Danh mục bài soạn

Giải Công nghệ trồng trọt 10 KNTT bài 19 Quy trình trồng trọt và cơ giới hóa trong trồng trọt

Hướng dẫn học môn công nghệ trồng trọt 10 sách mới kết nối tri thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 19 Quy trình trồng trọt và cơ giới hóa trong trồng trọt . Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Quy trình trồng trọt là gì, gồm những bước cơ bản nào? Con người đã sử dụng những loại máy móc thiết bị gì trong trồng trọt? Mục đích của việc sử dụng máy móc trong trồng trọt 

Hướng dẫn trả lời:

  • Quy trình trồng trọt là một chuỗi công việc được tiến hành theo một trình tự nhất định khi trồng trọt. 
  • Các bước cơ bản trong quy trình trồng trọt:
    • Bước 1: Làm đất, bón phân lót
    • Bước 2: Gieo hạt, trồng cây con
    • Bước 3: Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh
    • Bước 4: Thu hoạch
  • Một số máy móc được sử dụng trong trồng trọt: máy làm đất, máy cày, máy cấy, máy gặt, máy bay phun thuốc trừ sâu, máy thu hoạch ngô...
  • Mục đích của sử dụng máy móc trong trồng trọt là: làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt, hướng tới phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường, giảm thiểu sức lao động cho con người.

I. QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT

2. Các bước cơ bản trong quy trình trồng trọt

Khám phá: Quan sát Hình 19.1, kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, em hãy nêu các bước cơ bả trong quy trình trồng trọt và ý nghĩa của từng bước.

Giải bài 19 Quy trình trồng trọt và cơ giới hóa trong trồng trọt

Hướng dẫn trả lời:

  • Bước 1: Làm đất, bón phân lót: Làm đất để làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng , diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Bón phân vào đất trước khi gieo trồng, để phân có thời gian phân hủy thành các chất tan thì cây mới hấp thụ được. Bón phân lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con khi nó mới mọc, mới bén rễ.
  • Bước 2: Gieo hạt, trồng cây con
  • Bước 3: Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh: đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, năng suất và chất lượng sản phẩm cao.
  • Bước 4: Thu hoạch

a. Làm đất, bón phân lót

Kết nối năng lực

Câu 1. Mô tả kĩ thuật làm đất cho một loại cây trồng phổ biến ở địa phương em.

Câu 2. Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu về kĩ thuật làm đất trồng cây trong nhà có mái che.

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1. HS tự liên hệ thực tế địa phương mình.

Câu 2. Ví dụ: Phương pháp làm đất trồng cây cảnh trong chậu

  • Chuẩn bị: đất màu, xơ dừa, trấu, tro, cỏ khô và phân bón.
  • Thực hiện: Mỗi loại cây cảnh khác nhau thì tỉ lệ trộn đất trồng cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, có 1 tỷ lệ được sử dụng nhiều nhất. Cụ thể, tỷ lệ đất trồng 1:1; tỷ lệ xơ dừa 1/6, tỷ lệ trấu 1/6, tỷ lệ tro 1/6. Sau khi đã phân chia tỷ lệ các thành phần đúng chuẩn thì trộn đều chúng lên với nhau và đem đi trồng cây.

c. Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh

Khám phá: Em hãy mô tả các công việc chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho một đối tượng cây trồng mà em biết.

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ cây cà chua:

Kỹ thuật chăm sóc:

  • Tưới nước:
    • Nhu cầu nước tưới của cà chua tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cây. Khi cây ra hoa đậu quả là khi cây cần nhiều nước nhất. Lượng nước tưới cũng nên thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón, mật độ trồng và loại đất. Khi bón nhiều phân đạm và trồng dầy, cần thiết gia tăng lượng nước tưới.
    • Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng. Sau khi cây bén rễ thì 2 – 3 ngày tưới 1 lần. Khi cành lá phát triển nhiều thì lượng nước tưới mỗi lần phải được tăng lên. Thời kỳ cà chua ra hoa và quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm.
    • Hiện nay, việc lắp đặt thi công hệ thống tưới tự động đã trở nên phổ biến trên những loại cây ăn trái và cây công nghiệp khác. Với công nghệ mới này, giúp đất quanh vùng rễ luôn được giữ ẩm, phần gốc cây luôn được sạch và độ ẩm được tăng lên, giãm lượng nước bốc hơi như hệ thống tưới thủ công bằng vòi nước. Nước được tưới đều hơn trên tất cả các luống cà chua. Đó là những gì hệ thống tưới phun mưa ở gốc cây, một hệ thống tưới tự động phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà chua.
  • Vun xới: Việc vun xới cà chua cần được tiến hành trước khi cây ra hoa kết quả. Từ lúc trồng đến khi cây được 20 ngày phải vun gốc 2 lần: lần thứ nhất sau khi trồng khoảng 8 – 10 ngày và lần thứ 2 cách lần thứ nhất 1 tuần.
  • Làm giàn: Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất. Mỗi cây cà chua vươn tới đâu thì buộc thân cây vào cọc giàn tới đó.
  • Bấm ngọn và tỉa cành:
    • Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Có hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng cách khác nhau.
    • Với cà chua sinh trưởng hữu hạn: Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. (Tất cả chồi non và cành khỏe cắt hết). Bấm ngọn khi cây đó ra được 4 – 5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.
    • Cà chua sinh trưởng vô hạn có thể để thân chính vươn dài theo cọc giàn.
    • Vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, cà chua có những lá già vàng cần phải tỉa bỏ để làm thoáng ruộng cho cây phát triển tốt.
    • Phòng trừ sâu bệnh hại:
      • Đối với sâu:
Loại sâuThuốc sử dụng và liều lượng Cách sử dụng
Sâu vẽ bùa
  • Vertimex (10-20ml)
  • Kuraba WP (10-20g)
  • Từ trồng đến 40 ngày sau trồng: phun định kỳ 15 ngày 1 lần.
  • Từ 40 ngày sau trồng, phun khi thấy xuất hiện sâu non tuổi nhỏ.
Bọ phấn
  •  Selecron (15-30ml)
  • Phun phòng bọ phấn vào thời điểm sau trồng 10-15 ngày
 
  • Actara (2g)
  • Vertimex (10-20ml)
  • Từ 40 ngày sau trồng phun Actara , Vertimex khi bọn phấn xuất hiện nhiều và có cây bị bệnh virus.
Sâu đục hoa, quả (sâu xanh, sâu khoang)
  • Match (15-30ml)
  • Ammate (8-10ml)
  • TP-Pectin(10-20ml)
  •  Phun phòng định kỳ 10 ngày 1 lần trong giai đoạn cây ra hoa, quả. Khi chuẩn bị thu hoạch thì ngừng phun.
    • Đối với bệnh:
Loại bệnhThuốc sử dụng và liều lượngCách sử dụng
Héo do nấm (héo vàng)
  • Score (5-10ml)
  • TriB1 (3kg)
  • Topsin (25-50g)
  • Phun phòng khi cây còn nhỏ đến khi cây được 50 ngày (định kỳ 20 ngày/lần), phun vào gốc
Sương mai
  • Ridomil (gói 100g pha vào 3 bình 16 lít phun cho 1,5 -3 sào)
  • Phun phòng trước các đợt rét đậm và rét hại
  • Phun ngay khi phát hiện bệnh
Héo xanh và virus 
  • Phòng bệnh: Luân canh để hạn chế nguồn bệnh trong đất. Sử dụng giống cà chua ghép (giống kháng bệnh héo xanh).
  • Khi phát hiện cây bị héo xanh, virus cần nhổ bỏ ngay và tiêu độc cho đất bằng vôi bột hoặc Basudin. Diệt bọ phấn (môi giới truyền bệnh) bằng dầu khoáng SK, Selecron, Actara để hạn chế sự lây lan của Virus. Không nên phun thuốc trừ sâu độc hại như Methylparathion, azodrin, Furadan nhất là trong thời gian thu hái trái.

d. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt

Khám phá: Theo em, nếu thu hoạch không đúng thời điểm (sớm hoặc quá muộn) sẽ ảnh hưởng như thế nào đến số lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt?

Hướng dẫn trả lời:

Thu hoạch không đúng lúc sẽ làm giảm chất lượng và sản lượng nông sản.

  • Khi thu hoạch quá chín dẫn đến hao hụt vì sản phẩm bị rụng quá nhiều, quả quá chín dễ bị dập, nát...
  • Thu hoạch sớm quá thì sản phẩm trồng trọt còn xanh, chất lựơng không tốt.

Kết nối năng lực: Tìm hiểu phương pháp thu hoạch một số loại sản phẩm trồng trọt phổ biến.

Hướng dẫn trả lời:

  • Phương pháp thủ công: Hái, nhổ, đào, cắt.
  • Phương pháp cơ giới như: dùng máy thu hoạch.

II. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HÓA TRONG TRỒNG TRỌT

1. Cơ giới hóa trong làm đất

Khám phá: Kể tên các loại máy móc sử dụng trong làm đất mà em biết. Theo em, việc sử dụng máy móc trong làm đất có vai trò gì trong trồng trọt?

Hướng dẫn trả lời:

Một số loại máy móc sử dụng trong làm đất là: máy cày, máy làm đất trồng lúa. máy làm đất trồng hoa màu...

Việc sử dụng máy móc trong làm đất giúp rút ngắn thời gian làm đất, giải phóng sức lao động so với làm thủ công, đặc biệt đối với những cánh đông lớn mà sức người không thể làm được trong thời gian ngắn.

2. Cơ giới hóa trong gieo trồng

Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu thêm về các máy móc sử dụng trong gieo trồng và ý nghĩa của các loại máy móc đó đối với sản xuất.

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ: Tìm hiểu máy cấy lúa

  • Cách hoạt động : Máy cấy lúa chủ yếu bao gồm ba bộ phận: động cơ, bánh răng truyền lực và thiết bị máy cấy. Thiết bị máy cấy được xem là quan trọng nhất, bao gồm khay mạ và nĩa lấy mạ. Khi đưa máy cấy lúa vào ruộng, cây giống đã được cho lên trên khay mạ. Sau đó, khay mạ chuyển cây giống, nĩa lấy cây giống từ khay và đặt xuống đất.
  • Tính năng độc đáo:
    • Được trang bị bảng bảo vệ cây giống, có thế đảm bảo cây giống được trồng thẳng hàng, trật tự.
    • Khay đựng cây giống bằng thép không gỉ, tạo độ bền cao.
      • Ghế ngồi và bảng điều khiển có thể điều chỉnh giúp vận hành máy thoái mái và dễ dàng hơn.
      • Cấu hình động cơ thế hệ mới giúp máy hoạt động hiệu quả và ít tiếng ồn.
    • Máy được lập trình điều chỉnh hàng đáp ứng nhu cầu thực tế.
      • Hệ thống di chuyển bằng thủy lực giúp người sử dụng dễ dàng, linh hoạt di chuyển lên xuống, sang trái, sang phải.
      • Cánh tay cấy được thiết kế có độ ồn thấp có thế giúp người lái xe kịp thời phán đoán tình trạng cấy.
  • Ý nghĩa của máy cấy: giúp cắt giảm rất nhiều chi phí nhân công và thời gian gieo trồng cũng như tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của cây lúa so với việc cấy lúa bằng tay và gieo sạ. Máy cấy đem đến một cuộc cách mạng trong canh tác lúa và đảm bảo năng suất lúa ổn định hơn.

3. Cơ giới hóa trong chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Khám phá: Theo em, việc sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu, bệnh trong trồng trọt có ý nghĩa như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Người nông dân thay vì phải lội ruộng để phun thuốc, tiếp xúc với hóa chất độc hại. Thì hiện tại vấn đề đó được giải quyết khi phun thuốc trừ sâu bằng máy bay không người lái. Máy bay phun thuốc có thể được thiết lập thông số và nó có thể bay tự động. Mọi thứ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Bên cạnh việc giúp bảo vệ tối đa sức khỏe cho người đi phun do giảm trên 90% thời gian và không gian tiếp xúc với thuốc, máy bay nông nghiệp với độ chính xác cao hơn, sẽ cần ít thuốc hơn và làm giảm lượng thuốc tồn dư chảy ra sông suối gần đó và gây ra tác động ngoài ý muốn đối với môi trường.

4. Cơ giới hóa trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt

Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu thêm về các thiết bị sử dụng trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt.

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ: Máy thu hoạch lúa đa năng

Dòng máy này được thiết kế theo kiểu đẩy tay, các lưỡi cắt bố trí theo hàng, giúp lúa sau khi cắt sẽ được xếp theo từng hàng ngay ngắn, thuận tiện cho việc thu gom. Máy không có chức năng đập lúa, nhưng tốc độ cắt nhanh, kích thước nhỏ gọn, thích hợp cho các hộ sản xuất nhỏ lẻ. 

Ưu điểm của máy thu hoạch lúa đem lại cho người nông dân:

  • Máy gặt lúa đa năng có thể vận hành tốt trong nhiều địa hình khác nhau. Với cấu tạo bánh xe có đường kính lớn, thiết kế chống trơn trượt hiệu quả, giúp máy có thể dễ dàng di chuyển trên mặt đất ẩm ướt, đồng cỏ, núi đồi dốc...
  • Công suất hoạt động của máy lớn, đem lại hiệu quả đáng kể cho việc gặt lúa. Giúp việc thu hoạch nhanh hơn, đúng thời vụ, đảm bảo được chất lượng của nông sản, dược liệu...
  • Tay lái dễ dàng điều khiển một cách linh hoạt, giúp thực hiện các thao các tiến tới, lùi quay trái, quay phải một cách thuận lợi.
  • Việc vận hành máy chỉ cần một nhân công, giúp tiết kiệm chi phí thuê nhân công cho người nông dân. Lúa sau khi được cắt xuống sẽ được xếp ngay ngắn thành hàng, dễ dàng trong việc thu gom và vận hành máy.
  • Ngoài thu hoạch lúa thì máy cắt lúa còn có thể dùng để thu hoạch một số loại cây khác như cỏ, đậu tương, mè, thảo dược, cải dầu,...

Giải đáp câu hỏi và bài tập

LUYỆN TẬP

Câu 1. Sắp xếp các hình ảnh dưới đây theo đúng trình tự các bước trong quy trình trồng trọt.

Câu 2. Nêu những ứng dụng nổi bật của cơ giới hóa trong quá trình trồng trọt đang được áp dụng ở địa phương em.

Câu 3. Hãy chỉ ra những đặc điểm không đúng khi thực hiện cơ giới hóa trong trồng trọt:

a. Cơ giới hóa có thể được thực hiện ở rất nhiều khâu trong quá trình trồng trọt.

b. Cơ giới hóa trong trồng trọt có chi phí đầu tư thấp.

c. Cơ giới hóa giúp làm tăng diện tích trồng trọt.

d. Cơ giới hóa trong trồng trọt không có sự tham gia của con người.

e. Cơ giới hóa trong trồng trọt góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch.

g. Cơ giới hóa giúp chủ động thười vụ trồng trọt.

h. Cơ giới hóa giúp giải phóng sức lao động của con người và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Vận dụng

Tìm hiểu và đề xuất những bước có thể thực hiện cơ giới hóa trong trồng trọt ở địa phương em để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk công nghệ trồng trọt 10 sách mới, giải công nghệ trồng trọt 10 KNTT, giải công nghệ trồng trọt KNTT bài 19 Quy trình trồng trọt và cơ giới hóa trong trồng trọt
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải Công nghệ trồng trọt 10 KNTT bài 19 Quy trình trồng trọt và cơ giới hóa trong trồng trọt . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức. Phần trình bày do Hoàng Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận