Danh mục bài soạn

Giải SBT KNTT Lịch sử 10 bài Đề kiểm tra giữa học kì 1

Hướng dẫn giải bài Đề kiểm tra giữa học kì 1 SBT lịch sử 10 kết nối tri thức. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

Câu 1. Lịch sử là “quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khú” (Ét - uốt Ha-lét Ca). Em hiểu về quan điêm này thế nào?

A. Phản ánh lịch sử là gì.

B. Phản ánh mối quan hệ giữa nhà sử học và hiện thực lịch sử.

C. Phản ánh mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại.

D. Để nhận thức được lịch sử cần có sự tương tác không ngừng giữa nhà sử học, giữa hiện tại với quá khứ.

Hướng dẫn trả lời: 

Đáp án D

Câu 2. Hiện thực lịch sử là gì?

A. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.

B. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ của loài người.

C. Là những gì đã xảy ra trong quá khứ mà con người nhận thức được.

D. Là khoa học tìm hiểu về quá khứ.

Hướng dẫn trả lời: 

Đáp án A

Câu 3. Nhận thức lịch sử là gì?

A. Là những mô tả của con người về quá khứ đã qua.

B. Là những hiểu biết của con người về quá khứ, được tái hiện hoặc trình bày theo những cách khác nhau.

D Là những lễ hội lịch sử - văn hoá được phục dựng.

Hướng dẫn trả lời: 

Đáp án B

Câu  4. So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gi?

A. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử.

B. Nhận thức lịch sử không thẻ tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử.

C. Nhận thức lịch sử thưởng lạc hậu hơn hiện thực lịch sử.

D. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử.

Hướng dẫn trả lời

Đáp án B

Câu  5. Một số phương pháp cơ bản trong nghiên cứu lịch sử là gi?

A. Phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gich.

B. Phương pháp lịch đại và phương pháp đồng đại.

C. Phương pháp liền ngành và phương pháp lịch sử.

D. Gồm các phương pháp: lịch sử, lô-gich, lịch đại, đồng đại, liên ngành.

Hướng dẫn trả lời

Đáp án D

Câu 6. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?

A. Cung cấp những tri thức về sự phát triển của sinh giới.

B. Cung cấp những thông tin vẻ quá khứ để hiểu về cội nguồn của gia đỉnh, dân tộc, nhân loại,...

C. Góp phần lưu truyền, tạo nên yếu tố cốt lõi của ý thức dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc.

D. Hiểu quá khứ để lí giải những vẫn đề xảy ra trong hiện tại và dự đoán tương lai.

Hướng dẫn trả lời: 

Đáp án A

Câu 7. Điểm chung trong nội dụng phản ánh của hai đoạn trích dẫn sau là gì?

- “Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau".

(Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử kỷ toàn thư,

Tập I. Sđd, tr. 101)

- “Dân ta phải biết sử ta,

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".

(Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, 1942)

A. Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau.

B. Người Việt Nam cản phải hiểu biết về lịch sử Việt Nam.

C. Vai trò, ý nghĩa của trí thức lịch sử đối với cuộc sống.

D. Người Việt Nam cần phải tường tận về gốc tích của minh.

Hướng dẫn trả lời: 

Đáp án C

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT KNTT Lịch sử 10 bài Đề kiểm tra giữa học kì 1, Giải SBT Lịch sử 10 Kêt nối tri thức
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT KNTT Lịch sử 10 bài Đề kiểm tra giữa học kì 1 . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT lịch sử 10 kết nối tri thức. Phần trình bày do Thư CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận