Giải SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 Kết nối bài 6 Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo

Hướng dẫn giải bài 6 Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo sách bài tập Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 bộ sách kết nối tri thức. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong học tập.

Câu hỏi 1:  Súng bộ binh là loại súng trang bị

A. cho một người sử dụng.

B. trong lực lượng vũ trang.

C. cho phân đội bộ binh.

D. cho cá nhân và phân đội bộ binh.

Lời giải:

D. cho cá nhân và phân đội bộ binh.

Câu hỏi 2: Súng trường CKC là loại súng

A. nòng dài, bán tự động, dùng hoả lực để tiêu diệt sinh lực địch; có lưỡi lê, báng súng để đánh gần. Súng bắn được liên thanh và phát một.

B. nòng ngắn, tự động, dùng hoả lực để tiêu diệt sinh lực địch; có lưỡi lê, báng súng để đánh gần. Súng chỉ bắn được phát một.

C. nòng dài, bán tự động; chủ yếu sử dụng lưỡi lê, báng súng để tiêu diệt địch. Súng chỉ bắn được phát một. 

D. nòng dài, bán tự động, dùng hoả lực để tiêu diệt sinh lực địch; có lưỡi lê, báng súng để đánh gần. Súng chỉ bắn được phát một.

Lời giải:

D. nòng dài, bán tự động, dùng hoả lực để tiêu diệt sinh lực địch; có lưỡi lê, báng súng để đánh gần. Súng chỉ bắn được phát một.

Câu hỏi 3: Súng tiểu liên AK là loại súng 

A. nòng dài, tự động nạp đạn, trang bị cho từng người, dùng hoả lực để tiêu diệt sinh lực địch; ngoài ra, có thể sử dụng lưỡi lê, báng súng để đánh gần. Súng bắn được liên thanh và phát một.

B. nòng ngắn, tự động nạp đạn, trang bị cho từng người, dùng hoả lực để tiêu diệt sinh lực địch; ngoài ra, có thể sử dụng lưỡi lê, báng súng để đánh gần. Súng chỉ bắn được liên thanh

C. nòng dài, tự động nạp đạn, trang bị cho từng người, dùng hoả lực để tiêu diệt sinh lực địch; ngoài ra, có thể sử dụng lưỡi lê, báng súng để đánh gần. Súng chỉ bắn được phát một.

D. nòng dài, tự động nạp đạn, trang bị cho tiểu đội bộ binh, dùng hoà lực để tiêu diệt sinh lực địch; ngoài ra, có thể sử dụng hộp tiếp đạn để đánh gần. Súng bắn được liên thanh và phát một. 

Lời giải:

A. nòng dài, tự động nạp đạn, trang bị cho từng người, dùng hoả lực để tiêu diệt sinh lực địch; ngoài ra, có thể sử dụng lưỡi lê, báng súng để đánh gần. Súng bắn được liên thanh và phát một.

Câu hỏi 4: Ý nào dưới đây đúng về súng tiểu liên AK?

A. Dùng đạn kiểu 1943 do Nga sản xuất, đạn kiểu 1956 (K56) do Trung Quốc, Việt Nam và một số nước sản xuất. 

B. Tầm bắn ghi trên thước ngắm: Thước ngắm ghi từ số 1 đến số 8, tương ứng với cự li bắn từ 100 đến 800 m.

C. Tầm bắn hiệu quả: 400 m; hoả lực bắn tập trung mục tiêu mặt đất, mặt nước: 800 m; máy bay, quân dù: 500 m.

D. Tầm bắn thẳng: Mục tiêu người nằm: 525 m; mục tiêu người chạy: 350 m.

Lời giải:

D. Tầm bắn thẳng: Mục tiêu người nằm: 525 m; mục tiêu người chạy: 350 m. 

Câu hỏi 5: Nội dung nào dưới đây không đúng về tính năng của súng tiểu liên AK?

A . Tốc độ đầu của đầu đạn: 710 m. 

B. Tốc độ bắn lý thuyết: 600 phát/phút.

C. Tốc độ bắn chiến đấu: Khi bắn phát một khoảng 40 phát / phút. 

D. Tốc độ bắn chiến đấu: Khi bắn liên thanh khoảng 110 phát / phút.

Lời giải:

D. Tốc độ bắn chiến đấu: Khi bắn liên thanh khoảng 110 phát / phút.

Câu hỏi 6: Súng tiểu liên AK có cấu tạo gồm mấy bộ phận chính?

A. 10.

B. 11.

C. 12.

D. 13.

Lời giải:

B. 11.

Câu hỏi 7: Bộ phận nào dưới đây không phải là bộ phận chính của súng tiểu liên AK?

A. Nòng súng.

B. Thông nòng. 

C. Hộp khoá nòng và nắp hộp khoá nòng.

D. Bệ khoá nòng và thoi đẩy.

Trả lời:

B. Thông nòng

Câu hỏi 8: Nội dung nào dưới đây không đúng về súng tiểu liên AK?

A. Khoá nòng là một trong các bộ phận chính của súng tiểu liên AK.

B. Cò súng là một trong các bộ phận chính của súng tiểu liên AK.

C. Đầy về là một trong các bộ phận chính của súng tiểu liên AK. 

D. Hộp dầu là một trong các bộ phận chính của súng tiểu liên AK.

Trả lời:

D. Hộp dầu là một trong các bộ phận chính của súng tiểu liên AK.

Câu hỏi 9: Tháo / lắp súng tiểu liên AK gồm mấy bước?

A. 6.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

Trả lời:

B. 7.

Câu hỏi 10: Nội dung nào dưới đây không đúng với quy tắc tháo, lắp súng tiểu liên AK?

A. Người tháo, lắp phải nắm vững cấu tạo của súng, 

B. Chọn nơi khô ráo, sạch sẽ để tháo, lắp súng. 

C. Tháo, lắp súng phải dùng đúng phụ tùng, đúng thứ tự động tác.

D. Khi gặp vướng mắc, phải dùng sức mạnh để tháo rời các bộ phận của súng.

Trả lời:

D. Khi gặp vướng mắc, phải dùng sức mạnh để tháo rời các bộ phận của súng.

Câu hỏi 11: Thuốc nổ là

A. chế phẩm của chất nổ mà khi chịu tác động của những xung kích thích từ bên ngoài đủ mạnh thì thường nổ (mà ít cháy).

B. chế phẩm của chất nổ, có thể tự gây nổ. 

C. chế phẩm của chất nổ mà khi chịu tác động của những xung kích thích từ bên ngoài thì thường nổ.

D. chế phẩm của chất nổ mà khi chịu tác động của những xung kích thích từ bên ngoài đủ mạnh thì nổ.

Trả lời:

A. chế phẩm của chất nổ mà khi chịu tác động của những xung kích thích từ bên ngoài đủ mạnh thì thường nổ (mà ít cháy).

Câu hỏi 12: Thuốc nổ TNT có đặc điểm nào cho dưới đây? 

A. Có màu vàng đậm, khi tiếp xúc với ánh sáng thì ngả màu nâu, có vị đắng.

B. Có màu vàng nhạt, khi tiếp xúc với ánh sáng thì ngả màu đen, có vị đắng. 

C. Có màu vàng nhạt, khi tiếp xúc với ánh sáng thì ngả màu nâu, có vị đắng.

D. Có màu vàng nhạt, khi tiếp xúc với ánh sáng thì ngả màu nâu, có vị cay.

Trả lời:

C. Có màu vàng nhạt, khi tiếp xúc với ánh sáng thì ngả màu nâu, có vị đắng.

Câu hỏi 13: Thuốc nổ TNT có tính năng nào cho dưới đây? 

A. Nóng chảy ở 91°C, bốc cháy ở 310°C, nổ ở 350°C; nếu tăng nhiệt độ đột ngột lên 300°C sẽ nổ.

B. Nóng chảy ở 81°C, bốc cháy ở 300°C, nổ ở 360°C; nếu tăng nhiệt độ đột ngột lên 300°C sẽ nổ.

C. Nóng chảy ở 81°C, bốc cháy ở 310°C, nổ ở 350°C; nếu tăng nhiệt độ đột ngột lên 350°C sẽ nổ.

D. Nóng chảy ở 81°C, bốc cháy ở 310°C, nỗ ở 350°C; nếu tăng nhiệt độ đột ngột lên 300°C sẽ nổ.

Lời giải:

D. Nóng chảy ở 81°C, bốc cháy ở 310°C, nỗ ở 350°C; nếu tăng nhiệt độ đột ngột lên 300°C sẽ nổ.

Câu hỏi 14: Thuốc nổ C4 có đặc điểm nào cho dưới đây?

A. Màu trắng đục, mùi hắc, dẻo, vị hơi ngọt. 

B. Màu trắng, mùi hắc, dẻo, vị hơi ngọt.

C. Màu trắng đục, mùi thơm, dẻo, vị hơi ngọt.

D. Màu trắng đục, mùi hắc, dẻo.

Lời giải:

A. Màu trắng đục, mùi hắc, dẻo, vị hơi ngọt.

Câu hỏi 15: Ý nào dưới đây đúng về tính năng của thuốc nổ C4?

A. Đốt khó chảy, đến 290 °C thì cháy, khi cháy ở 301 °C thì nổ.

B. Đốt khó cháy, đến 390 °C thì cháy, khi cháy ở 401 °C thì nổ. 

C. Đốt khó cháy, đến 190 °C thì cháy, khi cháy ở 201 °C thì nổ.

D. Khi đốt không cháy, nổ.

Lời giải:

C. Đốt khó cháy, đến 190 °C thì cháy, khi cháy ở 201 °C thì nổ.

Câu hỏi 16: Thuốc nổ C4 gây nổ bằng kíp số

A. 5 trở lên.

B. 4 trở lên.

C. 6 trở lên.

D. 7 trở lên.

Lời giải:

C. 6 trở lên.

Câu hỏi 17: Vật cản là

A. những vật thể, phương tiện do người làm ra để làm chậm hoặc ngăn cản cơ động, gây khó khăn cho các hoạt động khác và gây thiệt hại cho đối phương.

B. những vật thể, phương tiện do người làm ra hoặc cải tạo cái có sẵn đề làm chậm hoặc ngăn cản cơ động, gây khó khăn cho các hoạt động khác và gây thiệt hại cho đối phương.

C. những vật thể, phương tiện do cải tạo vật có sẵn để làm chậm hoặc ngăn cản cơ động, gây khó khăn cho các hoạt động khác và gây thiệt hại cho đối phương.

D. những vật thể, phương tiện do người làm ra hoặc cải tạo để làm chậm, ngăn cản cơ động, gây khó khăn cho đối phương. 

Lời giải:

B. những vật thể, phương tiện do người làm ra hoặc cải tạo cái có sẵn đề làm chậm hoặc ngăn cản cơ động, gây khó khăn cho các hoạt động khác và gây thiệt hại cho đối phương.

Câu hỏi 18: Vật cản tự nhiên là

A. vật cản có sẵn trong tự nhiên như sông, suối, rừng núi, đầm lầy, sa mạc, …

B. vật cản có sẵn trong tự nhiên như hàng rào thép gai, hàng rào cọc, sống, suối, rừng núi, đầm lầy, sa mạc …

C. vật cản có sẵn trong tự nhiên như sông, suối, rừng núi, đầm lầy, sa mạc. vách đứng, vách hụt, ụ cản, …

D. vật cản có sẵn trong tự nhiên như sông, suối, rừng núi, đầm lầy, sa mạc, mìn chống tăng, mìn chống bộ binh, …

Lời giải:

A. vật cản có sẵn trong tự nhiên như sông, suối, rừng núi, đầm lầy, sa mạc, …

Câu hỏi 19: Vật cản nhân tạo là

A. vật cần do con người làm ra như sông, suối, rùng, núi; vật cần bằng mìn, lượng nổ, thuỷ tôi, không lỗi, hàng rào dây tiếp gái các loại, hàng rào cọc, …

B. vật cản do con người làm ra như vật cân bằng mìn, lượng nổ, thuỷ lõi, không lõi, hàng rào dây thép gai các loại, hàng rào cọc, …

C. vật cản do con người làm ra như đầm lầy, sa mạc, vật cân bằng mìn, lượng nổ, thuỷ lõi, không lõi, hàng rào dây thép gai các loại, hàng rào cọc, …

D. vật cản do con người làm ra như vật cân bằng mìn, lượng nổ, thuỷ lõi, không lõi, hàng rào dây thép gai các loại, hàng rào cọc, sa mạc, thác nước, …

Lời giải:

B. vật cản do con người làm ra như vật cân bằng mìn, lượng nổ, thuỷ lõi, không lõi, hàng rào dây thép gai các loại, hàng rào cọc, …

Câu hỏi 20: Vũ khí tự tạo là

A. loại vũ khí có cấu tạo và nguyên lý hoạt động đơn giản, dùng vật liệu tại chỗ, đạn dược hỏng hoặc cải tiến các loại đạn thu được của đối phương.

B. loại vũ khí có cấu tạo và nguyên lý hoạt động đơn giản, dễ chế tạo bằng những phương pháp và phương tiện thủ công, dùng vật liệu tại chỗ, đạn dược hỏng hoặc cải tiến các loại đạn thu được của đối phương. 

C. loại vũ khí dễ chế tạo ở địa phương bằng những phương pháp, phương tiện thủ công, dùng vật liệu tại chỗ, đạn dược hỏng hoặc cải tiến các loại đạn thu được của đối phương.

D. loại vũ khí có cấu tạo và nguyên lý hoạt động đơn giản, dễ chế tạo ở địa phương bằng những phương pháp, phương tiện thủ công, dùng vật liệu tại chỗ hoặc đạn được hồng.

Lời giải: 

B. loại vũ khí có cấu tạo và nguyên lý hoạt động đơn giản, dễ chế tạo bằng những phương pháp và phương tiện thủ công, dùng vật liệu tại chỗ, đạn dược hỏng hoặc cải tiến các loại đạn thu được của đối phương.

Câu hỏi 21: Nêu quy tắc thảo, lắp súng tiểu liên AK.

Lời giải:

Quy tắc tháo, lắp súng tiểu liên AK:

 

  • Người tháo, lắp phải nắm vững cấu tạo của súng.

  • Trước khi tháo súng phải kiểm tra súng.

  • Chọn nơi khô ráo, sạch sẽ để tháo, lắp súng.

  • Trước khi tháo, lắp phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện như bàn (bạt, chiếu, ni lông) và phụ tùng để đặt và tháo, lắp các bộ phận. 

  • Tháo, lắp phải dùng đúng phụ tùng, đúng thứ tự động tác, phải nhẹ nhàng, gặp vướng mắc phải nghiên cứu thận trọng, không dùng sức mạnh đập bẩy làm hư hỏng súng

Câu hỏi 22: Hoàn thành bảng sau:

Tính năng

Thuốc nổ Trinitrotoluen (TNT)

Thuốc nổ C4

Màu sắc

  

Mùi vị

  

Nhiệt độ cháy, nổ

  

Loại kíp gây nổ

  

Lời giải:

Tính năng

Thuốc nổ Trinitrotoluen (TNT)

Thuốc nổ C4

Màu sắc

Màu vàng nhạt, tiếp - xúc ánh sáng mặt trời ngả sang màu nâu

Màu trắng đục

Mùi vị

Vị đắng

Mùi hắc, vị hơi ngọt

Nhiệt độ cháy, nổ

Bốc cháy ở 310°C, nổ ở 350°C; nếu tăng nhiệt độ đột ngột lên 300°C sẽ nổ

Đốt khó cháy, đến 190°C thì cháy, khi cháy ở 201°C thì nổ

Loại kíp gây nổ

Gây nổ bằng kíp số 6 trở lên

Gây nổ bằng kíp số 6 trở lên

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 sách kết nối tri thức, Giải SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 Kết nối tri thức bài 6 Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo, Giải SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11.
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 Kết nối bài 6 Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức. Phần trình bày do Anh Ngọc CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận