Danh mục bài soạn

Giải KTPL 10 chân trời sáng tạo bài 12 Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giải KTPL 10 chân trời sáng tạo bài 12 Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Phần dưới sẽ hướng dẫn giải bài tập và trả lời các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Mở đầu

Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi.

Giải bài 12 Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Em là thành viên của tổ chức nào trong 4 tổ chức nêu trên? Hãy cho biết những hoạt động của một trong các tổ chức trên.

Khám phá

Câu hỏi 1: Em hãy đọc sơ đồ dưới đây và trả lời câu hỏi.

Giải bài 12 Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những cơ quan nào?

- Em có những hiểu biết gì về vị trí của cơ quan đó trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Câu hỏi 2: Em hãy đọc thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi.

Thông tin.

  Chế độ chính trị ở Việt Nam là thể chế chính trị một đảng duy nhất cầm quyền, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân giành độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nước ta không ngừng phát triển, nâng cao vị thế trên thế giới.

  Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Sự thống nhất của các thành viên đa dạng, phong phú về tổ chức, phương thức hoạt động trong hệ thống chính trị đã tạo điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp và tạo ra sự cộng hưởng sức mạnh trong toàn bộ hệ thống. Hệ thống chính trị Việt Nam hình thành trực tiếp từ các tổ chức được thành lập bởi các tầng lớp nhân dân, xuất phát từ lợi ích của chính nhân dân và được duy trì các hoạt động bởi sự tham gia tích cực của nhân dân.

- Tính nhất nguyên chính trị, thống nhất, nhân dân được thể hiện như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?

Trường hợp.

  Trong giờ giải lao, C và D trao đổi về bài vừa học. Cả hai đều có ý kiến trái ngược nhau về hệ thống chính trị Việt Nam. Bạn C cho rằng, đặc điểm hệ thống chính trị nước ta cũng giống như các nước khác. Bạn D thì cho rằng, do những khác biệt về lịch sử, xã hội nên hệ thống chính trị nước ta có những đặc điểm riêng: hệ thống chính trị được xây dựng trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các thành viên trong hệ thống chính trị có địa vị pháp lí vững chắc,...

- Em đồng tình với ý kiến của bạn C hay D? Vì sao?

Câu hỏi 3: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Thông tin.

  Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết, là tối thượng,... bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều là của dân“ Người nhấn mạnh: “Nước ta là một nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân vì dân là chủ... Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là chủ”, theo Người, toàn bộ quyền lực nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân, nhằm phụng sự lợi ích của nhân dân, thừa hành ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam tại Điều 2 cũng khẳng định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

  Sáng ngày 23/ 5/ 2021, cử tri trên mọi miền đất nước nô nức đi bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2021 - 2026, thể hiện tinh thần trách nhiệm, thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của công dân. Thông qua lá phiếu của mình, cử tri thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, chọn ra những người đủ tài, đủ đức, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình.

- Thế nào là nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân?

- Theo em, nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng cách thức nào và thông qua cơ quan, cá nhân nào?

Câu hỏi 4: Em hãy theo dõi các thông tin, tường lợp sau và trả lời câu hồi.

Thông tin.

  Hiến pháp năm 2013 thể chế hoá vai trò lãnh đạo của Đảng tại Điều 4: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”

Trường hợp.

  Xã A là một xã khó khăn thuộc vùng biên giới. Tuy nhiên, với quyết tâm chính trị, sự lãnh đạo của Đảng uỷ xã, sự tham gia của chính quyền xã, các đoàn thể và toàn thể nhân dân xã A đã có sự thay đổi từng ngày. Năm nay, xã chính thức nhận danh hiệu Nông thôn mới, bà con ai cũng có cuộc sống ấm no, mọi người rất vui mừng.

- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội được quy định như thế nào?

- Đảng uỷ xã có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã A?

Câu hỏi 5: Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.

THÔNG TIN 1.

  Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ. Các cơ quan chính quyền là thống nhất, tập trung. Từ Hội đồng nhân dân và Ủy ban Kháng chiến hành chính xã đến Quốc hội và Chính phủ Trung ương, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương, thế là vừa dân chủ, vừa tập trung”.

(Theo Hồ Chí Minh, Dân chủ tập trung, Báo Cứu quốc số 2329, 4/5/1953)

THÔNG TIN 2.

  Điều 8 Hiến pháp năm 2013 có ghi nhận: “1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; 2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chế với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”.

- Em hãy cho biết nguyên tắc tập trung dân chủ là gì?

- Theo em, nguyên tắc tập trung dân chủ được biết hiện như thế nào?

Câu hỏi 6: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi

THÔNG TIN.

  Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân. Nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 tại khoản 3 Điều 4, khoản 1 Điều 8, khoản 3 Điều 9. Điều đó có nghĩa là các cơ quan, tổ chức cá nhân trong hệ thống chính trị, tổ chức và hoạt động phải tôn trọng, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp, pháp luật. Mọi hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của mọi công dân đều bị xử lí theo pháp luật.

- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam được biểu hiện như thế nào?

Câu hỏi 7: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Trường Trung học phổ thông B tổ chức cuộc thi tìm hiểu về “Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” với sự tham gia của nhiều học sinh. Khi lớp 10A1 thảo luận về cuộc thi, bạn A có ý kiến:

- Chúng ta còn quá nhỏ, những vấn đề này rất phức tạp. Là học sinh thì không cần phải quan tâm đến những vấn đề này!

Tuy nhiên, ý kiến trên lại không nhận được sự đồng tình của các bạn, trong đó có bạn C. Bạn C đưa ra ý kiến của mình:

- Mình không đồng ý với A, tìm hiểu về hệ thống chính trị là việc nên làm, vì qua đó, mình có thể đóng góp cho việc xây dựng đất nước bằng những việc làm phù hợp với pháp luật.

Câu hỏi:

- Em ủng hộ ý kiến của bạn A hay bạn C? Vì sao?

- Theo em, học sinh có trách nhiệm gì trong xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị?

 

Luyện tập

Câu hỏi 1: Thảo luận cùng các bạn và cho biết ý kiến của em về các phát biểu sau:

a. Đảng Cộng sản Việt Nam là một cơ quan trong bộ máy nhà nước.

b. Quyền lực của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về Nhân dân lao động.

c. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Nhà nước giữ vai trò quản lí xã hội.

d. Các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị Việt Nam đều hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

đ. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức giữ vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị.

Câu hỏi 2: Em hãy vẽ sơ đồ hệ thống chính trị nước ta từ những tổ chức được gợi ý sau.

- Đảng Cộng sản Việt Nam;                       - Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa      - Hội Cựu chiến binh Việt Nam;

Việt Nam;                                                    - Chính phủ;

- Hội Liên hiệp Phụ nữ;                               - Quốc hội;

- Công đoàn Việt Nam;                                - Toà án nhân dân;

- Hội Nông dân Việt Nam;                           - Mặt trận Tổ quốc.

Câu hỏi 3: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Tình huống 1. Anh A và anh B là bạn bè. Qua mạng xã hội, anh A đã gửi cho anh B những thông tin không chính xác về một số cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.

- Nếu là anh B, em sẽ có ý kiến gì với bạn?

Tình huống 2. Đoàn trường trung học phổ thông phát động cuộc thi tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam nhân kỉ niệm 90 năm thành lập. Bí thư Đoàn trường đã phổ biến thể lệ cuộc thi cho học sinh. T, học sinh lớp 10A1, chia sẻ: “Theo tớ, bạn nào có mục đích đứng trong hàng ngũ thì nên tham gia. Còn tớ không tham gia“ H không đồng ý và đưa ra ý kiến:“Đã là Đoàn viên thì ai cũng phải tham gia“ Cả hai tranh luận khá lâu mà chưa thống nhất ý kiến.

- Nếu em là Bí thư chi đoàn của lớp 10A1, em sẽ làm gì?

 

Vận dụng

Câu hỏi 1: Em hãy tìm hiểu, sưu tầm những hình ảnh về hoạt động của một số tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Câu hỏi 2: Hãy viết 1 bài tuyên truyền về vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở địa phương em.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn giáo dục kinh tế và pháp luật, giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 sách mới bài 12, bài 12 Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải KTPL 10 chân trời sáng tạo bài 12 Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Thanh Thảo CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận