Danh mục bài soạn

Giải SBT KTPL 10 sách chân trời Bài 9: Tín dụng và vai trò của tín dụng

Hướng dẫn giải chi tiết Bài 9: Tín dụng và vai trò của tín dụng, sách bài tập Giáo dục kinh tế pháp luật lớp 10 - bộ sách chân trời sáng tạo. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong học tập.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

I. CỦNG CỐ

Bài tập 1: Tín dụng là...

a. Niềm tin cho vay tiền giữa người vay và người cho vay.

b. Mối quan hệ sử dụng vốn giữa người vay và người cho vay.

c. Mối quan hệ sử dụng vốn giữa người cho vay và người đi vay trên nguyên tắc hoàn trả.

d. Mối quan hệ sử dụng vốn giữa người vay và người đi vay trên nguyên tắc hoàn trả.

Bài tập 2: Đâu là vai trò của người cho vay trong mối quan hệ tín dụng?

a. Người cho vay cho vay tiền mặt.

b. Người cho vay chuyển giao quyền sử dụng tiền cho người đi vay.

c. Người cho vay chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho người đi vay.

d. Người cho vay chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định.

Bài tập 3: Người đi vay có nghĩa vụ gì trong mối quan hệ tín dụng?

a. Người đi vay phải trả toàn bộ số tiền trong thời hạn cam kết trả nợ.

b. Người đi vay không cần trả nợ đúng hạn, chỉ cần đảm bảo trả đủ số tiền đã vay.

c. Người đi vay có thể trả bằng giá trị hàng hoá tương đương với khoản vay khi đến hạn trả nợ.

d. Người đi vay phải trả số tiền đã vay khi đến hạn trả nợ có hoặc không kèm một khoản lãi.

Bài tập 4: Câu nào không đúng khi nói về đặc điểm của tín dụng?

a. Tín dụng dựa trên sự chuyển giao toàn bộ tài sản cho bên vay tín dụng.

b. Tín dụng dựa trên nguyên tắc không chỉ hoàn trả lãi, mà còn trả cả vốn.

c. Tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin giữa người đi vay và người cho vay.

d. Tín dụng dựa trên sự chuyển nhượng tài sản không thời hạn hoặc có tính hoàn trả.

Bài tập 5: Tín dụng có vai trò gì?

a. Tín dụng là công cụ thúc đẩy sự lưu thông của hàng hoá và tiền tệ.

b. Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.

c. Tín dụng là công cụ giúp thúc đẩy kinh doanh, đầu tư sinh lời.

d. Tín dụng làm gia tăng mối quan hệ chủ nợ – con nợ trong xã hội.

Bài tập 6: Sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng được hiểu là...

a. Số tiền phải trả cho việc sử dụng tín dụng, bao gồm số tiền vay và lãi suất cho vay.

b. Khoản chi phí phản ánh sự chênh lệch giữa số tiền vay và số tiền lãi.

c. Chi phi mua tín dụng.

d. Chi phi sử dụng tiền mặt.

Bài tập 7: Có thể nhận biết sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng bằng cách nào?

a. Tính lãi suất cho vay

b. Tính lãi suất cho vay và khoản vay

c. Mua tín dụng bao nhiêu, trả bằng số tiền mặt tương ứng

d. Không có sự chênh lệch đáng kể giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng

Bài tập 8: Những tổ chức nào sau đây được phép cấp tín dụng?

a. Các ngân hàng thương mại

b. Kho bạc

c. Chi cục thuế

d. Tiệm cầm đồ

Bài tập 9: Mức lãi suất nào sau đây là phù hợp khi cá nhân sử dụng tín dụng tại các ngân hàng thương mại?

a. 0,67%/tháng

b. 0,62 %/tháng

c. 1,65%/tháng 

d. 1,69%/tháng

Bài tập 10: Đặc điểm nào của tín dụng được mô tả trong trường hợp sau:

     Anh B vay tín dụng 3 tỉ từ Ngân hàng C để mở xưởng sản xuất kinh doanh. Anh cam kết với ngân hàng trả nợ đúng hạn trong thời gian là 5 năm. Đúng 5 năm sau, dù việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhưng anh B vẫn trả nợ đúng hạn và được ngân hàng ưu đãi thêm nhiều dịch vụ tín dụng mới giúp anh có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình.

II. LUYỆN TẬP 

Bài tập 1: Em đồng tình với quan điểm nào sau đây? Vì sao?

a. Chị T cho rằng tín dụng không phải là công cụ thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì đây là mối quan hệ đi vay - cho vay.

b. Anh Q nhận định tín dụng thực chất là mối quan hệ vay mượn tài sản không cần hoàn trả lãi mà chỉ cần trao đổi uy tín cá nhân là được.

c. Bà P chia sẻ rằng việc sử dụng tín dụng có rủi ro rất cao vì bên đi vay có thể trốn nợ bất cứ lúc nào và bên cho vay không thể kiểm soát được. 

d. Ông D cho rằng không có sự chênh lệch giữa việc sử dụng tiền mặt và mua tín dụng vì tất cả chi phí phải trả đã được bao gồm trong sản phẩm được mua.

Bài tập 2: Tính sự chênh lệch giữa việc sử dụng tiền mặt và mua tín dụng trong các tình huống sau:

 

  • Tình huống 1. Ông K vay thế chấp ngân hàng số tiền 1 tỉ đồng để mở cửa hàng kinh doanh với mức lãi suất 8,9 %/năm. Ông K cam kết trả trong 1 năm. Đến hạn trả lãi, ông K phải trả số tiền bao nhiêu?

  • Tình huống 2. Doanh nghiệp X được ngân hàng cho vay gói 500 triệu trong 6 tháng với lãi suất 12%/năm. Đến hạn thanh toán tín dụng, doanh nghiệp X phải trả khoản vay là bao nhiêu tiền cho ngân hàng?

  • Tình huống 3. Anh M vay trả góp ngân hàng với số tiền là 50 triệu đồng và lãi suất 1,05 %/ tháng. Trong vòng 2 năm thì mỗi tháng anh M phải trả số tiền là bao nhiêu?

  • Tình huống 4. Bà C mua được căn nhà với giá 2 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền quá lớn buộc bà phải trả góp ngân hàng với lãi suất hằng tháng là 0,5%. Hằng tháng, bà trả 30 triệu đồng (bắt đầu từ khi mua nhà). Hỏi sau 36 tháng thì số tiến bà còn nợ là bao nhiêu?

Bài tập 3: Kết nối nội dung ở cột A với trường hợp ở cột B sao cho phù hợp. 

Bài tập 3: Kết nối nội dung ở cột A với trường hợp ở cột B sao cho phù hợp.

Bài tập 4: Hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu. 

     Ngân hàng X cung cấp cho một khách hàng mua trả góp một chiếc xe gắn máy với giá trị giá 80 triệu đồng. Theo hợp đồng, khách hàng sẽ trả nợ cả gốc và lãi hằng tháng với lãi suất 1,2%/ tháng trong vòng 1 năm.

Xác định chi phí phải trả cho việc sử dụng dịch vụ vay trả góp trong tình huống trên. 

III. VẬN DỤNG 

      Em hãy tìm hiểu về mức lãi suất cho vay tín dụng mua nhà đất hoặc căn hộ của một ngân hàng. Từ đó, em hãy tính số tiền phải trả nợ ngân hàng mỗi tháng khi em có 30% số tiền của căn hộ 2 tỉ và chọn gói trả góp 10 năm (ngân hàng cho vay 70% giá trị căn hộ), với mức lãi suất cố định 12%/năm.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn giáo dục kinh tế và pháp luật, giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 sách mới bài 9, bài 9 Tín dụng và vai trò của tín dụng
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT KTPL 10 sách chân trời Bài 9: Tín dụng và vai trò của tín dụng . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Thanh Tuyền CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận