Danh mục bài soạn

KHOA HỌC XÃ HỘI 8 - TẬP 1

Soạn bài 1: Biển đảo Việt Nam
Soạn bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu – Mĩ thế kỉ XVII – XVIII
Soạn bài 3: Cách mạng công nghiệp
Soạn bài 4: Các nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Soạn bài 5: Các nước châu Á trước nguy cơ xâm lược từ các nước tư bản phương Tây
Soạn bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
Soạn bài 7: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
Soạn bài 8: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Soạn bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Nước Nga – Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941
Soạn bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Soạn bài 11: Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và văn hóa thế giới (thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XX)
Soạn bài 12: Tự nhiên châu Á
Soạn bài 13: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
Soạn bài 14: Kinh tế châu Á
Soạn bài 15: Khu vực Tây Nam Á và Nam Á

KHOA HỌC XÃ HỘI 8 - TẬP 2

 

Em biết gì về tình hình thế giới nói chung và tình hình các nước tư bản chủ nghĩa nói riêng trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)?

A. Hoạt động khởi động

  • Em biết gì về tình hình thế giới nói chung và tình hình các nước tư bản chủ nghĩa nói riêng trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)?
  • Em biết gì về các nhân vật lịch sử trong các hình 1, 2 và ảnh hưởng của họ đối với lịch sử?

Cách làm cho bạn:

Tình hình thế giới nói chung và tình hình các nước tư bản chủ nghĩa nói riêng trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939):

  • Trật tự thế giới mới được thiết lập theo hòa ước Vecxai - Oasinhtơn.
  • Cách mạng ở các nước tư bản đạt cao trào vào những năm 1918 - 1922.
  • Quốc tế Cộng sản ra đời.
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ vào những năm 1923 – 1933.
  • Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh bùng nổ.

Các nhân vật lịch sử trong hình 1, hình 2 và ảnh hưởng của họ đối với lịch sử:

Hình 1:

Tổng thống Đức Hin-đen-bua được ca ngợi là người anh hùng của trận Tannenberg, là hiện thân của những phẩm chất cao đẹp của dân tộc Phổ xưa, là kỷ luật, đạo đức, tư cách đáng trọng và ngăn nắp. Mặc dù đã 84 tuổi và có sức khỏe không tốt, Hindenburg phải tiếp tục tham gia bầu cử vào năm 1932 như là sự lựa chọn duy nhất để có thể ngăn cản sự trỗi dậy của Hít-le. Trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, ông đã làm tất cả những gì có thể để hạn chế đảng Quốc xã mở rộng ảnh hưởng, nhưng cuối cùng ông cũng không còn sự lựa chọn nào khi buộc phải chỉ định Hít-le vào chức vụ Thủ tướng vào tháng Giêng 1933. 

Hít-le là người Đức gốc Áo, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa. Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Hitler được bầu làm Thủ tướng và sau khi lên nắm quyền, Hitler đã đàn áp các phe phản đối và xây dựng một nền thống trị độc tài. Nhiều nhân vật của phe chống đối bị xử tử mà không cần xét xử. Trong vài năm trước Chiến tranh thế giới thứ hai, sự thống trị của Hitler đã được đại đa số người Đức ủng hộ nhiệt tình, vì đã giảm bớt thất nghiệp, nền kinh tế được phục hồi và họ tin rằng ông ta sẽ thay đổi cả nước Đức. Sau đó, Hitler đã đưa nước Đức vào con đường xâm lược bên ngoài, dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9 năm 1939. 

Hình 2:

Phran-kin Ru-dơ-ven là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 32 và là một khuôn mặt trung tâm của các sự kiện thế giới trong giữa thế kỷ XX. Là tổng thống Hoa Kỳ duy nhất được bầu hơn hai nhiệm kỳ, ông tạo ra một liên minh bền vững giúp tái tổ chức nền chính trị Hoa Kỳ trong nhiều thập niên.  Phran-kin Ru-dơ-ven đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm 1932 ở thời điểm tệ hại nhất của cuộc Đại khủng hoảng. Chính nhờ vào chủ nghĩa lạc quan và sự năng nổ hoạt động của ông đã làm cho tinh thần quốc gia sống dậy.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận