Danh mục bài soạn

Giải Ngữ văn 8 tập 2 sách KNTT bài 6 Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)

Hướng dẫn học môn Ngữ văn 8 tập 2 sách mới Kết Nối Tri Thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 6 Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện). Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

THỰC HÀNH

1. Trước khi viết

a. Xác định tác phẩm truyện cần phân tích

Câu hỏi: Nếu được tự chọn tác phẩm để phân tích, em cần liệt kê các tác phẩm mình đã học, đã đọc và chọn trong số đó một truyện mà em ấn tượng nhất. Hãy ghi vắn tắt một số thông tin cơ bản: tên tác phẩm, tác giả, thể loại (truyện ngắn hay tiểu thuyết)....

Lời giải:

Tác phẩm Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt
Thể loại: thơ
Nội dung và nghệ thuật:
   - Trong hồi tưởng người cháu, những kỉ niệm về bà và tình bà cháu :
       + Năm lên 4 tuổi (nạn đói 1945).
       + Tám năm ở cùng bà khi cha mẹ bận công tác, bà dạy cháu làm, chăm cháu học, kể chuyện cháu nghe...bà dạy cháu nên người.
       + Năm giặc đốt làng, đốt nhà, bà vẫn vững lòng dặn cháu giữ kín để bố mẹ yên tâm.
   - Bài thơ kết hợp biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận : tả bếp lửa chờn vờn, cảnh đói, người bà cặm cụi, tần tảo...qua đó thấy được tình cảm của tác giả với bà của mình... → tạo sự sinh động, cụ thể, giàu sức gợi cảm, giàu tính triết lí sâu xa.

b. Tìm ý

Câu hỏi 1: Đọc tác phẩm, em có cảm xúc như thế nào? Em ấn tượng nhất với tác phẩm ở điều gì (nội dung, cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ,....)?

Lời giải:

Ví dụ bài Bếp lửa:

Cảm xúc khi em đọc bài thơ là em thấy được tình cảm bà cháu thể hiện trong bài thơ cứ nhẹ nhàng, giản dị mà thấm thía sâu xa. Tình cảm ấy vượt qua chiều dài thời gian, chiều rộng không gian, mãi ở trong tim cháu. Tình yêu, lòng biết ơn người cháu với bà cũng chính là lòng biết ơn với gia đình, quê hương, đất nước.

Em ấn tượng với ngôn ngữ của tác giả:

  - “Ôi kì lạ và thiên liêng – bếp lửa !” : một hình ảnh giản dị ghi dấu tình bà cháu thiêng liêng, lưu giữ cả một tuổi thơ khổ cực gian khó.

Câu hỏi 2: Nội dung chính của tác phẩm?

Lời giải:

Ví dụ bài "Bếp lửa":

Nội dung chính là Tình cảm bà cháu thể hiện trong bài thơ cứ nhẹ nhàng, giản dị mà thấm thía sâu xa. Tình cảm ấy vượt qua chiều dài thời gian, chiều rộng không gian, mãi ở trong tim cháu. Tình yêu, lòng biết ơn người cháu với bà cũng chính là lòng biết ơn với gia đình, quê hương, đất nước.

Câu hỏi 3: Chủ đề của truyện là gì?

Lời giải:

Ví dụ tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa":

- Chủ đề: Truyện ca ngợi những con người lao động âm thầm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Câu hỏi 4: Tác phẩm có nhữung nét đặc sắc gì về hình thức nghệ thuật (cốt truyện, ngôi kể, nhân vật, ngôn ngữ,....)?Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung?

Lời giải:

Ví dụ tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa":

  Cốt truyện đơn giản, xoay quanh một tình huống đó là có cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và một anh thanh niên làm công tác khí tượng. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng đã để lại một ấn tượng gợi nhiều suy nghĩ và dẫn chúng ta tới những nhân vật mới: kĩ sư vườn rau, nhà nghiên cứu sét.

●    Xây dựng nhân vật chân dung, nhân vật được ghi lại được đánh giá qua những cảm nhận trực tiếp nhưng không hề nhạt nhòa bởi được khắc họa qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế.

●    Chất thơ của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng phụ trợ đắc lực cho bài ca, ca ngợi con người bình dị mà cao quý: trong tình huống trữ tình, trong bức tranh thiên nhiên, trong lời đối thoại, nhưng quan trọng nhất đó là những ý nghĩ, cảm xúc của người trong cuộc và vẻ đẹp rất đỗi nên thơ, nên hoạ, nên nhạc của lối sống mà nhân vật chính gợi ra.

Câu hỏi 5: Tác phẩm truyện có ý nghĩa, giá trị gì?

Lời giải:

Ví dụ tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa":

Ý nghĩa nhan đề:

●   Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thật ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao.

●   Trong cái không khí lặng im của Sa Pa, Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 6 Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện), giải ngữ văn 8 sách KNTT bài 6 Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện), giải bài 6 Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) ngữ văn 8
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải Ngữ văn 8 tập 2 sách KNTT bài 6 Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải ngữ văn 8 tập 2 kết nối tri thức. Phần trình bày do Ngọc Diễm tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận