Danh mục bài soạn

Giải KTPL 10 chân trời sáng tạo bài 9 Tín dụng và vai trò của tín dụng

Giải KTPL 10 chân trời sáng tạo bài 9 Tín dụng và vai trò của tín dụng . Phần dưới sẽ hướng dẫn giải bài tập và trả lời các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Mở đầu

Từ những quan sát thực tế, hãy chia sẻ những hiểu biết của em về tín dụng.

Khám phá

Câu hỏi 1: Em hãy đọc những trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

  Ông D có nhu cầu vay tiền ngân hàng để mua nhà ở. Với khả năng tài chính hiện tại, ông chỉ trả được 40% trị giá ngôi nhà. Ông dự định đến ngân hàng để vay 60% số tiền còn lại. Khi xem xét hồ sơ của ông, ngân hàng quyết định cho ông vay 60% số tiền còn lại trong thời hạn 10 năm với lãi suất 8,2 %/năm. Đổi lại, ông phải thế chấp sổ đỏ của ngôi nhà. Trong vòng 10 năm, ông D phải cam kết hoàn trả số tiền lãi và vốn đúng tiến độ thì mới được nhận lại sổ đỏ.

- Ngân hàng đóng vai trò gì trong mối quan hệ vay mượn tiền để mua nhà của ông D? Ngân hàng đã dựa vào những điều kiện gì để quyết định cho ông D vay tiền?

- Vì sao ông D phải cam kết hoàn trả số tiền vay cho ngân hàng đúng tiến độ?

- Theo em, tín dụng là gì?

Câu hỏi 2: Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

  Ngân hàng A tiến hành cho các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh K vay vốn hơn 1 000 tỉ đồng, thời hạn vay ưu đãi lên đến 15 năm với mức lãi suất 7,5%. Trong 15 năm, các doanh nghiệp sẽ cam kết thực hiện đúng các quy định pháp luật về sử dụng tín dụng, phải trả đủ số tiền lãi và vốn khi đến hạn hoàn trả. Đây là một dịch vụ tín dụng phổ biến dựa trên tài sản đảm bảo và uy tín của cá nhân, doanh nghiệp với ngân hàng để giúp duy trì, phát triển tiêu dùng và sản xuất kinh doanh.

- Từ trường hợp trên, em hãy cho biết một số đặc điểm của tín dụng.

- Giải thích vì sao khi sử dụng tín dụng phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi. Cho ví dụ.

Câu hỏi 3: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1.

  Ngân hàng B huy động hơn 2 000 tỉ đồng, phân bổ nguồn vốn này cho các doanh nghiệp trên thị trường. Điều này góp phần phát triển nền kinh tế, giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, bảo đảm an sinh xã hội. Đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành kém phát triển, tín dụng thúc đẩy quá trình phân bổ vốn và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Trường hợp 2.

  Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Ngân hàng A đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp. Trong đó, các biện pháp cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần cung ứng vốn, giúp các doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng. Đồng thời, các biện pháp này cũng giảm bớt chi phí trong quá trình lưu thông sản xuất, giúp cho các doanh nghiệp từng bước phục hồi và phát triển. 

- Theo em, tín dụng đã đóng vai trò gì đối với các doanh nghiệp trong 2 trường hợp trên?

- Vì sao tín dụng có thể đảm bảo nhu cầu về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế?

Câu hỏi 4: Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện yêu cầu.

  Bà G muốn mua một chiếc xe máy 50 phân khối cho con gái. Khi đến cửa hàng bà G được nhân viên bán hàng tư vấn 2 hình thức thanh toán rằng:

- Cô có thể trả trực tiếp một lần bằng tiền mặt hoặc trả góp với lãi suất X%/tháng. Bà G đắn đo:

- Hai hình thức thanh toán này có gì khác nhau vậy cháu?

Nhân viên tư vấn trả lời:

- Thưa cô, nếu chọn thanh toán tiền mặt, thì cô sẽ trả hết một lần và không phát sinh thêm bất kì khoản phí nào. Còn nếu cô trả góp thì cô chỉ cần thanh toán một khoản tiền bằng 30% giá trị của chiếc xe. 70% còn lại sẽ vay tiền ngân hàng. Cô cần trả nợ định kì theo thời gian cam kết và cộng thêm phần tiền lãi cho ngân hàng từng tháng. Bà G băn khoăn vì điều kiện kinh tế gia đình cũng có hạn, không biết nên trả một lần hay trả góp.

Câu hỏi:

- Để có lợi, bà G nên lựa chọn phương thức thanh toán nào là phù hợp?

- Em hãy cho biết việc mua hàng bằng tiền mặt và tín dụng có gì khác nhau. Giải thích vì sao. Cho ví dụ. 

Luyện tập

Câu hỏi 1: Em đồng tình hay không đồng tình với các nhận định dưới đây? Vì sao?

a. Tín dụng là quan hệ mua bán quyền sử dụng vốn với giá cả là lãi suất.

b. Không có sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng. Tín dụng thực chất là tiền mặt chúng ta vay mượn từ ngân hàng để chi tiêu.

c. Tín dụng là quan hệ vay mượn tiền bạc trên quy tắc hoàn trả vô thời hạn.

d. Tín dụng là quan hệ vay vốn trên cơ sở tín nhiệm giữa bên cho vay và bên đi vay.

đ. Có sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng. Sự chênh lệch đó gồm tiền lãi, tiền vốn và chi phí phát sinh do quá hạn hoàn trả.

e. Tín dụng là sự trao đổi các tài sản hiện có để nhận các tài sản cùng loại.

Câu hỏi 2: Em hãy đọc các trường hợp sau và xác định đặc điểm, vai trò của tín dụng.

Trường hợp 1.

  Anh H vay tiền của chị K để mua xe máy và cam kết trả trong 6 tháng. Tuy nhiên, việc kinh doanh của anh H gặp sự cố nên không thể trả nợ đúng thời hạn. Anh quyết định dọn về quê sinh sống nhằm trốn nợ chị K.

Trường hợp 2.

  Ngân hàng A huy động hơn 2 000 tỉ đồng để phân bổ nguồn vốn tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng chủ đạo của Việt Nam như: gạo, cà phê, dệt may,... Điều này đã giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng nền kinh tế. Bên cạnh đó, còn tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội cho nhiều người dân.

Câu hỏi 3: Em hãy đọc các tình huống sau và thực hiện yêu cầu.

Tình huống 1.

Anh K muốn vay gói tín dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên đến trường của Ngân hàng Chính sách xã hội. K thắc mắc và hỏi cô giáo chủ nhiệm. Cô tư vấn rằng:

- Khi em vay tín dụng hỗ trợ học sinh đến trường, mức cho vay tối đa là 2,5 triệu đồng/tháng/học sinh. Lãi suất cho vay ưu đãi là 0,65 %/tháng. Thời hạn vay cam kết với ngân hàng là 24 tháng. 

Anh K hỏi: 

- Cô ơi, vậy em có thể trả nợ khoản vay sớm hơn được không ạ?

Tình huống 2. 

Vì muốn mua chiếc điện thoại thông minh đời mới, D được chị K, một người quen trong xóm tư vấn:

- Chị biết có cách vay tiền này thủ tục rất đơn giản. Em chỉ cần chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân. Lãi suất vay là 15%/tháng.

D khá đắn đo và hỏi:

- Cách đấy có an toàn không ạ? Em sợ phải vay nóng và trả nợ với số tiền lãi cao låm a!

Chị K vui vẻ đáp:

- Bạn của chị cho vay rất an toàn và chuyên nghiệp. Nếu em sợ, bạn chị sẽ hỗ trợ em làm giấy vay tiền.

D trả lời:

– Ôi tuyệt quá chị à! Chị hướng dẫn em nhé!

Khi vay tín dụng, D cam kết sẽ trả trong 1 năm với số tiền vay mượn là 1 triệu đồng. Lúc đó, D không hề hay biết, mình đã bị sập bẫy tín dụng đen.

Câu hỏi:

- Tìm sự chênh lệch giữa việc sử dụng tiền mặt và mua tín dụng trong 2 trường.

- Tính tổng số tiền phải hoàn trả (bao gồm tiền nợ gốc và tiền lãi) của K và D.

- Em hãy giúp K và D xử lí tình huống.

Vận dụng

Câu hỏi 1: Em hãy thiết kế cẩm nang giới thiệu về khái niệm, đặc điểm, vai trò của tín dụng.

Câu hỏi 2: Em hãy viết bài thuyết trình về ý nghĩa của chính sách hỗ trợ tín dụng học sinh, sinh viên.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn giáo dục kinh tế và pháp luật, giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 sách mới bài 9, bài 9 Tín dụng và vai trò của tín dụng
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải KTPL 10 chân trời sáng tạo bài 9 Tín dụng và vai trò của tín dụng . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Thanh Thảo CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận