Danh mục bài soạn

KHOA HỌC XÃ HỘI 8 - TẬP 1

Soạn bài 1: Biển đảo Việt Nam
Soạn bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu – Mĩ thế kỉ XVII – XVIII
Soạn bài 3: Cách mạng công nghiệp
Soạn bài 4: Các nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Soạn bài 5: Các nước châu Á trước nguy cơ xâm lược từ các nước tư bản phương Tây
Soạn bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
Soạn bài 7: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
Soạn bài 8: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Soạn bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Nước Nga – Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941
Soạn bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Soạn bài 11: Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và văn hóa thế giới (thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XX)
Soạn bài 12: Tự nhiên châu Á
Soạn bài 13: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
Soạn bài 14: Kinh tế châu Á
Soạn bài 15: Khu vực Tây Nam Á và Nam Á

KHOA HỌC XÃ HỘI 8 - TẬP 2

 

Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy: Cho biết kinh tế nước Mĩ phát triển như thế nào trong những năm 20 của thế kỷ XX và nguyên nhân của sự phát triển đó.

II. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

1. Tình hình nước Mĩ trong những năm 20 của thế kỷ XX

Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

  • Cho biết kinh tế nước Mĩ phát triển như thế nào trong những năm 20 của thế kỷ XX và nguyên nhân của sự phát triển đó.
  • So sánh các hình 8, 9, 10 với hình 11 và nêu cảm nhận của em về những nét tương phản trong đời sống xã hội nước Mĩ.

Cách làm cho bạn:

Kinh tế nước Mĩ trong những năm 20 của thế kỷ XX:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế nước Mĩ phát triển mạnh mẽ. Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 và trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

- Về công nghiệp:

  • Trong những năm 1923-1929, sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng 69%.
  • Năm 1928, vượt quá sản lượng của toàn Châu Âu và chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
  • Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép,…

- Về tài chính: Mĩ nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới.

- Hạn chế: Sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng. Chính điều này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.

Những nét tương phản trong đời sống xã hội nước Mĩ:

  • Trong khi ba hình 8, 9, 10 thể hiện sự giàu có, phồn vinh của nước Mĩ thì hình 11 “Nhà ở của người lao động Mĩ trong những năm 20 của thế kỉ XX” lại cho thấy sự nghèo khổ của những người lao động Mĩ. Họ phải sinh sống trong những căn nhà ổ chuột chật hẹp, lụp xụp, tạm bợ.
  • Qua bốn bước hình này, ta thấy nền kinh tế Mĩ có sự phát triển phồn vinh. Tuy nhiên, cùng với đó là sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc, nhân dân lao động Mĩ không hề được hưởng những thành tựu đó. Đây là kết quả phát triển tất yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận