

1. Nghe và kể lại câu chuyện

2. Trao đổi:

a, Vì sao Gioi-xơ có cảm giác " hình như vai cậu đang rộng hơn và khỏe hơn lên"?

b, Theo em, Gioi-xơ có điểm nào đáng quý?

Bài giải

Đang cập nhật...

BÀI ĐỌC 2: XẢ THÂN CỨU ĐOÀN TÀU

Câu hỏi 1: Tìm trong bài đọc trên các phần sau: mở đầu, nội dung chính, kết thúc.

Bài giải

  • Mở đầu: đoạn đầu
  • Nội dung chính: từ Bống phía trước đến hành khách được bình an
  • Kết thúc: Câu cuối.

Câu hỏi 2: Tìm những chi tiết cho thấy ông Thức đã chủ động đề phòng tai nạn.

Bài giải

Những chi tiết cho thấy ông Thức đã chủ động đề phòng tai nạn là: Đến một khúc quanh có đường bộ cắt ngang, ông Thức kéo còi liên tục để cảnh bảo.

Câu hỏi 3: Ông Thức đã chấp nhận hi sinh để cứu đoàn tàu như thế nào?

Bài giải

Ông Thức đã chấp nhận hi sinh bất chấp sự nguy hiểm cho bản thân ông ghì chặt chiếc cần hãm khẩn cấp.

Câu hỏi 4: Tấm Huân chương Dũng cảm thể hiện sự đánh giá như thế nào của Nhà nước và Nhân dân về người lái tàu Trương Xuân Thức?

Bài giải

Tấm Huân chương Dũng cảm thể hiện sự đánh giá về lòng dũng cảm và sự mưu trí của Nhà nước và Nhân dân về người lái tàu Trương Xuân Thức.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ VỊ NGỮ

1. Tìm vị ngữ trong các câu sau:

a, Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới... Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam.

Theo MINH CHUYÊN

b, Mặt hồ lăn tăn gợn nước, óng ánh màu nắng. Những cơn gió lạnh nhẹ nhàng đưa sóng đánh vào bờ. Đàn vịt vẫn nhởn nhơ trôi.... Cô bé cất tiếng cười giòn tan, Chuỗi cười lan lan theo sóng nước, vang đi thật xa.

Theo LÊ MINH

Bài giải

Vị ngữ trong các câu:

a,

-là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới...

- là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam.

b,

- lăn tăn gợn nước, óng ánh màu nắng

- nhẹ nhàng đưa sóng đánh vào bờ

- vẫn nhởn nhơ trôi....

- cất tiếng cười giòn tan, Chuỗi cười lan lan theo sóng nước, vang đi thật xa.

2. Xếp các vị ngữ mà em tìm được ở bài tập 1 vào nhóm thích hợp:

a, Vị ngữ giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ.

b, Vị ngữ kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ.

c, Vị ngữ miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ.

Bài giải

a, Vị ngữ giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ:  

là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới...

- là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam.

b, Vị ngữ kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ:

- cất tiếng cười giòn tan, Chuỗi cười lan lan theo sóng nước, vang đi thật xa.

c, Vị ngữ miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ:

- lăn tăn gợn nước, óng ánh màu nắng

- nhẹ nhàng đưa sóng đánh vào bờ

- vẫn nhởn nhơ trôi....

3. Quan sát hai bức ảnh đoàn tàu Thống Nhất dưới đây và viết ba câu:

- Một câu giới thiệu đoàn tàu.

- Một câu kể hoạt động của người soát vứ hoặc hành khách đi tàu.

- Một câu miêu tả đặc điểm của đoàn tàu hoặc cảnh đẹp bên đường tàu.

Bài giải

- Một câu giới thiệu đoàn tàu: Đoàn tàu Thống Nhất là đoàn tàu dài nhất Việt Nam.

- Một câu kể hoạt động của người soát vé hoặc hành khách đi tàu: Hành khách phải mua vé trước khi lên tàu.

- Một câu miêu tả đặc điểm của đoàn tàu hoặc cảnh đẹp bên đường tàu: Hai bên đường tàu là những khóm cây xanh rờn.

BÀI VIẾT 2: TRẢ BÀI VIẾT THƯ THĂM HỎI

Học sinh tự thực hiện

BÀI ĐỌC 3: SỰ THẬT LÀ THƯỚC ĐO CHÂN LÍ

Câu hỏi 1: Vì sao Ga-li-lê quyết định làm thí nghiệm về tốc độ của các vật?

Bài giải

Ga-li-lê quyết định làm thí nghiệm về tốc độ của các vật để tìm hiểu nghi ngờ của mình sau khi đọc tác phẩm của A-ri-xtốt

Câu hỏi 2: Nhờ đâu mà ông đã đạt được kết quả nghiên cứu sau lần thất bại đầu tiên?

Bài giải

Nhờ lòng kiên trì mà ông đã đạt được kết quả nghiên cứu sau lần thất bại đầu tiên.

Câu hỏi 3: Thí nghiệm của Ga-li-ê về tốc độ rơi của các vật cho thấy ông là người như thế nào?

Bài giải

Thí nghiệm của Ga-li-ê về tốc độ rơi của các vật cho thấy ông là người như kiên trì, dám làm và không bỏ cuộc trước khó khăn.

Câu hỏi 4: Vì sao từ chỗ phản đối lí thuyết của Cô-péc-ních, Ga-li-lê lại tán thành ý kiến của nhà bác học này?

Bài giải

Vì ông đã phát hiện Trái Đất không đứng yên một chỗ nên từ chỗ phản đối lí thuyết của Cô-péc-ních, Ga-li-lê lại tán thành ý kiến của nhà bác học này.

Câu hỏi 5: Việc Ga-li-lê thừa nhận sai lầm của mình và kiên quyết bảo vệ lí thuyết của Cô-péc-ních nói lên điều gì về ông?

Bài giải

Việc Ga-li-lê thừa nhận sai lầm của mình và kiên quyết bảo vệ lí thuyết của Cô-péc-ních nói lên sự dám nhận sai, thể hiện sự dũng cảm bảo vệ lẽ đúng.

BÀI VIẾT 3: LUYỆN TẬP TẢ CON VẬT

1. Đọc và trả lời câu hỏi:

ĐÀN CHIM GÁY

( TÔ HOÀI - SGK Tiếng việt 4 tập 2 cánh diều trang 26)

a, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về hình dáng con chim gáy? Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng cách nào?

b, Tác giá miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về thói quen và hoạt động của con chim gáy? Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng những cách nào?

c, Tác giả đã sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa như thế nào?

Bài giải

a, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật về hình dáng con chim gáy như: hình dáng bên ngoài, bộ lông, cái bụng, cổ yếm. Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng cách quan sát từng thời điểm khác nhau và quan sát nhiều con.

b, Tác giá miêu tả những đặc điểm nổi bật về thói quen và hoạt động của con chim gáy như: ngoài đồng đông người gặt thì chim về, sớm sớm thì từng đàn chim bay xuống thửa ruộng gặt xong, chim mái xuống trước, con đực nán lại trong bờ tre. Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát  bằng cách quan sát từng thời điểm khác nhau và quan sát nhiều con.

c, Tác giả đã sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa để làm nổi bật lên hình ảnh chim gáy như: Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp; Chim mái xuống trước cái đuôi lái lượn xòe như múa...

2. Ghi lại kết quả quan sát một con vật mà em thích?

Bài giải

Chú mèo nhà em tên là Mun. Chú có một bộ lông màu đen rất mềm mại. Bốn cái chân nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn. Bộ móng vuốt sắc nhọn giúp chú bắt chuột. Mỗi khi nghe thấy tiếng chuột kêu. Mun lại vểnh tai lên để nghe xem âm thanh phát ra từ đâu. Rồi nó sẽ rón rén bước đến thật nhẹ nhàng. Và cuối cùng nó tóm gọn con mồi bằng bộ móng của mình. Nhờ có Mun mà nhà em không bị lũ chuột phá phách

TRAO ĐỔI: EM ĐỌC SÁCH BÁO

1. Giới thiệu một câu chuyện ( hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về lòng dũng cảm.

2. Trao đổi về nội dung câu chuyện ( hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:

a, Em thích nhân vật ( hoặc chi tiết, hình ảnh) nào? Vì sao?

 

b, Qua câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó, em hiểu thế nào là lòng dũng cảm?

Bài giải

Học sinh có thể tham khảo câu chuyện sau:

      Hôm ấy tôi và Tuấn cùng đi học về. Chúng tôi phải ra bến sông, qua đò mới có thể trở về xóm trại của mình. Lúc ấy mới độ năm giờ chiều nhưng đã có vẻ tối vì trời đầy mây đen và có mưa lác đác rơi. Bến đò vắng vẻ. Dưới đó chì có bác lái đò và một chú bộ đội đang chờ hai đứa chúng tôi đi xuống. Người nào cũng lụp xụp khoác áo mưa. Miếng gỗ bắc làm cầu xuống đò rất trơn. Tôi thận trọng đi trước, dò từng bước và đã xuống đến lòng đò. Tuấn đi sau, bỗng đến giữa cầu, Tuấn trượt chân ngã nhào xuống nước và bị dòng sông đang vào mùa nước lớn cuốn trôi đi. Thế là, nhanh như cắt, anh bộ đội trút bỏ vội vàng cái nón cối đội đầu, cái áo mưa khoác trên vai và quẳng cái ba lô nặng trên lưng xuống lòng thuyền, rồi nhảy ùm xuống lao theo Tuấn đang bị trôi xa. Chỉ mươi sải bơi dài, anh bộ đội đã đuổi kịp Tuấn lúc ấy đang chới với trên dòng nước và dường như sắp bị chìm. Anh bộ đội quàng một tay vào cổ Tuấn rồi bơi nhanh về thuyền. Bác lái chèo nhanh thuyền về phía hai người dưới nước và đã lôi được họ lên thuyền. Sự việc diễn ra thật bất ngờ và quá nhanh chóng. Tuấn chỉ bị sặc nước chút ít nhưng mọi điều nguy hiểm đã qua. Tôi thay mặt bạn cảm ơn anh bộ đội nhưng anh chỉ hiền lành cười và nói:

- Mùa này, nước lũ đang về, khi qua sông các em phải hết sức cẩn thận đấy.

      Đấy câu chuyện của tôi chỉ có thế, nhưng tôi và chắc là cả Tuấn nữa suốt đời sẽ chẳng quên. Anh bộ đội mà chúng tôi còn chưa biết tên đúng là một người lính Cụ Hồ dũng cảm.

BÀI ĐỌC 4: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM

Câu hỏi 1: Em hiểu " viên tướng" và " những người lính" trong câu chuyện là ai?

Bài giải

Em hiểu " viên tướng" và " những người lính" trong câu chuyện là các bạn nhỏ.

Câu hỏi 2: Vì sao " viên tướng" không đồng ý chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào?

Bài giải

Vì viên tướng cảm thấy chui là hèn nên " viên tướng" không đồng ý chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào.

Câu hỏi 3: Quyết định leo lên hàng rào đã gây ra hậu quả gì?

Bài giải

Quyết định leo lên hàng rào đã gây ra hậu quả là hàng rào bị đổ.

Câu hỏi 4: Khi thầy giáo hỏi, "chú lính nhỏ" và các bạn trong " đội quân" thể hiện thái độ khác nhau như thế nào?

Bài giải

Khi thầy giáo hỏi, "chú lính nhỏ" và các bạn trong " đội quân" thể hiện thái độ khác nhau: chú lính nhỏ thì muốn nhận lỗi còn các bạn trong đội quân lại né tránh.

Câu hỏi 5: Vì sao tác giả gọi " chú lính nhỏ" là " người lính dũng cảm"?

Bài giải

Vì chú lính nhỏ dám nhận lỗi và dám làm dám chịu nên tác giả " chú lính nhỏ" là " người lính dũng cảm".

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM

1. Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp

gan dạ, anh hùng, anh dũng, hèn, hèn nhát, can đảm, nhát gan, can trường, nhút nhát, gan góc, bạo gan, quả cảm

  • Từ có nghĩa giống với dũng cảm
  • Từ có nghĩa trái ngược với dũng cảm

Bài giải

  • Từ có nghĩa giống với dũng cảm: gan dạ, can đảm, anh hùng, anh dũng,  can trường, gan góc, bạo gan, quả cảm
  • Từ có nghĩa trái ngược với dũng cảm: hèn, hèn nhát, nhát gan, nhút nhát

2. Có thể thêm từ dũng cảm vào những vị trí nào ở trước hoặc sau mỗi từ ngữ dưới đây:

tinh thần, hành động, xông lên, chiến sĩ, nhận khuyết điểm, cứu bạn, bảo vệ bạn, nói lên sự thật

Bài giải

  • Có thể thêm từ dũng cảm vào trước các từ: xông lên, chiến sĩ, nhận khuyết điểm, cứu bạn, bảo vệ bạn, nói lên sự thật
  • Có thể thêm từ dũng cảm vào sau các từ: tinh thần, chiến sĩ, hành động

3. Tìm nghĩa của mỗi thành ngữ dưới đây

Thành ngữNghĩa
a, Gan vàng dạ sắt1. nói năng bạo dạn, thẳng thắn, không kiêng nể
b, To gan lớn mật2. gan dạ, kiên cường, không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm
c, Dám nghĩ dám làm3. mạnh bạo, có phần ương bướng, liều lĩnh
d, Dám ăn dám nói4. Có cách nghĩ, cách làm sáng tạo, mạnh dạn

Bài giải

a- 2; b- 3; c - 4; d- 1

4. Chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau:

a, Đặt câu với một từ ngữ thể hiện lòng dũng cảm ở bài tập 1 hoặc bài tập 2.

b, Đặt câu với một thành ngữ ở bài tập 3.

Bài giải

a, Lòng dũng cảm chính là một phần không thể thiếu tạo nên một con người can đảm.

b. Các chiến sĩ đều là những con người gan vàng dạ sắt.

GÓC SÁNG TẠO: GƯƠNG DŨNG CẢM

1. Chọn 1 trong 2 đề sau:

a, Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật dũng cảm trong các câu chuyện em đã học ở Bài 12. Trang trí cho bài làm của em.

b, Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hành động dũng cảm của một bạn nhỏ mà em biết. Trang trí cho bài làm của em.

2. Giới thiệu và thảo luận ( trao đổi ý kiến) về các đoạn văn đã viết.

3. Bình chọn

  • Người có đoạn văn hay
  • Người có cách trình bày tốt
  • Người có ý kiến hay trong thảo luận

Bài giải

"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Phạm Tiến Duật về những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Bài thơ đã cho ta thấy tinh thần lạc quan, vui vẻ của những người chiến sĩ thời kháng Mĩ. Lái những chiếc xe không kính, không đèn, không mui trên con đường hành quân gian khổ nhưng họ lại không bi quan mà còn lấy đó làm niềm vui. Họ đã dũng cảm lái những chiếc xe ấy trên những cung đường "đạn bay vèo vèo" nhưng chẳng hề sợ hãi. Những chiếc xe không kính ấy còn giúp người chiến sĩ gắn kết lại với nhau. Giữa những lúc nghỉ ngơi, người chiến sĩ bệ vệ ngồi quây quần bên nhau chung bát chung đũa. Bên cạnh đó qua bài thơ ta còn thấy hình ảnh những anh lính lái xe tràn đầy nhiệt huyết và niềm tin. Họ sẵn sàng từ bỏ thanh xuân và tuổi trẻ xông pha ra chiến trường bảo vệ sự bình yên cho đất nước. Đó chính là đại diện cho vẻ đẹp, cho hào khí của cả một thời đại của dân tộc đang trong bước nguy nan.

TỰ ĐÁNH GIÁ

A, Đọc và làm bài tập

 

BÔNG HỒNG THÉP

( MỸ DUYÊN - SGK Tiếng việt 4 tập 2 cánh diều trang 31)

Câu hỏi 1: Bà Đinh Thị Vân làm nhiệm vụ gì? Tìm các ý đúng:

a, Hoạt động bí mật trong vùng địch.

b, Hoạt động tình báo trong vùng địch.

c, Làm người bán hàng thêu ở Huế.

d, Làm người bán hàng rong ở Sài Gòn.

Bài giải

a, Hoạt động bí mật trong vùng địch.

b, Hoạt động tình báo trong vùng địch.

Câu hỏi 2: Bà Đinh Thị Vân đã lập được những chiến công gì? Tìm các ý đúng:

a, Bà tham gia hoạt động cách mạng từ nhỏ

b, Bà nhận lệnh vào miền Nam hoạt động bí mật

c, Bà đã xây dựng và điều hành cả một mạng lưới tình báo

d, Bà đã thu thập, cung cấp những tin tình báo có giá trị cao

Bài giải

c, Bà đã xây dựng và điều hành cả một mạng lưới tình báo

d, Bà đã thu thập, cung cấp những tin tình báo có giá trị cao

Câu hỏi 3: Em hiểu " bông hồng thép" trong bài đọc này có nghĩa là gì? Tìm ý đúng:

a, Chiến sĩ tình báo dũng cảm.

b, Người phụ nữ dũng cảm.

c, Chiến sĩ tình báo tài giỏi.

d, Người phụ nữ tài giỏi.

Bài giải

b, Người phụ nữ dũng cảm.

Câu hỏi 4: Bộ phận nào dưới đây là vị ngữ của câu " Những tin tức do bà cung cấp đã góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước."? Tìm ý đúng:

a, đã góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

b, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

c, những tin tức do bà cung cấp

d, cung cấp

Bài giải

a, đã góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Câu hỏi 5: Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về Anh hùng Đinh Thị Vân.

Bài giải

Tinh thần bất khuất, dũng cảm của bà Đinh Thị Vân đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam, tiếp tục viết nên lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc. Cảm phục trước tấm gương người nữ anh hùng, chúng em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt hơn nữa để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh và tươi đẹp hơn, xứng đáng với sự hi sinh anh dũng của các thế hệ đi trước.

B, Tự nhận xét

1. Em đạt yêu cầu ở mức nào?

2. Em cần cố gắng thêm về mặt nào?

Bài giải

Học sinh tự thực hiện

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải Tiếng Việt 4 cánh diều, Giải Tiếng Việt 4 Cánh diều tập 2 bài 12 Những người dũng cảm, Giải Tiếng Việt 4 cánh diều tập 2 bài 12
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải Tiếng Việt 4 sách Cánh diều bài 12 Những người dũng cảm . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 4 cánh diều. Phần trình bày do Đình Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận