Danh mục bài soạn

Array

Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Khám phá

Câu hỏi 1: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

  Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

  Theo quy định của pháp luật, Hội đồng nhân dân có 2 chức năng quan trọng:

- Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương; xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

- Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.

Câu hỏi:

- Trình bày chức năng của Hội đồng nhân dân. Cho ví dụ minh họa.

- Em hãy cho biết biểu hiện của những chức năng này.

Câu hỏi 2: Em hãy theo dõi sơ đồ dưới đây và trình bày cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân.

Giải bài 16 Chính quyền địa phương

Câu hỏi 3: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

THÔNG TIN.

  Hoạt động của Hội đồng nhân dân được quy định tại Mục 1 Chương VI của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019. Kì họp được coi là hình thức hoạt động quan trọng nhất của Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân họp thường lệ mỗi năm ít nhất hai kì và họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất. Hội đồng nhân dân họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân có thể họp kín. Tại kì họp, Hội đồng nhân dân bàn bạc, xem xét các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kì họp, thảo luận tập thể, quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn và thực hiện chức năng giám sát. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn để tại phiên họp toàn thể bằng hình thức biểu quyết. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.

- Hội đồng nhân dân hoạt động như thế nào?

- Hoạt động của Hội đồng nhân dân thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Câu hỏi 4: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và thực hiện yêu cầu.

THÔNG TIN.

  Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp đồng thời cũng có trách nhiệm chấp hành nhiệm vụ do cơ quan cấp trên giao. Trong đó, chấp hành quyết định của Hội đồng nhân dân là trách nhiệm đương nhiên, còn chấp hành nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao chỉ được thực hiện khi có sự phân cấp, uỷ quyền từ cấp trên. Thực hiện chức năng chấp hành nên Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Trường hợp.

  Uỷ ban nhân dân quận A, thành phố H tổ chức phiên họp thành viên Uỷ ban tháng 11 do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận chủ trì. Phiên họp tập trung đánh giá tình hình thực hiện thu, chi ngân sách quận, các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 11 tháng và phương hướng, nhiệm vụ cần thực hiện trong năm tới. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận yêu cầu các phòng, ban, đơn vị và Uỷ ban nhân dân các phường triển khai các nhiệm vụ: hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh Covid-19; đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận, quản lí trật tự đô thị; thực hiện các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng, gia đình chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội.

- Trình bày và cho ví dụ minh hoạ về chức năng của Uỷ ban nhân dân.

Câu hỏi 5: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

THÔNG TIN.

  Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các Uỷ viên. Số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.

  Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện còn tổ chức cơ quan chuyên môn là cơ quan tham mưu của Uỷ ban nhân dân. Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương đương sở. Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng.

(Trích khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019)

- Vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân.

Câu hỏi 6: Em hãy đọc trường hợp và trả lời câu hỏi.

Để giải quyết các vấn đề phát sinh trên địa bàn huyện, Uỷ ban nhân dân huyện K họp thường kì mỗi tháng 1 lần và có thể tổ chức họp chuyên đề khi phát sinh các công việc đột xuất. Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân huyện quyết các vấn đề bằng hình thức biểu quyết lấy ý kiến của tập thể.

- Uỷ ban nhân dân hoạt động như thế nào?

- Hoạt động của Uỷ ban nhân dân thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Câu hỏi 7:  Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Trong cuộc họp tổ dân phố, Tổ trưởng Tổ dân phố H thông báo đến mọi người về việc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp sắp diễn ra. Anh A lên tiếng hỏi: 

- Bác Tổ trưởng ơi, đi bầu cử có phải là bắt buộc không ạ?

Tổ trưởng dân phố A trả lời:

- Chúng ta nên đi bầu cử cháu à! Vì đây chính là việc thực hiện quyền công dân của mình.

Suy ngẫm một lúc, anh A vui vẻ nói:

- Dạ, cháu cảm ơn bác nhiều! Cháu sẽ tuyên truyền thêm để khu phố mình cùng đi bầu cử, thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân!

Mọi người đều vui vẻ tán thành, kết thúc buổi họp thân tình.

Câu hỏi:

- Bầu cử có phải là trách nhiệm của công dân không? Vì sao?

- Tổ dân phố có vai trò gì trong hoạt động bầu cử?

Cách làm cho bạn:

Câu hỏi 1: 

- Hội đồng nhân dân có 2 chức năng quan trọng:

 1. Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương do luật định;

 2. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

* Ví dụ:

- HĐND Quyết định quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về: Phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng đất đai, phát triển ngành, xây dựng và phát triển đô thị, nông thôn trong phạm vi quản lý;

- HĐND giám sát việc thực hiện Nghị quyết HĐND và thi hành pháp luật tại địa phương; điều hòa hoạt động của các ban; giữ mối liên hệ với đại biểu; Tổng hợp ý kiến chất vấn của đại biểu và ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để báo cáo tại kỳ họp HĐND.

- Biểu hiện của những chức năng này:

  • HĐND Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương; xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tỉnh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
  • Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.

Câu hỏi 2: 

HĐND ở địa phương gồm các đại biểu HĐND, Thường trực HĐND và các Ban của HĐND.

- Thường trực HĐND gốm Chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch HĐND, Ủy viên.

- Các ban HĐND gồm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Ủy viên.

Câu hỏi 3: 

- Hoạt động của HĐND: 

  • Làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. 
  • Họp thường lệ mỗi năm ít nhất 2 kì và họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất. 
  • Quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức biểu quyết.

- Hoạt động của Hội đồng nhân dân thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu hỏi 4: 

- Chức năng của UBND: 

  • Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương: thực hiện tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về pháp luật và chấp hành pháp luật cho người dân.
  • Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao: 
  • Đánh giá tình hình thực hiện thu, chi ngân sách quận, các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và phương hướng, nhiệm vụ cần thực hiện trong năm tới
  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận yêu cầu các phòng, ban, đơn vị và Uỷ ban nhân dân các phường triển khai các nhiệm vụ: hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng,...

Câu hỏi 5: 

Sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân:

Giải bài 16 Chính quyền địa phương

Câu hỏi 6: 

- Hoạt động của ủy ban nhân dân

  • Uỷ ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân. 
  • Uỷ ban nhân dân họp thường kì mỗi tháng 1 lần và họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất. 
  • Uỷ ban nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng hình thức biểu quyết.

- Hoạt động của Uỷ ban nhân dân thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu hỏi 7: 

-  Bầu cử còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân.

=> Thể hiện ở việc giới thiệu, chọn lựa người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước, tham gia bỏ phiếu theo đúng quy định. Thông qua lá phiếu bầu cử, người dân đã thể hiện tiếng nói, lựa chọn của mình, đóng góp ý kiến vào việc thiết lập bộ máy nhà nước.

- Tổ dân phố có vai trò tuyên truyền, vận động người dân tham gia bỏ phiếu công tâm, đúng quy định, đảm bảo để mỗi công dân hoàn thành quyền và nghĩa vụ bỏ phiếu của mình.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận