Danh mục bài soạn

Giải địa lí 11 Sách kết nối bài 4 Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

Hướng dẫn học môn Địa lí 11 sách mới Kết nối tri thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 4 Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

I. Một số tổ chức quốc tế và khu vực

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày về một tổ chức quốc tế hoặc khu vực (năm thành lập, số thành viên, mục tiêu hoạt động).

 Lời giải:

Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF):

-Thành lập năm 1944

- Số lượng: 190 ( tính đến 2021)

- Mục tiêu hoạt động:

  • Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ tài chính tạm thời cho các nước thành viên khi các nước này gặp khó khăn.
  • Bảo đảm sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế - hệ thống tỉ giá và hệ thống thanh toán toàn cầu để các quốc gia và mọi người dân giao dịch được với nhau và với công dân của nước khác.

II. An ninh toàn cầu và bảo vệ hòa bình trên thế giới

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục II và hiểu biết của bản thân, hãy:

- Trình bày về một vấn đề an ninh toàn cầu mà em quan tâm.

- Nêu sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình trên thế giới.

Lời giải: 

-  An ninh nguồn nước:

  • An ninh nguồn nước là việc đảm bảo số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động kinh tế; đảm bảo mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lí.
  • An ninh nguồn nước cũng có nghĩa là đảm bảo được khả năng ứng phó hiệu quả với các thảm hoa, thiên tai liên quan đến nước, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.
  • An ninh nguồn nước là vấn đề nổi lên hiện nay do việc sử dụng nước còn kém hiệu quả, lãng phí, ô nhiễm môi trường, biến đổi khi hậu,...
  • Để đảm bảo an ninh nguồn nước, các quốc gia cần thường xuyên phối hợp, nghiên cứu, thảo luận các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước. Bên cạnh đó, mỗi nước cũng cần chủ động bảo vệ nguồn nước, tránh tình trạng ô nhiễm nước, phát triển hệ thống thuỷ lợi và nâng cao công nghệ xử lí nước thải,... Các nước có chung nguồn tài nguyên nước cần chia sẻ, hợp tác và phối hợp kiểm soát nguồn nước.

-Cần phải bảo vệ hòa bình trên thế giới vì:

  • Bảo vệ hòa bình giúp các nước giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu.
  • Bảo vệ hòa bình cũng là bảo vệ cho đất nước ngày càng thịnh vượng.

=> Mỗi quốc gia cần có trách nhiệm duy trì và bảo vệ hòa bình tại quốc gia, khu vực và trên toàn cầu.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập

Câu hỏi: 

- Hoàn thành bảng theo mẫu sau về các tổ chức UN, WTO, IMF, APEC

- Phân tích mối liên hệ giữa một vấn đề an ninh toàn cầu với việc cần phải bảo vệ hòa bình trên thế giới.

Lời giải:

- Chiến tranh, xung đột bùng nổ sẽ làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Tình hình an ninh lương thực của thế giới sẽ bị ảnh hưởng lớn. Mỗi quốc gia trên thế giới là một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Mỗi nước có một thế mạnh nông nghiệp riêng. Nếu nền hòa bình thế giới không được đảm bảo, người dân ở các quốc gia sẽ không thể tập trung sản xuất. Các lệnh trừng phạt, cấm vận lẫn nhau giữa các quốc gia sẽ hạn chế khả năng giao thương, từ đó, đẩy giá bán các sản phẩm thực phẩm thiết yếu lên cao do nguồn cung bị ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân chính làm gia tăng tỉ lệ đói nghèo trên thế giới.

Vận dụng

Câu hỏi: Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về các hoạt động của một tổ chức quốc tế hoặc khu vực mà em quan tâm.

Gợi ý: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

- Ngày thành lập: 8/8/1967 tại Băng-cốc bởi Bộ trưởng Ngoại giao các nước sáng lập là Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore.

- Số lượng thành viên: 10 quốc gia, bao gồm 5 quốc gia sáng lập (Cộng hoà Indonesia; Liên bang Malaysia; Cộng hoà Philippines; Cộng hòa Singapore; Vương quốc Thái Lan) và các quốc gia gia nhập sau (Vương quốc Brunei; CHXHCN Việt Nam; CHDCND Lào; Liên bang Myanma; Vương quốc Campuchia).

- Mục đích hoạt động: 

  • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác để củng cố nền tảng cho một cộng đồng thịnh vượng và hòa bình của các quốc gia Đông Nam Á.
  • Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua việc tuân thủ, tôn trọng công lý và nguyên tắc của pháp luật trong quan hệ giữa các nước trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc;
  • Để thúc đẩy hợp tác tích cực và hỗ trợ lẫn nhau về những vấn đề quan tâm chung trong kinh tế, xã hội, văn hóa, kỹ thuật, lĩnh vực khoa học và hành chính;
  • Cung cấp hỗ trợ cho nhau dưới các hình thức đào tạo và nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên nghiệp, kỹ thuật và hành chính;
  • Phối hợp hiệu quả hơn cho việc tận dụng các ngành nông nghiệp và công nghiệp, mở rộng thương mại của các nước, bao gồm việc nghiên cứu các vấn đề thương mại hàng hóa quốc tế, cải thiện giao thông vận tải, các phương tiện truyền thông và nâng cao mức sống của người dân các nước;
  • Để thúc đẩy nghiên cứu về Đông Nam Á;
  • Để duy trì sự hợp tác chặt chẽ và có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực với mục tiêu và mục đích tương tự, và khám phá tất cả các con đường hợp tác gần gũi hơn với nhau.

ASEAN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong ổn định và phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk địa lí 11 sách mới, giải địa lí 11 Kết nối tri thức,bài 4 Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải địa lí 11 Sách kết nối bài 4 Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải địa lí 11 kết nối tri thức. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận