Danh mục bài soạn

Giải Công nghệ trồng trọt 10 KNTT bài Ôn tập chương VIII

Hướng dẫn học môn công nghệ trồng trọt 10 sách mới kết nối tri thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài Ôn tập chương VIII . Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

Câu hỏi:

Câu 1. Trình bày sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt.

Câu 2. Nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong trồng trọt và biện pháp khắc phục. Liên hệ với thực tiễn trồng trọt ở gia đình và địa phương em.

Câu 3. Nêu một số ứng dụng của công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt. Lựa chọn biện pháp phù hợp với thực tiễn của gia đình và địa phương em.

Câu 4. Hãy chọn những phát biểu đúng về những việc nên làm để bảo vệ môi trường trong trồng trọt.

a. Sử dụng giống kháng sâu bệnh.

b. Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đúng cách.

c. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh thay thế cho phân bón hóa học.

d. Đổ thuốc bảo vệ thực vật dư thừa xuống ao hoặc mương tưới tiêu.

e. Đốt rơm, rạ để hạn chế ô nhiễm nguồn nước

g. Có biện pháp thu gom, xử lí chất thải trồng trọt phù hợp.

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1. 

Ô nhiễm môi trường trong trồng trọt là sự thay đổi các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường (đất, nước, không khí) theo chiều hướng xấu, vượt ngưỡng cho phép. Sự ô nhiễm này gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và hệ sinh thái.

Một số ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong trồng trọt:

  • Các chất độc hại trông thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tồn dư trong đất trồng, nước tưới gây tồn dư chất độc hại trong nông sản làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và vật nuôi.
  • Các hoạt động trồng trọt gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước, làm ảnh hưởng đến hệ sinh vật sống trong đất, nước (cá, tôm, sinh vật đất...) Nếu bị ô nhiễm nặng có thể làm các sinh vật này chết dẫn đến làm mất cân bằng sinh thái và gây ra hiện tượng ô nhiễm thứ cấp.
  • Hoạt động đốt rơm, rạ trên đồng ruộng sinh ra khói, bụi làm ô nhiễm môi trường không khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vật nuôi.

Câu 2.

  • Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:
    • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón không đúng cách (sử dụng dư thừa, không đúng thời điểm, súc rửa dụng cụ không đúng nơi quy định...). Thuốc bảo vệ thực vật và phân bón (đặc biệt là phân bón hóa học) sẽ thấm vào đất, ngầm xuống mạch nước ngầm hoặc chảy ra ao, hồ, gây ô nhiễm đất và nguồn nước.
    • Chất thải trồng trọt (xác cây trồng, rơm, rạ, bao bì đựng phân bón, chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật) không được thu gom, xử lí đúng quy định.
  • Một số biện pháp:
    • Khi sử dụng phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật cần đảm bảo các nguyên tắc: đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp.
    • Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và sử dụng thiên địch thay thế dần thuốc hóa học.
    • Chất thải trong trồng trọt không được đốt bừa bãi, cần thu gom và có biện pháp xử lí phù hợp.
  • HS tự liên hệ với thực tế ở gia đình và địa phương em.

Câu 3.

Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt:

  • Việc tận dụng chất thải trồng trọt để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh vừa có tác dụng bảo vệ môi trường, vừa tạo ra phân bón chất lượng phục vụ cho trồng trọt.
  • Quy trình sản xuất gồm các bước:
    • Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng
    • Bước 2: Xử lí nguyên lí
    • Bước 3: Ủ nguyên liệu
    • Bước 4: Theo dõi, đảo trộn đống ủ
    • Bước 5: Trộn bổ sung chế phẩm vi sinh vật

Sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt:

  • Ý nghĩa của việc sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò:
    • Làm tăng hàm lượng protein, tăng tỉ lệ tiêu hóa
    • Giúp trâu, bò ăn được nhiều hơn và cho năng suất cao hơn so với cho ăn thức ăn không được ủ.
    • Việc ủ rơm, rạ, thân ngô... còn giúp bảo quản thức ăn được lâu hơn, khắc phục được tình trạng thiếu hụt thức ăn cho trâu, bò trong mùa đông.
  • Quy trình sản xuất gồm 3 bước cơ bản:
    • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
    • Bước 2: Trộn nguyên liệu
    • Bước 3: Ủ nguyên liệu

Công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường trong trồng trọt:

  • Các chế phẩm vi sinh thuộc nhóm Bacilus, Pseudomonas, Streptomyces... có khả năng phân hủy nhanh các chất thải hữu cơ thanh mùn, đồng thời cạnh tranh dinh dưỡng và ức chế các vi sinh vật gây thối, nhờ đó làm giảm phát sinh mùi hôi thối và làm sạch môi trường.
  • Công nghệ vi sinh còn tạo ra các laoij phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường.

HS tự liên hệ thực tiễn ở gia đình và địa phương.

Câu 4.

Phát biểu đúng là: a - b - c - g

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk công nghệ trồng trọt 10 sách mới, giải công nghệ trồng trọt 10 KNTT, giải công nghệ trồng trọt KNTT bài Ôn tập chương VIII
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải Công nghệ trồng trọt 10 KNTT bài Ôn tập chương VIII . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức. Phần trình bày do Hoàng Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận