Giải SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 Kết nối bài 5 Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân

Hướng dẫn giải bài 5 Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân sách bài tập Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 bộ sách kết nối tri thức. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong học tập.

Câu hỏi 1: Phòng không nhân dân được hiểu là 

A. tổng hợp các lực lượng được tổ chức chặt chẽ dưới sự chỉ đạo của ban chỉ đạo phòng không nhân dân. 

B. tổng thể các hoạt động và biện pháp phòng không để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.

C. tổng thể các yếu tố, các lợi thế về địa hình, lực lượng, bố trí trang thiết bị phòng không để tiến hành các hoạt động tác chiến phòng không.

D. tổng hợp các lực lượng để thực hiện các nhiệm vụ phòng không nhân dân.

Lời giải:

B. tổng thể các hoạt động và biện pháp phòng không để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.

Câu hỏi 2: Một trong những mục đích của phòng không nhân dân là

A. tiến hành các hoạt động tác chiến phòng không. 

B. bảo vệ các mục tiêu quân sự quan trọng của Quốc gia.

C. bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.

D. bảo vệ các mục tiêu trọng yếu về kinh tế của đất nước.

Lời giải:

C. bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.

Câu hỏi 3:  Địa bàn phòng không nhân dân được xác định là 

A. trang thiết bị phòng không tại các địa phương. 

B. các trận địa phòng không của lực lượng Phòng không – Không quân.

C. biển, đảo nơi địch sẽ tiếp cận vào nước ta.

D. các huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh.

Lời giải:

D. các huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh.

Câu hỏi 4: Ý nào dưới đây không đúng về vị trí, chức năng của phòng không nhân dân? 

A. Là nội dung quan trọng của công tác quốc phòng, quân sự.

B. Là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân trên mặt trận đối không.

C. Là tổng thể các hoạt động và biện pháp phòng không để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.

D. Nhằm thực hiện phòng, tránh, đánh trả và khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch.

Lời giải:

C. Là tổng thể các hoạt động và biện pháp phòng không để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.

Câu hỏi 5: Tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân lấy lực lượng nào dưới đây làm nòng cốt?

A. Bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.

B. Phòng không – Không quân.

C. Phòng không Lục quân.

D. Lực lượng vũ trang.

Lời giải:

A. Bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.

Câu hỏi 6: Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân gồm những lực lượng nào?

Lời giải:

Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân gồm lực lượng trinh sát, quan sát phát hiện, thông báo, báo động phòng không; lực lượng nguỵ trang, sơ tán, phòng tránh; lực lượng đánh địch xâm nhập, tiến công đường không; lực lượng phục vụ chiến đấu, bảo đảm phòng không nhân dân; lực lượng khắc phục hậu quả, cứu hoả, cứu thương, cứu sập.

Câu hỏi 7: Địch thường tiến công đường không vào những mục tiêu nào?

Trả lời:

Mục tiêu tiến công đường không của địch thường là trụ sở các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ; sở chỉ huy tác chiến chiến lược, chiến dịch; đài phát thanh, truyền hình, trung tâm thông tin viễn thông; khu công nghiệp quốc phòng và công nghiệp lớn, các nhà máy. đầu mối giao thông, sân bay, bến cảng, kho tàng, cơ sở hậu cần, kỹ thuật lực lượng phòng không, không quân, hải quân, các khu vực tập trung quân và binh khí trang bị của ta.

Câu hỏi 8: Một trong những thủ đoạn tiến công đường không của địch là 

A. tiến công từ nhiều hướng, tiến hành đánh phá đồng loạt, liên tục, ác liệt cả ngày và đêm.

B. tiến công nhằm huỷ diệt tiềm lực kinh tế, chính trị, quân sự.

C. đánh phá làm cho ta kiệt quệ về vật chất và tinh thần.

D. tập trung mãnh liệt hoả lực tiến công trên một hướng,

Trả lời:

A. tiến công từ nhiều hướng, tiến hành đánh phá đồng loạt, liên tục, ác liệt cả ngày và đêm.

Câu hỏi 9: Ý nào dưới đây không đúng và thủ đoạn tiến công đường không của địch? 

A. Tăng cường hoạt động tình báo, trinh sát

B. Bí mật, bất ngờ thời điểm mở đầu tiến công. 

C. Bí mật, bất ngờ trong suốt cuộc chiến tranh.

D. Giành và giữ quyền làm chủ trên không, trên biển.

Trả lời:

C. Bí mật, bất ngờ trong suốt cuộc chiến tranh.

Câu hỏi 10: Ban chỉ đạo phòng không nhân dân được thành lập ở 

A. cấp Trung ương, cấp quân khu cấp tỉnh và cấp huyện.

B. cấp quân khu, cấp quân đoàn, cấp tỉnh và cấp huyện.

C. cấp quân đoàn, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. 

D. cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Trả lời:

A. cấp Trung ương, cấp quân khu cấp tỉnh và cấp huyện.

Câu hỏi 11: Kế hoạch phòng không nhân dân được xây dựng từ thời bình ở 

A. cấp Trung ương, cấp quân khu, cấp tỉnh và cấp huyện.

B. cấp quân khu, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

C. cấp quân khu, cấp sư đoàn, cấp trung đoàn và cấp tiểu đoàn. 

D. cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và cấp thôn.

Trả lời:

B. cấp quân khu, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Câu hỏi 12: Một trong những nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng không nhân dân là

A. tổ chức, biên chế của địch. 

B. nghệ thuật quân sự của địch.

C. chi tiêu tài chính cho hoạt động tiến công đường không. 

D. tín hiệu thông báo, báo động phòng không nhân dân.

Trả lời:

D. tín hiệu thông báo, báo động phòng không nhân dân.

Câu hỏi 13: Ý nào dưới đây không thể hiện nội dung huấn luyện phòng không nhân dân? 

A. Tính năng kỹ, chiến thuật của các loại vũ khí, phương tiện tiến công đường không của kẻ thù.

B. Phương pháp, cách thức xây dựng hệ thống hầm, hào, công trình phòng tránh, sơ tán.

C. Diễn tập chỉ huy - tham mưu các cấp.

D. Các biện pháp, phương pháp khắc phục hậu quả, khôi phục sức chiến đấu.

Lời giải:

C. Diễn tập chỉ huy - tham mưu các cấp.

Câu hỏi 14: Đâu không phải là công trình phòng không nhân dân?

A. Hệ thống các đài quan sát, thông báo, báo động phòng không nhân dân.

B. Công trình phòng tránh, trú ẩn trọng điểm (hầm trú ẩn cá nhân).

C. Vị trí sơ tán, phân tán.

D. Trường học, chợ, nhà ga, sân bay, bến cảng.

Lời giải:

D. Trường học, chợ, nhà ga, sân bay, bến cảng.

Câu hỏi 15: Hệ thống hầm, hào trú ẩn của cá nhân và tập thể phải

A. bền, chắc.

B. tránh được mảnh đạn, mảnh bom.

C. có sơ đồ thiết kế để thuận lợi trong quá trình cứu nạn, cứu hộ.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

D. Cả A, B và C.

Câu hỏi 16: Ý nào dưới đây không phải là biện pháp để tránh trinh sát, phát hiện của địch?

A. Làm biến dạng bên ngoài mục tiêu.

B. Làm mục tiêu giả.

C. Giữ đúng đặc điểm mục tiêu.

D. Che phủ mục tiêu giống môi trường xung quanh.

Lời giải:

C. Giữ đúng đặc điểm mục tiêu

Câu hỏi 17: Khi phát hiện máy bay địch, các vọng quan sát phòng không sẽ

A. giữ kín hành động.

B. thông báo, báo động phòng không.

C. nhanh chóng vào hầm trú ẩn.

D. tiếp tục quan sát.

Lời giải:

B. thông báo, báo động phòng không.

Câu hỏi 18: Lực lượng nào dưới đây tham gia đánh địch tiến công đường không?

A. Dân quân tự vệ.

B. Bộ đội địa phương.

C. Tổ bắn máy bay ở các làng, xã.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

D. Cả A, B và C.

Câu hỏi 19: Hoàn thành bảng sau:

PHÒNG, TRÁNH TIẾN CÔNG ĐƯỜNG KHÔNG CỦA ĐỊCH

Nội dung sơ tán, phân tán

???

???

???

Đối tượng sơ tán, phân tán

???

???

???

Lời giải:

PHÒNG, TRÁNH TIẾN CÔNG ĐƯỜNG KHÔNG CỦA ĐỊCH

Nội dung sơ tán, phân tán

Sơ tán, phân tán thời gian dài đến khi tình hình ổn định.

Sơ tán, phân tán trong tình huống khẩn cấp.

Sơ tán, phân tán tại chỗ.

Đối tượng sơ tán, phân tán

Thực hiện đối với trẻ em, người già yếu, phụ nữ mang thai ở vùng trọng điểm phòng không, những người không nhất thiết phải ở lại.

Thực hiện đối với các khu vực có nguy cơ địch tập trung đánh phá; người, phương tiện của các nhà máy, doanh nghiệp phải sơ tán, tiếp tục sản xuất để đảm bảo cho nhu cầu quốc phòng và nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân.

Áp dụng đối với lực lượng bám trụ ở những địa bàn trọng điểm về phòng không nhân dân để sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ đánh trả và khắc phục hậu quả do địch tiến công hoả lực đường không gây nên.

Câu hỏi 20: Học sinh có thể sơ tán, phân tán như thế nào khi địch tiến công đường không?

Lời giải:

Đối với học sinh có thể sơ tán, phân tán như gia đình đưa con về quê; sơ tán các con theo cơ quan, nhà máy của bố hoặc mẹ; nhà máy, cơ quan tổ chức sơ tán tập trung, có sự quản lí của Sở Giáo dục và Đào tạo; các trường học tổ chức sơ tán tập trung do nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý.

Câu hỏi 21: Hoàn thành bảng sau:

KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO ĐỊCH TIẾN CÔNG ĐƯỜNG KHÔNG

Cứu sập

Cứu thương

Cứu hoả

???

???

???

Lời giải:

KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO ĐỊCH TIẾN CÔNG ĐƯỜNG KHÔNG

Cứu sập

Cứu thương

Cứu hoả

Cứu sập được tổ chức ở từng nhà máy, cơ quan, khu phố, lấy lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt và phân ra làm hai loại là lực lượng cứu sập tại chỗ và lực lượng cơ động.

Cứu thương lấy lực lượng y tế làm nòng cốt, chia ra thành các tuyến: tuyến sơ cứu tại chỗ; tuyến cấp cứu ban đầu tại trạm xá, bệnh xá; tuyến bệnh viện huyện (quận); tuyến bệnh viện tỉnh, thành phố và của Trung ương.

Chữa cháy lấy lực lượng phòng cháy chữa cháy làm nòng cốt kết hợp với lực lượng dân quân tự vệ và quần chúng ở cơ sở.

Câu hỏi 22: Công dân có trách nhiệm gì trong thực hiện phòng không nhân dân? 

Lời giải:

  • Trong thực hiện phòng không nhân dân, công dân có trách nhiệm:

  • Thực hiện nghiêm kế hoạch phòng không nhân dân của ban chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp; các văn bản pháp luật về phòng không nhân dân ở địa phương.

  • Tham gia huấn luyện, diễn tập và thực hiện các nhiệm vụ phòng không nhân dân theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quân sự địa phương khi được huy động.

  • Tích cực tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hiểu biết về phòng không nhân dân.

  • Cùng với chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác chính sách, quan tâm, thăm hỏi, giúp đỡ những người bị ốm, tai nạn, bị thương, hi sinh,... khi tham gia lực lượng phòng không nhân dân.

Câu hỏi 23: Các bạn trong lớp đang thảo luận để xây dựng nội dung tuyên truyền về trách nhiệm của học sinh trong thực hiện phỏng không nhân dân. Em sẽ đề xuất những nội dung gì cùng các bạn?

Lời giải:

  • Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện phòng không nhân dân:

  • Thường xuyên học tập nâng cao nhận thức về vị trí, chức năng và nội dung hoạt động của phòng không nhân dân.

  • Thực hiện nghiêm các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, nhà trường về công tác phòng không nhân dân.

  • Cùng với nhà trường tham gia xây dựng hầm, hào trú ẩn, đan mũ rơm... thực hiện các biện pháp ngụy trang và quy định giữ bí mật của nhà trường. 

  • Thực hiện kế hoạch sơ tán, phân tán của nhà trường và tham gia học tập đầy đủ tại nơi sơ tán; tín hiệu thông báo, báo động về phòng không nhân dân.

  • Tham gia khắc phục hậu quả, thiệt hại do địch đánh phá, nhanh chóng ổn định tình hình học tập.

Câu hỏi 24: Mục đích của Mỹ trong cuộc tiến công đường không vào miền Bắc Việt Nam tháng 12/1972 là gì? 

Lời giải:

Mục đích của Mỹ trong cuộc tiến công đường không vào miền Bắc Việt Nam tháng 12/1972 là huỷ diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng miền Bắc, làm lung lay quyết tâm kháng chiến của nhân dân Việt Nam trên cả hai miền Nam – Bắc; vực dậy tinh thần, giảm áp lực cho chính quyền, quân đội tay sai Sài Gòn ở miền Nam; tạo thế mạnh trên bàn đàm phán tại Hội nghị Paris, buộc ta phải kí kết một bản hiệp định có lợi cho Mỹ; thị uy sức mạnh với các nước trên thế giới.

Câu hỏi 25: Không quân Mỹ thường tập trung đánh phá vào những mục tiêu nào trong cuộc tiến công đường không vào miền Bắc Việt Nam tháng 12/1972?

Lời giải:

Trong cuộc tiến công đường không vào miền Bắc Việt Nam tháng 12/1972, không quân Mỹ thường tập trung đánh phá vào những mục tiêu: Các mục tiêu quân sự, sân bay Nội Bài, ga Kép, ga Hàng Cỏ và Sở Công an Hà Nội, nhà máy điện Yên Phụ, cầu Phủ Lý, bệnh viện Bạch Mai, Giáp Bát, cảng Hải Phòng, Cát Bi,...

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 sách kết nối tri thức, Giải SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 Kết nối tri thức bài 5 Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân, Giải SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11.
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 Kết nối bài 5 Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức. Phần trình bày do Anh Ngọc CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận