Danh mục bài soạn

Giải Ngữ văn 8 tập 2 sách KNTT bài Ôn tập học kì II

Hướng dẫn học môn Ngữ văn 8 tập 2 sách mới Kết Nối Tri Thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài Ôn tập học kì II. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

Câu hỏi 1: Câu chuyện được kể trong đoạn trích bao gồm những tuyến truyện nào?

A. Tuyến truyện về "tôi" và Tường kết hợp trong cuộc sống gia đình (làm việc nhà, học hành, độc sách)

B. Tuyến truyện về "tôi" và Tường kết hợp với tuyến truyện về chàng thư sinh, cóc tía, người bạn xấu

C. Tuyến truyện về "tôi" và Tường kết hợp lồng ghép với tuyến truyện về chàng thư sinh, cóc tía, người bạn xấu, nàng công chúa

D. Tuyến truyện về "tôi" và Tường kết hợp lồng ghép với tuyến truyện về chàng thư sinh, cóc tía, người bạn xấu

Lời giải:

  • C. Tuyến truyện về "tôi" và Tường kết hợp lồng ghép với tuyến truyện về chàng thư sinh, cóc tía, người bạn xấu, nàng công chúa

Câu hỏi 2: Những yếu tố nào giúp em xác định được tuyến truyện trong đoạn trích

A. Nhân vật và thời gian

B. Nhân vật và không gian

C. Nhân vật và sự việc chính

D. Nhân vật và đối thoại

Lời giải:

  • A. Nhân vật và thời gian

Câu hỏi 3: Chuyện Cóc tía mà Tường đọc cho "tôi" nghe có tính chất của loại truyện nào?

A. Truyện truyền thuyết

B. Truyện cười

C. Truyện cổ tích

D. Truyện ngụ ngôn

Lời giải:

  • D. Truyện ngụ ngôn

Câu hỏi 4: Câu "Để cho anh Hai học bài" thuộc kiểu câu nào?

A. Câu hỏi

B. Câu kể

C. Câu cảm

D. Câu khiến

Lời giải:

  • D. Câu khiến

Câu hỏi 5: Xác định loại thành phần biệt lập (in đậm) trong câu sau: "Tâu bệ hạ, trước hết xin bệ hạ hãy bắt giam tên này lại".

A. Thành phần cảm thán

B. Thành phần tình thái

C. Thành phần gọi - đáp

D. Thành phần chêm xen

Lời giải:

  • C. Thành phần gọi - đáp

Câu hỏi 6: Dòng nào sau đây chỉ bao gồm những từ hán việt được sử dụng trong văn bản?

A. thư sinh, giáo khoa, tài sản, nhường nhịn

B. thư sinh, giáo khoa, tài sản, ngự y

C.thư sinh, giáo khoa, tài sản, ngân nga

D.thư sinh, giáo khoa, tài sản, giáo sư

Lời giải:

  • B. thư sinh, giáo khoa, tài sản, ngự y

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi 1: Câu chuyện được kể trong đoạn trích có cốt truyện đơn tuyến hay đa tuyến? Vì sao?

Lời giải:

  • Câu chuyện được kể trong đoạn trích có cốt truyện đa tuyến Vì những truyện ngắn được xây dựng với hai hoặc nhiều câu chuyện có chung chủ đề nhưng khá độc lập với nhau

Câu hỏi 2: Qua lời kể của nhân vật "tôi", em nhận thấy Tường có những đức tính gì đáng quý? Hãy nêu các chi tiết cho thấy rõ những đức tính của nhân vật Tường?

Lời giải:

Tường có đức tính ham học hỏi, yêu thương anh trai, chia sẻ.

Chi tiết: 

Khi mẹ sai anh đi làm việc gì đó Tường sẽ gánh hết việc nặng việc nhẹ trong nhà, mặt mày lúc nào cũng vui vẻ, tuyệt không oán thán một câu

"Để cho anh Hai học bài"

Tường mê đọc sách.

Tường thường kể chuyện cho tôi nghe.

Câu hỏi 3: Theo em, điều gì ở câu chuyện Cóc tía khiến Tường đặc biệt yêu thích? Việc Tường yêu thích câu chuyện này gợi cho em suy nghĩ gì về nhân vật?

Lời giải:

Câu chuyện Cóc tía khiến Tường đặc biệt yêu thích ở đoạn chàng trai thư sinh làmm bạn với cóc tía những buổi học khuya con cóc nhảy quanh quẩn ở dưới chân đớp những con muỗi bay vo ve

Việc Tường yêu thích nhân vật này em thấy Tường là một người sống tình cảm luôn hướng về việc thiện không làm việc ác, sẵn sàng dành lại thời gian không gian cho anh trai học bài giống như con Cóc tía giúp chàng thư sinh ăn hết muỗi xung quanh không làm cậu mất tập chung. Tường cũng muốn giúp anh trai như vậy.

Câu hỏi 4: Nêu những chi tiết cho thấy cách hiểu và đánh giá của nhân vật "tôi" về câu chuyện Cóc tía. Cách hiểu và đánh giá đó nhân vật tôi gợi cho em suy nghĩ gì?

Lời giải:

Chi tiết:

Thằng Tường đọc rất nhiều chuyện hay nhưng nó đặc biệt thích chuyện Cóc tía. Trong khi tôi thấy chuyện đó dở tệ.

Chắc chắn chàng thư sinh này đọc sách giáo khoa để đi thi chứ chẳng phải đọc truyện như thằng Tường

Ta thấy nhân vật "tôi" có cái nhìn chủ quan không có nhiều cách nhiều đa chiều nên khi nghe câu chuyện Cóc tía chỉ thấy câu chuyện dở tệ mà không thấy được cái hay bài học nhân văn mang tới về chỉ dạy con người về bạn bè, lòng thương, giúp đỡ lẫn nhau.

Câu hỏi 6: Em yêu thích nhân vật nào trong câu chuyện của đoạn trích này? Vì sao?

Lời giải:

Em yêu thích nhân vật Tường bởi nhân vật này có cái nhiền đa chiều giàu lòng thương người luôn nghĩ và nhường nhịn anh trai mình để có thêm thời gian học tập. Anh sãn sàng làm công việc nặng nhọc mà không hề oán thán hay than kêu vì luôn muốn san sẻ công việc giúp đỡ anh trai mình.

ÔN TẬP KIẾN THỨC

Câu hỏi 1:Trong học kì II, em được học những loại, thể loại văn bản nào? Hãy tóm tắt đặc điểm của các thể loại văn bản đó bằng tôneg hợp hoặc sơ đồ phù hợp

Lời giải:

Trong học kì II, em được học những loại, thể loại văn bản là:

-  Văn bản nghị luận

- Thể thơ tự do

- Văn thuyết minh

Đặc điểm của văn nghị luận: là một dạng văn viết, viết ra nhằm cung cấp cho người đọc một tư tưởng nào đó về sự vật, sự việc. Những đánh giá, xác lập trong văn nghị luận sẽ được triển khai cụ thể dưới từng luận điểm, luận cứ cụ thể, rành mạch.

Đặc điểm của thể thơ tự do: là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định và không quy định số lượng từ trong một câu, cũng như không cần có vần liên tục. Nó có thể là hợp thể, phối xen các đoạn thơ làm theo các thể khác nhau, hoặc hoàn toàn tự do.

Đặc điểm văn thuyết minh: là loại văn bản cần được cung cấp đúng sự thật đối với toàn bộ thông tin, trong văn bản không mang tính chất hư cấu như văn nghị luận, miêu tả, tự sự,… Bởi vì tính chất thiết thực và chính xác của mình mà văn bản thuyết minh sẽ đem đến cho người được những thông tin mà mình mong muốn chuẩn nhất

Câu hỏi 2: Liệt kê văn bản có cốt truyện đơn tuyến và văn bản có cố truyện đa tuyến đã được học trong ngữ văn 8, tập 2, nêu những điểm g;ioosng nhua và khác nhau ở giữa hai kiểu cốt truyện này?

Giải ngữ văn 8 tập 2 kết nối tri thức

Lời giải:

                  Văn bản

 

Đặc điểm

 

Cốt truyện đa tuyến

 

Cốt truyện đơn tuyến

Chiếc lá cuối cùng, Đồng chí

Xe đêm, Lặng lẽ sa Pa, Những ngôi sao xa xôi, 

Giống nhau

Đều có một nhân vật chính kể về một câu chuyện liên quan đến nhiều nhân vật khác

Khác nhau

 Chuyện lồng trong chuyện

Một câu chuyện tuyến tính 

Câu hỏi 3: Thơ tự do có những đặc điểm gì so với các thể thơ mà em đã được học: thơ lục bát, thơ bốn chữ, năm chữ, thơ thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt Đường luật? Hãy lập một bảng tổng hợp hoặc sơ đồ phù hợp để liệt kê các dấu hiệu đặc trưng giúp em nhận diện..

Lời giải:

 

Thơ tự do

Thơ năm chữ

Thơ thất ngôn bát cú

Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Thơ lục bát

Khác nhau

Về cách hiệp vần, tùy theo mục đích và cảm xúc của người viết mà trong bài thơ đó có thể kết hợp nhiều cách gieo vần khác nhau (vần lưng, vần chân, vần chéo,…) hoặc không có vần.

Bạn có thể gieo vần linh hoạt như: Vần chéo, vần bằng, vần liền, vần chân, vần lưng… 

“Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh” và xen kẽ nhau. Nghĩa là nếu tiếng thứ 2 là thanh bằng thì tiếng thứ 4 là thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng, và ở câu thơ tiếp theo thì ngược lại. Cấu trúc của một bài thơ là: Đề, Thực, Luận, Kết.

thể thơ Đường luật có cách gieo vần được quy định rõ ràng và chi tiết. Thể thơ này có thể chỉ dùng một vần duy nhất (độc vận) cho toàn bài, hoặc kết hợp nhiều vần (liên vận)

-Gieo vần vô cùng linh hoạt

-Tiếng cuối này lại hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát. 

Cách nhận biết

bạn có thể quan sát dung lượng chữ và dung lượng câu. Một bài thơ tự do không có tính quy luật cụ thể, số lượng chữ trong các câu có thể không giống nhau.

ta dựa vào số lượng chữ và luật bằng trắc trong mỗi câu thơ. Thể thơ năm chữ không giới hạn cụ thể về số lượng câu trong một bài thơ. Dung lượng của bài thơ tùy thuộc vào ý đồ của người viết.

dựa vào số lượng chữ trong câu, số lượng câu trong một bài và cách sắp xếp các thanh bằng – trắc theo quy luật như trên.

Về cách gieo vần, thất ngôn bát cú Đường luật được quy định chặt chẽ về niêm và vần. Các tiếng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8 sẽ hiệp vần bằng với nhau.

 

dựa vào số lượng chữ trong một câu thơ và số lượng câu trong bài, kết hợp với quan sát quy luật sử dụng của cả bài thơ.

Bạn chỉ cần nhìn vào số lượng chữ trong từng câu thơ và quy luật gieo vần. Các câu lục và câu bát sẽ đan xen với nhau tạo thành một đoạn thơ, hoặc bài thơ hoàn chỉnh.

Phiếu học tập số 2:

Câu hỏi 1: Đoạn trích thuộc thể thơ nào?

A. Thơ năm chữ

B. Thơ thất ngôn bát cú

C. Thơ tự do

D. Thơ lục bát

Câu hỏi 2: Những yêu tố nào giúp em nhận diện thể thơ của đoạn trích

A. Vần thơ, nhịp và số tiếng trong dòng thơ

B. Số tiếng trong dòng thơ và số dòng trong mỗi khổ thơ

C. Số tiếng trong dòng thơ, số dòng trong khổ thơ, vần, nhịp

D. Dòng thơ, khổ thơm vần và nhịp của bải thơ

Câu hỏi 3: Hình ảnh so sánh ở dòng thơ Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy làm nổi bật đặc điểm của đối tượng nào?

A. Những hòn đảo giữa biển

B. Những người lính trên đảo

C. Những hòn đá trên đảo

D. Những cái cây trên đảo

Câu hỏi 5: Dòng nào sau đây chỉ bao gồm các từ láy tượng hình đã được sử dụng trong đoạn trích?

A. Đăm đăm, thăm thẳm, tốt tươi

B. Đăm đăm, thăm thẳm, héo quắt

C. đăm đăm, thăm thẳm, linh đình

D. đăm đăm, thăm thẳm, thấp thoáng

Câu hỏi 6: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ Những màu mây sẽ thông không héo quắt

A. Nhân hóa

B. Nói giảm nói tránh

C. Ẩn dụ

D, So sánh 

Lời giải:

  • Câu hỏi 1 - B
  • Câu hỏi 2 - C
  • Câu hỏi 3 - D
  • Câu hỏi 4 -D
  • Câu hỏi 5 -A

Câu hỏi 6 

Câu hỏi 1: Theo em, "chúng tôi" trong đoạn thơ là ai?

Lời giải:
Theo em, "chúng tôi" trong đoạn thơ là những người lính

Câu hỏi 2: "Chúng tôi", cơn mưa và đảo Sinh tồn là những hình ảnh xuyên suốt mạnh cảm xúc của đoạn thơ. Mạch cảm xúc đó thể hiện như thế nào trong các khổ thơ?

Lời giải:

  • "Chúng tôi", cơn mưa và đảo Sinh tồn là những hình ảnh xuyên suốt mạnh cảm xúc của đoạn thơ. Mạch cảm xúc đó thể hiện tâm trạng của những người lính đang mong chờ cơ mưa trên đảo trong các khổ thơ

Câu hỏi 3: Trong đoạn thơ, "đợi mưa" và "đảo Sinh Tồn" đều là những hình ảnh thực nhưng gợi liên tưởng đến những ý nghĩa rộng hơn. Theo em, đó có thể là những ý nghĩa gì?

Lời giải:

  • Trong đoạn thơ, "đợi mưa" và "đảo Sinh Tồn" đều là những hình ảnh thực nhưng gợi liên tưởng đến những ý nghĩa rộng hơn. Theo em, đó có thể là những ý nghĩa về khát khao sống, sinh tồn và mong chờ những cơn mưa  

Câu hỏi 5: Giải thích nghiã của các yếu tố Hán Việt trong từ sinh tồn. Tìm thêm 3 từ có các yêu tố Hán Việt cùng nghĩa với sinh hoặc tồn

Lời giải:

  • Sinh tồn có nghĩa là không bị tiêu diệt
  • 3 từ Hán Việt cùng nghĩa với sinh hoặc tồn: nhân sinh, tồn vong, tồn tại.

VIẾT

Câu hỏi: Viết đoạn văn ( khoảng  - 15 câu) trùnh bài cảm nghĩ của em về đoạn thơ ở phần Đọc

Lời giải:

Trần Đăng Khoa không chỉ biết đến với tư cách là một nhà thơ mà ông còn là một người lính biển, là chiến sĩ cầm súng ngoài Trường Sa. Chắc vì đã cùng đồng hành cùng biển khơi cùng những người đồng đội của mình trong khoảng thời gian dài nên ông từng đưa ra nhận xét: “Không có hình ảnh nào lãng mạn như hình ảnh người lính hải quân trước sóng gió.  Vì tình cảm giành cho biển khơi và những người lính nên "Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn" đã ra đời. 

  Nỗi khao khát một cơn mưa đã được thể hiện rõ ở câu thơ “Ôi ước gì được thấy mưa rơi”. Khi có cơn mưa, những người lính chắc chắn sẽ ngửa mặt lên trời, hứng trọn những giọt mưa quý giá mà đã mong ngóng bấy lâu. Cơn mưa đến sẽ hồi sinh mọi thứ. Mưa đến làm những đám mây đã héo úa lâu nay tươi tắn hẳn. Mưa đến sẽ khiến những rặng đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên, khiến đảo xa khơi hóa đất liền. Hình ảnh người lính “cạo đầu” đã không còn xa lạ gì vì nó đã từng xuất hiện trong nhiều bài thơ. Những người lính xưa sẽ cạo đầu vì để tiết kiệm thời gian gội đầu đồng thời tiết kiệm nước. Và do ngày xưa điều kiện sống còn khó khăn nên gây ra nhiều loại bệnh như ghẻ lở, nấm đầu,…Vì thế mà những người chiến sĩ xưa thường phải cạo đầu hoặc cắt tóc ngắn. Không thể gội đầu bằng nước biển mà việc thiếu nước ngọt là điều hiển nhiên nên việc chờ đợi một cơn mưa là điều mà các chiến sĩ biển luôn mong mỏi. Chỉ cần có cơn mưa xuất hiện là họ sẽ mở một bữa tiệc nước ngọt và không cạo đầu, để tóc mọc lên như lúa.

 Bài thơ với những nét tả thực cùng từ ngữ giản dị, giàu tính biểu cảm đã làm nên thành công cho bài thơ. Nhờ có những bài thơ như này, chúng ta mới biết được sự vất vả, hy sinh và khó khăn của những con người vẫn đã và đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

NÓI VÀ NGHE

Câu hỏi: Từ hình ảnh người lính trong đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, trình bày suy nghĩ của em về tình cảm, trách nghiệm của mỗi người đối với quê hương đất nước

Lời giải:

Từ hình ảnh người lính trong đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, trách nghiệm với quê hương và đất nước ở mỗi người người với quê hương đất nước luôn được nâng cao.

Học sinh, sinh viên (HSSV) là lực lượng trẻ, có tri thức trong xã hội, là tương lai của đất nước, là tầng lớp đi tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy cộng đồng quan tâm và có trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường, phát huy tiềm năng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

HSSV đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.

Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.  Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo. 

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển. Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam. Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo. 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải ngữ văn 8 kết nối tri thức bài Ôn tập học kì II, giải ngữ văn 8 sách KNTT bài Ôn tập học kì II, giải bài Ôn tập học kì II ngữ văn 8
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải Ngữ văn 8 tập 2 sách KNTT bài Ôn tập học kì II . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải ngữ văn 8 tập 2 kết nối tri thức. Phần trình bày do Ngọc Diễm tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận