Danh mục bài soạn

Giải SBT KTPL 10 sách chân trời Bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hướng dẫn giải chi tiết Bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sách bài tập Giáo dục kinh tế pháp luật lớp 10 - bộ sách chân trời sáng tạo. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong học tập.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

I. CỦNG CỐ

Bài tập 1: Hệ thống chính trị ở Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất, trong đó bao gồm các thiết chế hợp pháp có quan hệ với nhau về mục đích và chức năng, bao gồm các tổ chức:

a. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

b. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

c. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác.

d. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội.

Bài tập 2: Nguyên tắc nào sau đây là nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam?

a. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, Nhân dân làm chủ.

b. Phân công quyền lực nhà nước theo thuyết tam quyền phân lập.

c. Quyền lực chính trị thuộc về Nhà nước.

d. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội.

Bài tập 3: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

a. Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị.

b. Thống nhất về tổ chức lãnh đạo, mục tiêu chính trị, nguyên tắc tổ chức và hoạt động.

c. Đảm bảo quyền lực của Nhà nước.

d. Cơ quan, tổ chức gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Bài tập 4: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là:

a. Tổ chức lãnh đạo xã hội Việt Nam.

b. Một tổ chức chính trị - xã hội.

c. Một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị Việt Nam.

d. Tổ chức có vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị.

Bài tập 5: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước chủ thể nào?

a. Nhà nước

b. Chính phủ

c. Nhân dân

d. Đảng viên

Bài tập 6: Mặt trận Tổ quốc là một tổ chức:

a. Chính trị - xã hội

b. Chính trị

c. Xã hội

d. Xã hội chính trị

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Em hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.

b. Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định những hoạt động của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

c. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước.

d. Quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự phân quyền giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp theo lí thuyết tam quyền phân lập.

Bài tập 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

a. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm..................., các thiết chế.................... có mối quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện và tham gia thực hiện....................., quyền lực Nhà nước.

b. Quyền lực .................... là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền...................., ...................., ....................

c. ..................... gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước ................... về những quyết định của mình.

d. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do..................... làm chủ; tất cà quyền lực.................... thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp.................... với giai cấp.................... và đội ngũ...................

Bài tập 3: Hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Khi đang xem truyền hình thời sự về các vấn đề chính trị trong nước, ông của A dặn dò:

Hệ thống chính trị tại Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lành đạo. Đây là sự lựa chọn khách quan và có yếu tố lịch sử. Đất nước Việt Nam là một đất nước đang phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vậy mà vẫn có những ý kiến xuyên tạc về vấn đề này trên mạng xã hội. Cháu đừng học theo những điều đó nhé!

A trả lời ông:

Dạ! Trên lớp con cũng được thầy cô dạy: Hệ thống chính trị ở Việt Nam là chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện và tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước. Đối với những hành vi xuyên tạc về hệ thống chính trị cần được xử lí nghiêm minh.

  • Em có đồng tình với ý kiến của A không? Vì sao?

  • Ý kiến của em như thế nào về vấn đề này?

Bài tập 4: Hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.

  • Thông tin 1.

Sắp tới ngày hội toàn dân đi bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Tuy nhiên, B cho rằng một nhà chỉ cần một người đi bầu cho cả nhà là được, làm như vậy sẽ tiết kiệm thời gian.

Em có đồng tình với suy nghĩ của B không? Vì sao?

  • Thông tin 2.

Trong giờ học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật của lớp 10A, khi thảo luận về vấn đề “Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, B cho rằng: "Học sinh lớp 10 có thể đóng góp trong việc xây dựng hệ thống chính trị tại Việt Nam bằng việc nêu ý kiến, xây dựng cho Nhà nước và thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật”. Bạn C thì lại cho rằng: "Học sinh thì chỉ cần học tốt là được, không cần phải tham gia các hoạt động, công tác xã hội do lớp, nhà trường, Đoàn thanh niên tổ chức”

Em có nhận định như thế nào về ý kiến của hai bạn B và C?

III. VẬN DỤNG

Bài tập 1: Hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) chia sẻ về một hoạt động mà em đã tham gia do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức.

Bài tập 2: Hãy sưu tầm một số câu chuyện thể hiện nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam và trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện đó trước lớp.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn giáo dục kinh tế và pháp luật, giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 sách mới bài 10, bài 12 Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT KTPL 10 sách chân trời Bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Thanh Tuyền CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận