Giải hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 sách kết nối chủ đề 2 Khán phá bản thân

Hướng dẫn học môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 sách mới kết nối. Dưới đây là lời giải chi tiết chủ đề 2 Khán phá bản thân. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

1. TÍNH CÁCH VÀ CẢM XÚC CỦA TÔI

KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân

Câu hỏi 1: Chia sẻ về một số nét đặc trưng trưng trong tính cách của bản thân

Trả lời:

Luôn vui vẻ, hòa đồng với mọi người

Luôn giúp đỡ những người khác khi họ cần

Luôn vui vẻ, hòa đồng với mọi người  Luôn giúp đỡ những người khác khi họ cần

Câu hỏi 2: Thảo luận về cách xác định nét đặc trưng trong tính cách của bạn thân

Trả lời:

Nét đặc trưng là những nét mà mình thường hay thể hiện mà đôi khi mình không nhận ra ví dụ: vui vẻ, hòa đồng, hay hoạt bát...

Thường được người khác nhận ra

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự thay đổi cảm xúc của bản thân và cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Câu hỏi: Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của nhân vật trong tình huống sau:

Tình huống: Sáng chủ nhật, Minh và Khoa hẹn nhau đi thăm một bạn trong nhóm bị ốm nhưng đã quá giờ hẹn 15 phút Minh vẫn chưa thấy Khoa đến. Nghĩ Khoa ngại đi xa hoẵ đã quên hẹn, trời lại năng nóng nên Minh rất bực bội, khó chịu. Đúng lúc Minh định bỏ về thì Khoa xuất hiện. Nhìn mặt mũi đỏ gay của bạn, mồ hôi thì nhễ nhại, thất thiểu dắt chiếc xe đạp bị xẹp lốp, cơn giận của Minh bỗng chốc tan biến. Trong Minh chỉ còn thấy thương bạn vất vả vì phải đi bộ cả một quãng đường dài dưới trời nắng nóng.

Trả lời:

Trong tình huống trên bạn Minh thay đổi từ tức giận sang thương bạn Khoa vì bạn thương bạn đã phải vất vả dắt xe một quãng đường xa để tới chỗ hẹn với mình.

Câu hỏi 2: Chia sẻ một tình huống em đã có sự thay đổi cảm xúc và cách em điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Trả lời:

Một hôm em và bạn hẹn nhau đi học. Em chờ bạn mình đã quá giờ hẹn 10 phút rồi và sắp muộn học rồi nhưng em vẫn không thấy bạn mình. Em đang định đi học trước thì bạn em xuất hiện. Em đã hít thở thật sâu để bình tĩnh lại và hỏi bạn sao lại đi học muộn. Khi nghe câu trả lời rằng xe bạn bị tuột xích khi vừa dắt ra cửa em đã thấy khổ thân cho bạn, và sau đó em cùng bạn tới trường.

Câu hỏi 3: Thảo luận về cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Trả lời:

Hít một hơi thật sâu để điều chỉnh lại cảm xúc

Uống một cốc nước...

Suy nghĩ mọi chuyện lạc quan hơn

THỰC HÀNH

Hoạt động 3: Giới thiệu những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân

Giới thiệu những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân

Hoạt động 4: Thực hành điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Tình huống 1: Bài kiểm tra môn Ngữ văn vừa rồi Bình nghĩ mình sẽ được ít nhất 7 điểm. Tuy nhiên đến khi trả bài, Bình chỉ được 5 điểm. Bình cho rằng thầy giáo chấm bài của mình quá chặt nên rất buồn và thất vọng.

Trả lời:

Bình nên xem xét lại bài của mình xem liệu nó có đúng là như vậy không, nếu còn thắc mắc nên trực tiếp đi hỏi thầy để thầy giải thích tại sao lại chấm mình thaaos như vậy.

Tình huống 2: Chuẩn bị kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Hoa đăng kí tham gia vào nhóm làm báo tường vì bạn rất thích vẽ. Tuy nhiên, lớp trưởng lại phân công Hoa chuẩn bị một tiết mục văn nghệ để tham gia Hội diễn văn nghệ của trường. Hoa rất khó chịu vì nghĩ rằng lớp trưởng không quan tâm đến nguyện vọng của mình.

Trả lời:

Hoa nên nói chuyện rõ với lớp trưởng rằng mình không có năng khiếu về việc múa hát và mình chỉ có biết vẽ. Nếu bạn vẫn muốn lớp than gia múa hát thì bạn nên cân nhắc bạn khác.

VẬN DỤNG

Hoạt động 5: Rèn luyện khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực trong các tình huống thực tiễn

-Thực hiện điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực trong cuộc sống hằng ngày

-Ghi lại kết quả điều chỉnh cảm xúc của mình và những khó khăn khi phải thực hiện nó.

2. KHẢ NĂNG TRANH BIỆN, THƯƠNG THUYẾT CỦA  TÔI

KHÁM PHÁ 

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân.

Câu hỏi 1:Chia sẻ các tình huống em đã tham gia tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân

Trả lời:

Trong một câu chuyện các bạn cùng đang nói chuyện với nhau nhưng lại có bạn có quan điểm khác với mình, nếu suy xét kĩ thấy quan điểm của mình trong trường hợp này đúng thì em sẽ bảo vệ nó tới cùng và giải thích với bạn rõ ràng về quan điểm của mình. 

2. Thảo luận về cách tranh biện để bảo vệ quan điểm của bản thân

2. Thảo luận về cách tranh biện để bảo vệ quan điểm của bản thân

3. Thảo luận về cách thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân

Tình huống: Hùng rất muốn tham gia Câu lạc bộ bóng đá. Tuy nhiên, mẹ chỉ muốn Hùng dành tất cả thời gian cho việc học. Hùng đã thương thuyết như sau:

Hùng: Mẹ ơi, con muốn được tham hia câu lạc bộ bóng đá của trường

Mẹ Hùng: Không được đâu, nhiệm vụ chính của con bây giờ là học tập. Con phải dành nhiều thời gian cho việc này.

Hùng: Thưa mẹ, bóng đá là môn thể thao tốt cho sự phát triển thể chất của lứa tuổi chúng con. Câu lạc bộ chỉ sinh hoạt 1 lần/lần nên không ảnh hưởng đến thời gian học tập. Nhiều bạn tham gia câu lạc bộ mà vẫn học tốt đấy ạ

Mẹ Hùng: Nhưng mẹ lo con mải mê đá bóng rồi quên hết chuyện học hành

Hùng: Con hứa với mẹ là sẽ không để ảnh hưởng đến học tập. Xin phép mẹ cho con tham gia thử câu lạc bộ một tháng. Sau một tháng, nếu việc này ảnh hưởng đến thời gian và kết quả học tập thì con sẽ không tham gia câu lạc bộ nữa được không ạ?

Mẹ Hùng im lặng mỉn cười.

Hùng: Vậy mẹ đồng ý cho con tham gia câu lạc bộ bóng đá rồi nhé. Con cảm ơn mẹ, ngày mai con sẽ nộp đơn xin tham gia câu lạc bộ

Hãy trao đổi về cách thương thuyết

Trả lời:

Bạn đã ngồi nói chuyện với mẹ một cách nghiêm túc và nói cho mẹ nghe về lợi ích của nó và nó  sẽ không ảnh hưởng tới việc học và hứa vẫn sẽ chăm chỉ học hành

THỰC HÀNH

Hoạt động 2: Thực hành tranh biện, thương thuyết

1. Thực hành tranh biện về quan điểm: "Thức khuya chơi điện tử có hại cho sự phát triển của ban thân"

2. Thực hành thương thuyết trong tình huống sau:

Tình huống: Lớp em chuẩn bị đi dã ngoại ở một địa điểm cách trường khảng 10km. Một số bạn đề nghị thuê ô tô đi nhanh và an toàn, trong khi một số bạn khác lại muốn đi bằng xe đạp để tiết kiệm chi phí.

Trả lời:

Em sẽ thuyết phục các bạn nên đi xe ô tô vì đi ô tô sẽ an toàn hơn. Khi đó phụ huynh  sẽ yên tâm khi cho chúng ta đi.

Hoạt động 3: Nhận diện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân

Câu hỏi: Chia sẻ những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân khi tham gia tranh biện, thương thuyết.

Trả lời:

Điểm mạnh: Dám nêu quan điểm, ý kiến của mình

Điểm yếu: Khi các bạn nói to, quá bảo thủ với quan điểm mình em sẽ không nói gì nữa

2. Đề xuất các biện pháp rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân

2. Đề xuất các biện pháp rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân

 

VẬN DỤNG

Hoạt động 4: Rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết

Câu hỏi: Em rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết như nào?

Trả lời:

Rèn luyện tư duy logic

Chuẩn bị cẩn thận các luận điểm, lí lẽ

Luyện tập trước khi tranh biện

Tự rút kinh nghiệm sau mỗi lần tranh biện

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 KN, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 KN, Giải hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 kết nối tri thức, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 kết nối tri thức.
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 sách kết nối chủ đề 2 Khán phá bản thân . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Anh Ngọc CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận