Danh mục bài soạn

Giải SBT KNTT Lịch sử 10 bài 4 Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Hướng dẫn giải bài 4 Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại SBT lịch sử 10 kết nối tri thức. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

BÀI TẬP 1: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 12 dưới đây

Câu 1. “Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau”. Như vậy, di sản văn hoá không gồm loại nào sau đây?

A. Những sản phẩm được tạo ra trong cuộc sống hiện tại.

B. Di sản văn hoá vật thể.

C. Di sản văn hoá phi vật thể.

D. Di sản thiên nhiên hoặc di sản hỗn hợp.

Hướng dẫn trả lời: 

Đáp án A

Câu 2. Trong hoạt động bảo tổn di sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu như: tính nguyên trạng, giữ được “yếu tố gốc cấu thành di tích”, đảm bảo “tính xác thực”, “giá trị nôi bật" và dựa trên cơ sở các dữ liệu và phương pháp khoa học.... Các yêu cầu đó thể hiện điểm chung cốt lõi là gì?

A. Cần giữ được tính nguyên trạng của di sản.

B. Cần đảm bảo những giá trị lịch sử của di sản trên cơ sở khoa học.

C. Bảo tồn trên cơ sở phát triển phù hợp với thời đại mới.

D. Phải nhằm mục tiêu phát triển kinh tế — xã hội.

Hướng dẫn trả lời: 

Đáp án B 

Câu 3. Ý nào dưới đây không đúng về điểm chung trong nội dung phản ánh của các hình 1. 2, 3 (Lịch sử 10, tr. 27)?

A. Đều là những di sản nổi tiếng của thế giới hoặc của Việt Nam.

B. Đều là những di sản vật thể, vật chất.

C. Các di sản đều mang những giá trị lịch sử — văn hoá lâu đời.

D. Đều thuộc loại hình di sản văn hoá — lịch sử tiêu biểu.

Hướng dẫn trả lời: 

Đáp án D

Câu 4. Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là gì?

A. Phải phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế — xã hội.

B. Phải đảm bảo giá trị thẩm mĩ của di sản.

C. Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, vì sự phát triển bền vững.

D. Đáp ứng yêu cầu quảng bá hình ảnh về đắt nước và con người Việt Nam.

Hướng dẫn trả lời: 

Đáp án C

Câu 5. Trong bảo tồn giá trị của di sản, Sử học đóng vai trò như thế nào?

A. Thành tựu nghiên cứu của Sử học về di sản sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn

B. Giúp cho việc bảo tồn di sản đạt hiệu quả cao, ít tốn kém.

C. Việc bảo tổn di sản sẽ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại.

D. Đáp ứng thị hiếu của khách du lịch, nâng cao hiệu quả khai thác của di sản.

Hướng dẫn trả lời: 

Đáp án A

Câu 6. Điểm khác của công nghiệp văn hoá so với các ngành công nghiệp khác là gì?

A. Sản phẩm tạo ra có tính hàng hoá, có giá trị kinh tế vượt trội.

B. Đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế — xã hội của quốc gia.

C. Các sản phẩm được tạo ra trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị của di sản văn hoá.

D. Có sự đóng góp quan trọng của máy móc và công nghệ hiện đại.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án C

Câu 7. Lĩnh vực/loại hình nào sau đây không thuộc công nghiệp văn hoá?

A. Điện ảnh. 

B. Thời trang.

C. Xuất bản.

D. Du lịch khám phá

Hướng dẫn trả lời: 

Đáp án D

Câu 8. Vai trò của Sử học trong sự phát triển công nghiệp văn hoá là gì?

A. Cung cấp tri thức, ý tưởng, cảm hứng sáng tạo cho công nghiệp văn hoá.

B. Cung cấp nguồn nhân lực cho công nghiệp văn hoá.

C. Cung cấp nguồn tài chính cho công nghiệp văn hoá.

D. Cung cấp nguồn đề tài cho công nghiệp văn hoá.

Hướng dẫn trả lời: 

Đáp án A

Câu 9. Lĩnh vực nào dưới đây thuộc công nghiệp văn hoá?

A. Du lịch mạo hiểm. 

B. Du lịch văn hoá.

C. Ngành du lịch nói chung.

D. Du lịch khám phá.

Hướng dẫn trả lời: 

Đáp án B

Câu 10. Điểm chung trong nội dung phản ánh của các tư liệu 2, 3, 4 (Lịch sử 10, tr. 31) là gì?

A. Vai trò của lịch sử — văn hoá trong sự phát triển của ngành du lịch.

B. Nguồn tài nguyên của du lịch văn hoá.

C. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế — xã hội.

D. Sự hấp dẫn của di sản văn hoá đối với khách du lịch.

Hướng dẫn trả lời: 

Đáp án A 

Câu 11. Ý nào không đúng về vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên?

A. Là cách duy nhất để quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia đối với du khách quốc tế. 

 B. Góp phần khắc phục những tác động tiêu cực của tự nhiên và con người, văn hoá, di sản thiên nhiên?

C. Góp phần tái tạo, gìn giữ và lưu truyền di sản văn hoá phi vật thể cho thế hệ sau.

D. Góp phần làm tăng giá trị khoa học, bảo vệ đa dạng sinh học vì sự phát triển bền vững của di sản thiên nhiên.

Hướng dẫn trả lời: 

Đáp án A

Câu 12. Ý nào không phù hợp về vai trò của công nghiệp văn hoá đối với Sử học, cũng như việc quảng bá tri thức, truyền thống lịch sử — văn hoá?

A. Thông qua công nghiệp văn hoá, những giá tị về lịch sử — văn hoá truyền thống của dân tộc được quảng bá, lan toả dưới nhiều hình thức sinh động. hấp dẫn.

B. Công nghiệp văn hoá góp phần củng có, bảo tổn và trao truyền cho thế hệ sau những giá trị và truyền thống lịch sử — văn hoá.

C. Công nghiệp văn hoá giúp cho những thành tựu nghiên cứu của Sử học gắn liền với cuộc sống, phục vụ cuộc sống.

D. Công nghiệp văn hoá đóng góp nguồn lực vật chất lớn nhất để tái đầu tư nghiên cứu lịch sử cũng như bảo tổn và phát huy giá trị của các công trình lịch sử - văn hoá.

Hướng dẫn trả lời: 

Đáp án A

BÀI TẬP 2: 

2.1. Điền những thông tin phù hợp vào bảng theo gợi ý sau về vai trò của Sử học đối với công nghiệp hoá.

Giải SBT KNTT  Lịch sử 10 bài 4 Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Hướng dẫn trả lời: 

TT

Dữ liệu

Thuộc lĩnh vực nào

Vai trò lịch sử - văn hoá đối với lĩnh vực

1

 

Hình 1: Hình ảnh từ một bộ phim lịch sử nổi tiếng Thủ lĩnh nô lệ của điện ảnh Mỹ

Điện ảnh

Cung cấp ý tưởng sáng tạo, nguồn đề tài, dữ liệu,... cho sự ra đời và thành công của một số tác phẩm điện ảnh

2

 

Hình 2: Buổi biểu diễn nhạc cụ dân tộc trong lễ hội đầu xuân (Tại Ninh Bình)

Nghệ thuật biểu diễn

Cung cấp cơ sở khoa học, lịch sử, văn hoá, cung cấp cơ sở dữ liệu,... cho các tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền thống.

2.2. Từ kết quả của bài tập phần 2.1, hãy suy luận về vai trò của Sử học đối với một số lĩnh vực khác của công nghiệp văn hoá theo bảng sau:

TT

Lĩnh vực

Vai trò của Sử học

1

Kiến trúc

?

2

Phần mềm và các trò chơi giải trí

?

3

Thủ công mỹ nghệ

?

4

Xuất bản

?

5

Thời trang

?

6

Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm

?

7

Truyền hình và phát thanh

?

8

Du lịch văn hoá

?

Hướng dẫn trả lời: 

TT

Lĩnh vực

Vai trò của Sử học

1

Kiến trúc

Cung cấp ý tưởng sáng tạo, nguồn đề tài, dữ liệu,... cho sự ra đời và thành công của một số tác phẩm kiến trúc

2

Phần mềm và các trò chơi giải trí

Cung cấp cơ sở khoa học, ý tưởng sáng tạo,... cho các phần mềm và các trò chơi giải trí

3

Thủ công mỹ nghệ

Cung cấp ý tưởng sáng tạo, lịch sử, văn hoá, nguồn đề tài, dữ liệu,... cho sự ra đời và thành công của ngành nghề thủ công mỹ nghệ

4

Xuất bản

Cung cấp ý tưởng sáng tạo, nguồn đề tài, dữ liệu,... cho sự ra đời của ngành xuất bản

5

Thời trang

Cung cấp ý tưởng sáng tạo, văn hoá, lịch sử để sản xuất ra những mặt hàng thời trang thịnh hành

6

Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm

Cung cấp cơ sở khoa học, ý tưởng sáng tạo, lịch sử, văn hoá, nguồn đề tài, dữ liệu để cho ra đời những thành công của ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm

7

Truyền hình và phát thanh

Cung cấp cơ sở khoa học, lịch sử, văn hoá, nguồn đề tài, dẽ liệu, cho sự ra đời và thành công của phát thanh và truyền hình

8

Du lịch văn hoá

Cung cấp ý tưởng sáng tạo, lịch sử, văn hoá, nguồn đề tài, dữ liệu cho sự phát triển của du lịch, văn hoá

2.3. Giả sử em có định hướng nghề nghiệp là một hoặc một số lĩnh vực nêu trên của công nghiệp văn hoá. Hãy đề xuất một số ý tưởng trong học tập lịch sử để trang bị cho mình những hiểu biết, tri thức môn học nhằm phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai.

Hướng dẫn trả lời: 

Em hãy căn cứ vào định hướng nghề nghiệp của bản thân (hoặc có thể là của bạn học) về một hoặc một số lĩnh vực của công nghiệp văn hoá đã đề xuất/gợi ý một số ý tưởng trong học tập môn Lịch sử để góp phần trang bị cho bản thân/bạn những hiểu biết, tri thức môn học nhằm phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai.

BÀI TẬP 3

3.1. Khai thác hình dưới đây và cho biết điều em tâm đắc nhất trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của Hát Xoan Phú Thọ — Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại được thể hiện thông qua chi tiết nào? Hãy giải thích vì sao em chọn chỉ tiết đó?

Giải SBT KNTT  Lịch sử 10 bài 4 Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Hướng dẫn trả lời: 

 Khai thác hình, em hãy chỉ ra điều khiến mình tâm đắc nhất. Đây là dạng câu hỏi mở, các em có thể lựa chọn chi tiết theo quan điểm riêng của mình.

Ví dụ: Các em lựa chọn chi tiết thông qua hình ảnh cho thấy rất nhiều HS tham gia buổi biểu diễn Hát Xoan cùng với các nghệ nhân, điều đó chứng tỏ Hát Xoan đã thu hút được sự quan tâm của thế hệ trẻ; Hát Xoan đang được các nghệ nhân truyền dạy cho thế hệ trẻ để tiếp nối và bảo lưu giá trị của Hát Xoan, tiếp tục duy trì và phát triển giá trị của di sản trong tương lai....

3.2. Vận dụng kết quả ở trên, các em  có thể lựa chọn bất kì một di sản (vật thể/phi vật thể/thiên nhiên) mà em quan tâm nhất (địa phương/quốc gia) để phân tích về biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá đó.

Hướng dẫn trả lời: 

- Ngay sau khi trở thành Di sản thiên nhiên thế giới, Vịnh Hạ Long đã được xác định là nguồn tài nguyên vô giá cần phải bảo vệ vững chắc và lâu dài. Những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Vịnh Hạ Long đã thu được những kết quả nhất định góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch, số lượng khách du lịch đến Quảng Ninh ngày càng tăng, doanh thu từ du lịch đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện.

- Quảng Ninh đã xây dựng được kế hoạch tổng thể mới quản lý, bảo tồn Vịnh Hạ Long trong dài hạn và có điều chỉnh trong từng năm, tránh việc phá núi, lấp biển.

- Quảng Ninh đã di dời được hàng trăm hộ dân lên bờ và ổn định cuộc sống cho họ, đồng thời vẫn giữ được các giá trị văn hoá làng chài phục vụ các tour du lịch cộng đồng chuyên nghiệp.

- 20 năm qua, các dịch vụ du lịch đặc trưng trên vịnh Hạ Long đã được hình thành và phát triển, tạo thành những sản phẩm hấp dẫn riêng của Vịnh Hạ Long, được nhiều khách du lịch lựa chọn, đặc biệt là khách nước ngoài.

- Có thể kể đến hình thức du lịch trên vịnh bằng du thuyền. Với loại hình du lịch này, tính từ khi được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới cho đến nay đã đón gần 30 triệu lượt khách. Trong đó có quá nửa là số lượt khách quốc tế đến Vịnh Hạ Long, đem lại doanh thu từ phí tham quan hơn 1.250 tỷ đồng.

- Mới đây nhất, loại hình du lịch tham quan Vịnh Hạ Long bằng thủy phi cơ vừa được đưa vào hoạt động với 1 đến 3 chuyến bay khứ hồi mỗi ngày (Hà Nội - Hạ Long) và 5 đến 10 chuyến bay ngắm cảnh trên vịnh đã thu hút sự quan tâm của du khách trong nước và quốc tế mang lại một sự khám phá mới cho du khách khi đến thăm Di sản danh thắng này.

BÀI TẬP 4. 

4.1. Khai thác các tư liệu 2, 3, 4 (Lịch sử 70, tr. 31) cho thấy giữa 3 tư liệu có điểm gì chung trong nội dung phản ánh?

Hướng dẫn trả lời: 

Bước 1. Đọc tư liệu, gạch chân (hoặc ghi vào vở) những từ/cụm từ mà em cho là thể hiện điểm chung trong nội dung phản ánh.

Bước 2. Nêu nhận thức của mình về điểm chung đó.

Bước 3. Lấy dẫn chứng chứng minh cho luận điểm của mình từ chính các tư liệu (để tăng độ thuyết phục).

Ví dụ: - Bước 2: Ba tư liệu đều đề cập đến vai trò của của lịch sử — văn hoá đối với sự phát triển của du lịch.

- Bước 3: Dẫn chứng TL 2: Tài nguyên du lịch văn hoá bao gồm di tích lịch sử — văn hoá, di tích lịch sử cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hoá truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hoá khác; TL 3: Các khía cạnh văn hoá chiếm khoảng 40% trong giá trị du lịch ở châu Âu. Di sản độc đáo, bao gồm bảo tàng, nhà hát, di tích khảo cổ học và các thành phố lịch sử,...; TL 4:Hoàng thành Thăng Long... điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước trong những năm qua.

4.2. Em có suy luận gì về vai trò của lịch sử — văn hoá đối với sự phát triển của du lịch? Hãy lấy dẫn chứng từ những tư liệu để làm căn cứ cho suy luận của em (theo gợi ý dưới đây).

Tư liệu

Suy luận

Dẫn chứng

Tư liệu 2. Tài nguyên du lịch văn hoá bao

gồm di tích lịch sử — văn hoá, di tích lịch sử

cách mạng. khảo cỏ, kiến trúc; giá trị văn hoá

truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các

giá trị văn hoá khác; công trình lao động sáng

tạo của con người có thể được sử dụng cho

mục đích du lịch.

?

?

Tư liệu 3. Du lịch là một lĩnh vực tăng trưởng

tiềm năng cho nên kinh tế châu Âu, tạo ra hơn

10% GDP của EU và sử dụng lực lượng lao

động khoảng hơn 10 triệu người. Các khía cạnh

văn hoá chiếm khoảng 40% trong giá trị du lịch

ở châu Âu. Di sản độc đáo, bao gồm bảo tàng,

nhà hát, di tích khảo cổ học và các thành phố

lịch sử.... đã khiến châu lục này trở thành điểm

đến du lịch chính

?

?

Tư liệu 4. Hình 8. Di sản văn hoá thế giới Trung

tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) — điểm

thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước

trong những năm qua (SGK, tr. 31).

?

?

Hướng dẫn trả lời: 

Tư liệu

Suy luận

Dẫn chứng

Tư liệu 2. Tài nguyên du lịch văn hoá bao

gồm di tích lịch sử — văn hoá, di tích lịch sử

cách mạng. khảo cỏ, kiến trúc; giá trị văn hoá

truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các

giá trị văn hoá khác; công trình lao động sáng

tạo của con người có thể được sử dụng cho

mục đích du lịch.

Xác định nguồn tài nguyên của du lịch văn

hoá chính là những giá trị về lịch sử — văn

 

hoá còn được bảo tồn đến ngày nay.

Toàn bộ nội dung Tư

 

liệu 2.

Tư liệu 3. Du lịch là một lĩnh vực tăng trưởng

tiềm năng cho nên kinh tế châu Âu, tạo ra hơn

10% GDP của EU và sử dụng lực lượng lao

động khoảng hơn 10 triệu người. Các khía cạnh

văn hoá chiếm khoảng 40% trong giá trị du lịch

ở châu Âu. Di sản độc đáo, bao gồm bảo tàng,

nhà hát, di tích khảo cổ học và các thành phố

lịch sử.... đã khiến châu lục này trở thành điểm

đến du lịch chính

Vai trò to lớn của di sản lịch sử — văn hoá

đối với sự phát triển của ngành du lịch

 

châu Âu.

“Các khia cạnh văn hoá

truyền thống... điểm du

 

lịch chính”.

Tư liệu 4. Hình 8. Di sản văn hoá thế giới Trung

tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) — điểm

thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước

trong những năm qua (SGK, tr. 31).

Đóng góp của Di sản văn hoá thế giới —

Trung tâm Hoàng thành Thăng Long đối

với sự phát triển của ngành du lịch Hà Nội

 

những năm qua.

Nêu dẫn chứng từ thực

tế trải nghiệm của HS,

từ khai thác chú thích

 

Hình 8

BÀI TẬP 5: Hãy tìm hiểu và phân tích vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hoá quần thể Cố đô Huế.

Giải SBT KNTT  Lịch sử 10 bài 4 Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

 Hướng dẫn trả lời: 

Với vai trò của ngành du lịch là khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa một cách hiệu quả, bền vững để phục vụ mục tiêu phát triển du lịch, góp phần vào xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54, ngành du lịch đã, đang và sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan ưu tiên phát triển du lịch văn hóa di sản làm nòng cốt, đặc trưng để xây dựng sản phẩm, điểm đến du lịch. Trọng tâm là tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch cả ngày và đêm ở quần thể di tích cố đô Huế, nhất là khu vực Đại Nội, từng bước tái hiện không gian văn hoá cung đình, khai thác sản phẩm văn hoá qua các kỳ Festival Huế như Lễ hội áo dài, ẩm thực Cung đình Huế và một số sản phẩm cung đình đặc sắc khác.

- Tiếp tục công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các giá trị, công trình di sản, văn hóa, di tích lịch sử làm phong phú, đa dạng, hấp dẫn cho việc phát huy, phát triển phục vụ kinh tế du lịch. Bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị di sản văn hóa vật thể trong mối quan hệ hài hòa với quy hoạch phát triển đô thị, trọng tâm là đầu tư hoàn chỉnh một số khu vực trọng điểm trong quần thể di tích Cố đô Huế.

BÀI TẬP 6: Tìm hiểu thực tế địa phương và lập bảng thống kê về các di tích lịch sử  tiêu biểu, di sản văn hoá, di sản thiên nhiên của địa phương em và nêu một số biện pháp mà địa phương em đã thực hiện để bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình di sản đó.

TT

Tên di tích/di sản

Loại hình

Biện pháp của địa phương để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích/di sản

Biện pháp đề xuất của em (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hướng dẫn trả lời: 

TT

Tên di tích/di sản

Loại hình

Biện pháp của địa phương để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích/di sản

Biện pháp đề xuất của em (nếu có)

 1

Văn Miếu Quốc Tử Giám 

Di tích lịch sử 

Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp mới cho việc phát triển các sản phẩm văn hóa, du lịch; quy hoạch lộ trình, tuyến tham quan, hệ thống biển thông tin, chỉ dẫn đối với khách tham quan, nghiên cứu, đề xuất giải pháp đối với vấn đề giao thông, bãi đỗ xe… 

 Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động tham quan của khách du lịch đối với di tích, tác động môi trường, giải pháp kiểm soát ô nhiễm, xử lý các không gian cây xanh, mặt nước, tổ chức thu gom và vận chuyển rác thải;

Nhà tù Hoả Lò

Di tích lịch sử 

 Giá vé tham quan rẻ, nhiều chương trình truyền thông hấp dẫn ví dụ như  Đêm thiêng liêng - Night tour Maison Centrale

Mở rộng quy mô tham quan 

 Hoàng thành Thăng Long

Di tích lịch sử

 Khai quật thêm nhiều phế tích kiến trúc, hiện vật quan trọng trong Hoàng thành Thăng Long

 Truyền thông và marketing nhiều hơn để tiếp cận nhiều khách du lịch

BÀI TẬP 7: Xử lý tình huống 

Giả sử có một công trình thuộc di sản văn hoá đã xuống cắp nghiêm trọng, cần được bảo tồn. Có hai quan điểm:

— Xây Công trình tương tự với kiến trúc có quy mô lớn hơn và hiện đại hơn trên nên di tích cũ.

— Bảo tổn nguyên trạng di tích.

Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn đề bảo tồn di tich đó, ý kiến của em thế nào?

Hướng dẫn trả lời: 

Em ủng hộ quan điểm bảo tồn nguyên trạng di tích

Cách thức bảo tồn thích nghi đã và đang khiến di tích, di sản ngày một hiện đại, mất đi hồn cốt, tính độc đáo, giá trị lịch sử của nó.

Thực tế là đã có nhiều di sản vật thể của nước ta đang bị bê tông hóa, còn di sản phi vật thể đang bị sân khấu hóa… dẫn đến di sản không còn là di sản nữa.

Với di sản văn hóa vật thể có thể đơn cử như di tích làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội - sau khi cải tạo đã trở nên “văn minh” hơn, với đèn cao áp giăng khắp nơi, đường bê tông chạy khắp làng.

BÀI TẬP 8: Có một chủ đề của hội thảo về du lịch di sản như sau: “Lựa chọn lợi ích về kinh tế hay văn hoá lịch sử? Lợi ích lâu dài hay trước mắt?

8.1. Theo em, lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt trong phát triển du lịch di sản là gì (kinh tế/văn hoá, lịch sử)?

Hướng dẫn trả lời: 

- Lợi ích lâu dài:

+ Mang lại nguồn lực kinh tế lâu dài, bền vững, góp phần: thúc đẩy sự phát triển của địa phương (nói riêng) và đất nước (nói chung); giải quyết vấn đề việc làm cho hàng triệu người lao động.

+ Các di sản văn hóa được bảo tồn và phát huy có hiệu quả.

+ Lịch Sử - văn hóa của cộng đồng, dân tộc được quảng bá sâu rộng.

- Lợi ích trước mắt: tạo sinh kế cho cộng đồng dân cư tại khu di sản.

8.2. Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy viết một bài khoảng 200 từ thể hiện quan điểm của em về vấn đề được nêu.

Hướng dẫn trả lời: 

 Gợi ý:

- Nên lựa chọn văn hoá lịch sử  vì văn hoá lịch sử sẽ là tiền đề tạo nên lợi ích kinh tế.

- Văn hoá lịch sử sẽ trường tồn theo thời gian và tạo nên lợi ích lâu dài.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT KNTT Lịch sử 10 bài 4 Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại, Giải SBT Lịch sử 10 Kêt nối tri thức
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT KNTT Lịch sử 10 bài 4 Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT lịch sử 10 kết nối tri thức. Phần trình bày do Thư CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận