Giải SBT QPAN 10 sách cánh diều Bài 3: Ma túy và tác hại của ma túy

Hướng dẫn giải chi tiết Bài 3: Ma túy và tác hại của ma túy, sách bài tập Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10 - bộ sách cánh diều. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong học tập.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Câu 3.1: Luật Phòng, chống ma tuý được Quốc hội thông qua vào ngày nào và có hiệu lực thi hành từ ngày nào?

A. Thông qua ngày 30-3-2019 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2020

B. Thông qua ngày 30-3-2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2021

C. Thông qua ngày 30-3-2021 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2022

D. Thông qua ngày 30-3-2021 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-6-2022

Câu 3.2: Luật Phòng, chống ma tuý gồm bao nhiêu chương, điều?

A. 7 chương , 55 điều

B. 8 chương, 55 điều

C. 8 chương, 50 điều

D. 9 chương, 55 điều

Câu 3.3: Các bạn Hoa, Huệ, Hùng đang học lớp 10. Học xong bài “Ma tuý, tác hại của ma tuý” môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, các bạn nêu một số ý kiến sau:

- Bạn Hoa: Chất ma tuý là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

- Bạn Huệ: Chất ma tuý là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

- Bạn Hùng: Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần, được quy định trong danh mục chất ma tuý do Chính phủ ban hành.

Em hãy nhận xét các ý kiến trên.

Câu 3.4: Em hãy nhận xét các ý kiến sau:

- Bạn A: Cây có chứa chất ma tuý chính là cây thuốc phiện.

- Bạn B: Cây có chứa chất ma tuý là cây thuốc phiện và cây cần sa.

- Bạn C: Cây có chứa chất ma tuý là cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma tuý do Chính phủ quy định.

- Bạn D: Cây côca là nguyên liệu sản xuất nước giải khát Coca-Cola nên cây côca không chứa chất ma tuý.

Câu 3.5: Hành vi quảng cáo, tiếp thị chất ma tuý có bị nghiêm cấm không?

A. Không bị nghiêm cấm nếu chỉ quảng cáo, tiếp thị cho người thân

B. Không bị nghiêm cấm nếu chỉ quảng cáo, tiếp thị cho bệnh nhân

C. Không bị nghiêm cấm

D. Bị nghiêm cấm

Câu 3.6: Giai đoạn bắt đầu của quá trình nghiện ma tuý là

A. lệ thuộc vào ma tuý.

B. lạm dụng ma tuý.

C. sử dụng ma tuý.

D. tiếp xúc với chất ma tuý.

Câu 3.7: Người nghiện ma tuý là người

A. hay ngáp vặt, ngủ gật, đau bụng và nhức đầu.

B. bị viêm gan, suy gan, suy thận và hay ngáp vặt.

C. bị đau bụng, táo bón, gầy yếu và hay ngủ gât.

D. sử dụng chất ma tuý,thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.

Câu 3.8: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân khách quan dẫn tới nghiện ma tuý?

A. Thiếu hiểu biết về tác hại của ma tuý

B. Tò mò, thích chơi trội, thể hiện bản thân

C. Lối sống buông thả, thực dụng, đua đòi, hưởng thu

D. Bản lĩnh kém, bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc

E. Lười lao động

G. Công tác tuyên truyền về tác hại của ma tuý; sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong phòng, chống ma tuý chưa hiệu quả

Câu 3.9: Cây thuốc phiện còn có tên gọi khác là

A. cây anh túc.

B. cây lanh mèo.

C. cây cần sa.

D. cây la hán.

Câu 3.10: Quá trình nghiện ma tuý thường trải qua các giai đoạn:

A. sử dụng ma tuý; lạm dụng ma tuý; lệ thuộc vào ma tuý.

B. sử dụng lần đầu tiên; sử dụng thỉnh thoảng; sử dụng thường xuyên.

C. sử dụng lần đầu tiên; sử dụng thường xuyên; sử dụng quá mức quy định.

D. sử dụng thỉnh thoảng; sử dụng thường xuyên; lệ thuộc vào ma tuý.

Câu 3.11: D là học sinh mới chuyển đến một trường trung học phổ thông. Một nhóm bạn rủ D đi ăn uống và có gọi thêm bình shisha để hút. D từ chối nhưng một bạn trong nhóm bảo muốn nhập hội thì phải biết hút.

Nếu là bạn D, em sẽ làm gì?

Câu 3.12: Đánh dấu X vào những việc học sinh cần làm và không được làm trong bảng sau:

Nội dung

Cần làm

Không được làm

A. Tố giác người thân tiếp thị chất ma tuý

 

 

B. Tuyên truyền cho bố, mẹ về tác hại của ma tuý

 

 

C. Mua hộ chất ma tuý cho người khác một lần

 

 

D. Tham gia xét nghiệm chất ma tuý trong cơ thể do nhà trường tổ chức.

 

 

E. Hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma tuý để làm thuốc chữa bệnh.

 

 

G. Tố giác người thân trồng cây có chứa chất ma tuý

 

 

H. Dùng thử chất ma tuý một lần

 

 

Câu 3.13: Hằng ngày, chú T đi làm thuê ở chợ. Mẹ chú lâm bệnh nặng cần phẫu thuật nhưng chú chưa có tiền nộp viện phí. Đúng lúc này, một Người tên là H nhờ chú T sáng hôm sau mang một gói hàng ra chợ đầu mối và hứa sẽ trả hết viện phí cho mẹ chú T. Chú T vội nhận lời và hẹn sáng mai sẽ thực hiện.

Giả sử em biết gói hàng đó là chất ma tuý, em sẽ xử lí như thế nào để giúp chú T?

Câu 3.14: M có D là bạn thân cùng học lớp 10. Sau khi học bài “Ma tuý, tác hại ma tuý” môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, M nói với D: “Tớ biết một người sử dụng trái phép thường xuyên chất ma tuý. Nhưng chất ma tuý và người nghiện ma tuý nguy hiểm lắm, tốt nhất hãy tránh xa, không nên tố cáo vì đây không phải là việc của học sinh”.

Nếu em là D, em sẽ làm gì?

Từ khóa tìm kiếm google:

giải giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều, giải sách cánh diểu 10 môn giáo dục uốc phòng và an ninh, giải giáo dục quốc phòng và an ninh 10 sách mới bài 3, bài 3: Ma túy và tác hại của ma túy
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT QPAN 10 sách cánh diều Bài 3: Ma túy và tác hại của ma túy . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều. Phần trình bày do Thanh Tuyền CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận